MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA ĐÔNG 2 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động này thể hiện trong 4 hoạt động tương ứng với bốn kĩ năng: đọc, viết, nghe và nói. Tập đọc là phân môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết, phân môn Tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài.
Thông qua bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài giúp cho học sinh hiểu biết thêm về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa của hành động, việc làm….) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Các quá trình đọc, đọc hiểu có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua phân môn Tập đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Qua đó có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em.
Thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu giải pháp “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hòa Đông 2 học tốt phân môn Tập đọc”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng
Giáo viên cho rằng dạy Tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy Tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế, giáo viên còn dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc. Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế.
Thực tế dạy trên lớp tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. Học sinh học bài một cách thụ động, các em học một cách bắt buộc, chỉ có những học sinh hoàn thanh tốt mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp.
Một số em chưa thật sự chú trọng đến việc học nên các em không cố gắng trong học tập.
Trong giờ học, các em còn lơ là, chưa chú ý đến lời yêu cầu của bạn hướng dẫn.
Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều. 
Phụ huynh chưa dành thời gian quan tâm các em nhiều. Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà.
Nhận thấy được các vấn đề bản thân đã đề ra các giải pháp cơ bản sau: luyện đọc đúng, luyện đọc hiểu, luyện đọc diễn cảm, hướng dẫn tìm hiểu bài.
Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1: Luyện đọc đúng
Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng; thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu đọc đi đọc lại các tiếng còn đọc sai. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt hơi đúng chỗ, đọc đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được tách một từ ra làm hai. Các em học sinh lớp 5 đã có kinh nghiệm đọc ngắt nghỉ ở các lớp trước nên giáo viên chỉ cần củng cố, hệ thống lại. Đồng thời giúp các em dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng trong từng câu, từng bài. Việc ngắt hơi cũng cần phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở
nguon VI OLET