ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đề tài:  TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC

                TIẾNG ANH CHO HỌC
                 SINH QUA MÔ HÌNH
                 KHÔNG GIAN ANH NGỮ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        Tác giả: Lê Thị Ngọc Nữ

        GV môn: Tiếng Anh

        Năm học: 2012-2013

 

 

 

1

 


PHỤ LỤC

 

A. Phần mở đầu                      Trang              I. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .              4

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  5

  1.   Mục đích            5
  2.   Phương pháp nghiên cứu          5

 III. Giới hạn của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  5

IV. Các giả thiết nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  5

V. Cơ sở lý luận và thực tiễn

1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn

VI. Kế hoạch thực hiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  6

 

B. Phần nội dung

I. Thực trạng và những mâu thuẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

1. Thực trạng chung            6

2. Khả năng Anh ngữ của học sinh và và những mâu thuẫn       10

II.Các biện pháp giải quyết vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  11

1. Mô hình không gian Anh ngữ         11

a. Cơ sở vật chất

b. Mô hình không gian Anh ngữ

2. Hoạt động đặc trưng chuyên môn        14

a. Khái niệm hoạt động đặc trưng

b. Đặc điểm hoạt động đặc trưng

c. Hoạt động đặc trưng          15

III. Hiệu quả áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

 

1

 


 

C. Kết luận            21

I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  

II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

III. Đề xuất, kiến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu tham khảo          22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


 

  1.  Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài

Trải qua gần bốn năm làm việc và giảng dạy tiếng Anh ở trường THPT Bà Rịa, tôi nhận thấy rằng học lực ở bộ môn tiếng Anh của học sinh còn rất yếu, đặc biệt là khả năng nghe, nói tiếng Anh của học sinh. Đó là một thực tế không lấy gì làm hãnh diện nhưng cũng không thể nào phủ nhận được.

Đâu là nguyên nhân của sự yếu kém này?

Giao tiếp – nghĩa là phải bao gồm cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Muốn giao tiếp tốt bất kỳ ngôn ngữ nào thì cách tốt nhất chúng ta phải sống trong môi trường ngôn ngữ đó. Và dĩ Anh văn không phải là ngoại lệ, và tiếng Anh chỉ là một ngoại ở nước ta nên thật khó cho học sinh để có một môi trường Anh ngữ thực tế để áp dụng.

Vậy việc dạy và học Anh văn hiện tại đã thích hợp chưa? Và rõ ràng kết quả học tập không đạt như thế không phải hoàn toàn là lỗi của học sinh. Theo nghiên cứu, tìm hiểu tôi thấy có ba nguyên nhân chính như sau:

-         Học sinh chưa chủ động trong học tập

-         Học sinh không có môi trường thực tập

-         Phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá chưa phù hợp

Do không có nhiều thời gian nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu và tìm giải pháp cho nguyên nhân thứ hai ( Học sinh không có môi trường thực tập) . Chính vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài : “TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH QUA MÔ HÌNH KHÔNG GIAN ANH NGỮ

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

  1. Mục đích

-         Tạo không gian Anh ngữ và một số hoạt động chuyên môn.

-         Tạo môi trường cho học sinh đưa kiến thức môn học áp dụng vào thực tế, giúp học sinh có được khả năng phản xạ tốt, gây hứng thú trong học tập.

-         Tạo cho giáo viên và học sinh môi trường dạy và học thoải mái và thiết thực

  2. Phương pháp nghiên cứu

1

 


Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

-         Phương pháp phỏng vấn, điều tra

Lập phiếu điều tra, thu thập dữ liệu về kiến thức cơ bản của học sinh về môn học, khả năng ứng dụng thực tế, động lực cho việc học tiếng Anh.

-         Phương pháp thực nghiệm

Trang trí phòng chức năng và tổ chức các hoạt động chuyên môn, đơn giản hóa hoạt động vào bài học

-         Phương pháp quan sát

Quan sát học sinh qua quá trính thử nghiệm từ đó phân tích, tổng hợp kết quả

 

III. Giới hạn của đề tài

 - Đề tài chỉ thực hiện thử nghiệm ở một lớp qua lựa chọn ngẫu nhiên

- Đề xuất BGH để tạo không gian Anh ngữ ngay trong phòng Lab

 

IV. Các giả thiết nghiên cứu

Xây dựng không gian Anh ngữ sẽ đáp ứng nhu cầu người học và nâng cao chất lượng trong việc dạy và học

V. Cơ sở lý luận và thực tiễn

1. Cơ sở lý luận

Trong thời kỳ phát triển kinh tế, đặc biệt là giai đoạn hội nhập thương mại quốc tế, cụ thể là tiếng Anh đã và đang là công cụ giao tiếp quốc tế đắc lực giúp Việt Nam hòa nhập với môi trường kinh tế chung toàn cầu.

 Việc học tiếng Anh đã và được nhân rộng từ bậc tiểu học cho đến bậc đại học và sau đại học, từ nông thôn cho đến thành thị…  Tuy nhiên, hiệu quả đạt được từ các chương trình đào tạo chưa cao bởi một số nguyên nhân chính như sau: giữa lý thuyết và thực hành không có sự cân đối, các phương pháp giảng dạy chưa có sự nhất quán cao và phương tiện học tập thiếu thốn.

 Những tài liệu cho chúng ta thấy những khó khăn trong việc thực hiện PPGT (phương pháp giao tiếp) không chỉ diễn ra với Việt Nam. Những khó khăn này là những thách thức mang tính phổ biến đối với việc giảng dạy tiếng anh ở các nước châu Á bắt nguồn từ việc người học không tham gia các hoạt động giao tiếp trong lớp và thiếu động cơ thôi thúc học những kỹ năng giao tiếp, chương trình đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu, và hệ thống giáo dục chưa giải quyết được tình trạng lớp có sỉ số quá đông và sự thiếu nhất quán giữa dạy học và thi cử. Với cái nhìn được mở rộng trong bối cảnh bao quát hơn, ta thấy được rằng những khó khăn này vượt quá tầm giải quyết cá nhân người giáo viên dạy ngoại ngữ. Thực sự, những vấn đề này phải đươc đưa vào xem xét trong kế hoạch phát triển quốc gia của các nước Châu Á để có thể xây dựng một nề tảng tiếng Anh phù hợp làm cơ sở cho khả năng hội nhập xu hướng toàn cầu hóa thế giới hiện nay. Khả năng hội nhập này không chỉ mang lại những tiếng bộ về khoa học kỹ thuật và phát triển về kinh tế mà còn mang lại rất nhiều ích lợi về phát triển văn hóa, giáo dục và con người.

1

 


 2. Cơ sở thực tiễn

Hiện ở trường THPT Bà Rịa, việc dạy tiếng Anh cho học sinh đã và đang được đầu tư về chất lượng. Học sinh được tạo điều kiện tiếp xúc với các thiết bị học tập hiện đại dành cho việc học ngoại ngữ chẳng hạn hệ thống phòng lab, máy chiếu . . . Tuy vậy, thực tế cho thấy học sinh vẫn chưa có một môi trường hoàn hảo để năng cao khả năng sử dụng tiếng Anh

VI. Kế hoạch thực hiện

Thời gian thực hiện từ giữa tháng 2/ 2012 đến cuối tháng 1/ 2013

( Đề tài cần được sự hổ trợ của Thầy, Cô trong tổ ngoại ngữ trong quá trình thực nghiệm và đặc biệt là rất cần sự tạo điều kiện của BGH trường THPT Bà Rịa)

  1.  Phần nội dung
    1. Thực trạng và những mâu thuẫn
    1. Thực trạng chung

Học tiếng Anh ở phổ thông: Kết quả = …0!

Mục tiêu đầu tiên của việc học ngoại ngữ là để có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ đó. Thế nhưng, sau bảy năm học tiếng Anh ở bậc phổ thông với biết bao thời gian và công sức, kết quả thu được gần như chỉ là con số 0 vì đại đa số học sinh (HS) không thể nghe, nói, đọc, viết.

1

 


Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trong một giờ học tiếng Anh


Đọc thì được, hiểu thì không!

Ông Phạm Thanh Tâm - Hiệu trưởng Trường THPT Hồng Đức (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tiết lộ: để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp 2012 sắp diễn ra, ông đã nhiều lần kiểm tra khả năng tiếng Anh của HS lớp 12 dựa trên bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Kết quả cho thấy: khả năng “nghe nói” là quá kém và không còn gì phải bàn cãi. Hiếm HS có thể nói được tiếng Anh với nhau về những sinh hoạt bình thường  trong cuộc sống. Hai kỹ năng “đọc viết” của học sinh cũng hỏng.

 “HS có thể “đọc” (chưa nói là đọc đúng) hết một trang sách, nhưng lại không hiểu nội dung nói gì và không thể tóm lược nội dung ấy. Như thế thì chưa phải là đã đọc được”, ông Tâm khẳng định.

   Cách đây chưa lâu, một nghiên cứu của Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM về thực trạng giao tiếp qua dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông tại TP.HCM cũng cho kết quả rất bi quan: sau khi học hết THCS (lớp 9), HS chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên tuổi, chứ không thể “kể lại được một câu huyện khoảng 100 từ” như chương trình đòi hỏi.

 Ở bậc THPT (lớp 12), với câu hỏi: “Có bao nhiêu phần trăm HS yếu kém kỹ năng nghe nói?”, “đáp số” ở HS là 78%, ở giáo viên (GV) là 70%, ở cán bộ quản lý là 73% và ở phụ huynh HS là 75%. Vào cuối năm 2011, theo kết quả đánh giá của các tổ chức như Hội đồng Anh, Trung tâm giáo dục Apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì HS Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả

1

 


năng đọc và viết, nhưng lại xếp thứ 18/20 về khả năng nghe nói.

Nguyên nhân thì nhiều, nhưng theo ông Cao Huy Thảo - Hiệu trưởng Trường THPT Việt - Úc (Q.Phú Nhuận), nguyên Phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), nhiều năm là GV dạy môn tiếng Anh bậc THPT - thì có thể kể đến các yếu tố như chương trình, điều kiện dạy và học, đội ngũ GV và phương pháp đánh giá . . .

Dù đã được biên soạn theo hướng giao tiếp với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, nhưng theo ông Trần Đình Nguyễn Lữ - chuyên viên tiếng Anh của Sở GD-ĐT TP.HCM thì chương trình môn tiếng Anh hiện vẫn chưa thực sự hiện đại, còn thiếu thời gian để chuyển tải, mức độ cập nhật không cao và vẫn rơi vào tình trạng người lớn buộc trẻ con học theo cách nghĩ của mình.


Theo các chuyên gia giáo dục, ngoại ngữ là môn dạy kỹ năng, nên đòi hỏi phải được rèn luyện nhiều, nghĩa là phải tổ chức nhiều hoạt động trong giờ học. Muốn thế, môi trường học tập (phòng học) phải có sự tách biệt để các hoạt động không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, phải có nhiều thời gian để thực hành, sĩ số không quá lớn để GV có thể giao tiếp được với tất cả HS, và quan trọng hơn cả là GV phải có kỹ năng nghe nói tốt.

Thế nhưng, bà Lê Thúy Hòa - Hiệu trưởng Trường THPT Thái Bình cho biết: những năm mới mở trường, bà phải tuyển nhiều GV dạy tiếng Anh. Các ứng viên đều tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh, thậm chí tốt nghiệp khá giỏi, lại từng dạy tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ, nhưng khi có khách nước ngoài, trường nhờ một cô giỏi nhất lên làm phiên dịch thì cô không dịch nổi. Mới đây, trường có nhờ một GV khá nhất để tiếp người của một tổ chức quốc tế đến giúp trường nâng chất lượng giảng dạy tiếng Anh nhưng cô này cũng không tự tin.

Khảo sát năng lực của đội ngũ GV tiếng Anh theo chuẩn châu Âu mới đây của một số địa phương đã cho kết quả giật mình. Theo thống kê chung, số GV tiếng Anh của tỉnh Hải Dương đạt chuẩn là 14% ở THCS và 4% ở THPT. Tại TP.HCM, dù kết quả khảo sát không được công bố chính thức, nhưng theo nguồn tin chúng tôi nắm được, nếu đúng chuẩn: GV có trình độ B2 mới được dạy THCS và trình độ C1 mới được dạy THPT thì tỷ lệ đạt chỉ là 5%, còn nếu “du di”: B2 có thể dạy THPT và B1 có thể dạy THCS thì tỷ lệ đạt là 15%. Với chất lượng đội ngũ như thế, sẽ rất gay go nếu chuyển hướng dạy tiếng Anh giao tiếp!

1

 

nguon VI OLET