SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG

TRƯỜNG THPT SƠN NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

(Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”)

 

A-PHẦN MỞ ĐẦU:

 

I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1/ Lý do khách quan:

Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong họat động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức họat động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII đã khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”

Luật Giáo dục, điều 24.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Chỉ thị số 47/2008/CT-BGD-ĐT của Bộ GDĐT ngày 13/3/2008 với chủ đề: Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo môn Vật lý ở trường trung học phổ thông (THPT) cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng vận dụng các kiến thức Vật lý để giải thích những hiện tượng Vật lý đơn giản, những ứng dụng trong đời sống, kỹ năng quan sát. Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lý còn có một sắc thái riêng, phải huớng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề Vật lý trong thực tế. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý cũng không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT.

    Thực hiện  Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013 với ba vấn đề (mỗi trường học đều có nhà vệ sinh và tổ chức cho học sinh làm nhà vệ sinh, mỗi nhà trường nhận chăm sóc và phát huy giá trị di tích VHLSCM, lựa chọn và đưa trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học). Đoàn thanh niên cũng góp sức xây dựng tuyên truyền phong trào này. Vì vậy việc tổ chức cho Đoàn viên làm nhà vệ sinh, thăm hỏi gia đình các học sinh nghèo, gia đình có công với cách mạng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ở khu vực cụm Sơn Nam, là rất quan trọng để góp phần xây dựng phong trào này.

2/ Lý do chủ quan :

Bản thân là giáo viên dạy môn Vật lý cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý là vấn đề cần thiết trong việc tổ chức học nhóm cho HS nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình công các tại trường tôi thường xuyên được tập huấn về việc đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi được học về nghiệp vụ phụ trách và sử dụng thiết bị dạy học trong trường THPT. Qua việc nghiên cứu giảng dạy trên lớp cũng như những kinh nghiệm của giáo viên khác nhằm đưa ra những phương pháp thích hợp trong việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong giờ Vật lý.

Ngoài công tác giảng dạy môn Vật lý tôi còn làm phó bí thư Đoàn trường với lực lượng là 1100 Đoàn viên, xác định đây là độ ngũ nòng cốt thực hiện các hoạt động trong nhà trường được đẩy mạnh chất lượng học tập cũng như công tác xã hội, cho nên là Đoàn viên việc phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là rất quan trọng.

Xuất phất từ những lý do nêu trên và từ tình hình thực tế của việc dạy và học Vật lý ở trường THPT Sơn Nam với trách nhiệm là một phó bí thư Đoàn trường tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý (Phần Điện học) - hỗ trợ,giúp đỡ, chăm sóc di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu (chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã Tuân Lộ ) để tìm hiểu và đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và cũng nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân để việc giảng dạy môn Vật lý và làm công tác phong trào được tốt hơn trong việc đổi mới PPDH - "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"  ở trường THPT nơi tôi công tác.

II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Nghiên cứu việc làm thí nghiệm Vật lý - "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức,  từ đó học sinh nắm chắc kiến thức hơn, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo môi trường giáo dục toàn diện và thân thiện - tích cực.

III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

- Việc làm thí nghiệm Vật lý, xây dựng hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.

- Phát động phong trào" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", xây dựng bộ máy làm việc của BCH Đoàn - Chi Đoàn một cách khoa học, nghiêm túc để các học sinh thực hiện nề nếp theo nội quy nhà trường. Xây dựng kế hoạch thăm hỏi gia đình học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn,  gia đình chính sách và công tác đền ơn đáp nghĩa (nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ xã Tuân Lộ - huyện Sơn Dương )

IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:

- Việc làm thí nghiệm Vật lý

Giáo viên giảng dạy môn Vật lý khối lớp 11,12

Học sinh khối 11,12.

Thái độ học của học sinh trong khi làm thí nghiệm Vật lý.

Chương trình sách giáo khoa lớp 11, 12 .

Hệ thống các bài thí nghiệm  về điện trong giờ Vật lý.

- Phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

 Chi Đoàn giáo viên.

 Các chi Đoàn học sinh ở các khối lớp.

 Danh sách các hộ học sinh nghèo, gia đình có công với cách mạng.

Hệ thống các nghĩa trang liệt sĩ ở khu vực cụm Sơn Nam.

 

V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

I/ Đối với việc làm thí nghiệm Vật lý.

1. Phương pháp nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa Vật lý và tài liệu liên quan .

a.Mục đích :

Hệ thống các thí nghiêm.

Tiến hành xây dựng hệ thống thí nghiệm.

b.Tài liệu :

Sách giáo khoa vật lý.

Bảng phân phối chương trình Vật lý.

Sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo .

c. Cách tiến hành :

Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: sách giáo khoa Vật lý,  các bài học có làm thí nghiệm.

Cần nghiên cứu kỹ kiến thức khi làm thí nghiệm.

2.Phương pháp trò chuyện phỏng vấn :

a.Mục đích :

Tìm hiểu tình hình học và làm thí nghiệm Vật lý của học sinh.

Những khó khăn và thuận lợi khi xây dựng làm thí nghiệm phần điện học.

b.Đối tượng :

Giáo viên bộ môn.

Học sinh khối 11,12.

c.Nội dung :

Đặt câu hỏi để tìm hiểu việc làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh.

d.Cách tiến hành :

Xác định mục đích và đối tượng cần trò chuyện .

Xây dựng bảng hệ thống câu hỏi phỏng vấn ( xem phần phụ lục ).

Thực hiện phỏng vấn – ghi nhận kết quả .

3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động :

a.Mục đích :

Nắm được thực trạng việc tổ chức làm thí nghiệm Vật lý của giáo viên và của học sinh

b.Đối tượng :

Giáo án của giáo viên .

Kế hoạch giảng dạy của giáo viên .

c.Cách tiến hành :

Xác định mục đích yêu cầu . 

Liệt kê những sản phẩm cần nghiên cứu .

Mô tả có phê phán lại quá trình hoạt động đưa đến sản phẩm đó .

4.Phương pháp quan sát :

a.Mục đích :

Nắm được phương pháp giảng dạy của giáo viên .

Nắm được tinh thần thái độ học tập của học sinh .

b.Nội dung :

Quan sát cách dạy của giáo viên .

Quan sát cách làm thí nghiệm của học sinh .

Quan sát tất cả các hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh khi làm thí nghiệm.

c.Cách tiến hành :

Chuẩn bị mục đích, nội dung, cách quan sát và tiêu chuẩn đánh giá .

Sau khi quan sát cần ghi chép kết quả và có sự thống nhất của những người cùng quan sát .

Tóm lại :

Qua việc nghiên cứu bằng các phương pháp nêu trên, ta cần rút ra những kinh nghiệm tiên tiến và tìm ra những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ của vấn đề .

 

II/ Phát động phong trào"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

1. Nghiên cứu công văn chỉ đạo và tài liệu liên quan .

a.Mục đích :

Hệ thống các công việc.

Tiến hành sắp xếp và xây dựng hệ thống công việc .

b.Tài liệu :

Công văn chỉ đạo của cấp trên.

Lập bảng thứ tự công việc trong năm học.

Sách bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn, sách tham khảo .

c. Cách tiến hành :

Thu thập các tư liệu có liên quan đến công việc: Sách bồi dưỡng nghiệp vụ, công văn có liên quan đến chương trình hoạt động.

Cần nghiên cứu kỹ các công văn và phân công chỉ đạo các chi Đoàn hoạt động.

2. Tổ chức hoạt động phong trào:

a.Mục đích :

Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn thể mỹ, công tác thăm hỏi - chăm sóc - giúp   đỡ có hiệu quả và thành công.

Nhận ra được những khó khăn và thuận lợi khi làm phong trào.

b.Đối tượng :

Chi Đoàn giáo viên.

Các chi Đoàn học sinh.

Cộng tác các tổ chức khác (hội thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn địa phương)

c.Nội dung :

Nghiên cứu hình thức tổ chức, tuyên truyền và kinh phí  làm phong trào của các chi Đoàn .

d.Cách tiến hành :

Xác định công việc cần làm, đối tượng cần giúp đỡ, thăm hỏi, chăm sóc.

Xây dựng bảng phân công và thứ tự công việc hoạt động .

Phối hợp với Đoàn xã nơi có đối tượng chăm sóc, thăm hỏi.

Thực hiện công việc, giám sát chỉ đạo công việc.

 

B-PHẦN NỘI DUNG:

Đối với việc làm thí nghiệm Vật lý.

 

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN:

- Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Môn Vật lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại giữa các môn khác. Việc tổ chức dạy học Vật lý THPT cần rèn luyện cho học sinh đạt được:

- Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết.

- Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản.

- Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và các dữ liệu thu được từ các quan sát hoặc thí nghiệm.

- Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý đơn giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống

- Khả năng đề xuất các dự đóan hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng vật lý.

- Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thiết đã đề ra.

- Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ vật lý.

- Khối lượng nội dung của tiết học Vật lý được tính toán để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu sau:

- Tạo điều kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tựơng vật lý.

- Tạo điều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu.

- Tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm,  thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết.

- Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp.

 

 

CHƯƠNG IICÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG LÀM THÍ NGHIỆM:

Tổ chức HS làm thí nghiệm Vật lý chủ yếu trong các hoạt động nhóm, nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản, kĩ năng phân tích và xử lí các thông tin, các dữ liệu thu được từ thí nghiệm.

Qua thí nghiệm học sinh có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong thực hành thí nghiệm.

Làm thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong nhiều giờ học Vật lý. Khi làm thí nghiệm thành công thì HS cơ bản đã nắm được kiến thức, nội dung của bài học. Muốn làm thí nghiệm thành công cũng không phải chuyện dễ vì môn Vật lý có nhiều thí nghiệm, mỗi bài học có một kiểu thí nghiệm khác nhau. Giáo viên phải suy nghĩ xem mình phải chuẩn bị những gì cho thí nghiệm ở bài học này và những gì cho thí nghiệm ở bài học khác, nhưng tổ chức cho HS làm thí nghiệm ở những bài học khác nhau cũng có những đặc điểm chung:

  1. Chuẩn bị:

 + HS: tổ chức HS làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có thể chia lớp thành 4 6 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm …. Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể.

 + GV phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Vẽ hình sẵn nếu cần thiết.

  1. Giới thiệu đồ dùng: GV giới thiệu và cách sử dụng từng đồ dùng có trong thí nghiệm hoặc qua hình vẽ HS nêu được các đồ dùng cần thiết trong thí nghiệm hoặc HS có thể tự đề xuất phương án làm thí nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó.
  2. Giáo viên có thể làm mẫu cho HS xem: có những thí nghiệm tương đối khó thực hiện, GV có thể làm trước cho HS xem trước các bước hoặc có những đồ dùng các em chưa từng thực hiện thì GV cũng có thể thao tác cho HS thấy.
  3. Tiến hành thí nghiệm: các nhóm HS đồng loạt tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã phân công trong nhóm.
  4. Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả: sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong (có thể trong quá trình thí nghiệm) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà GV đã hướng dẫn trước đó.
  5. Lớp thảo luận thống nhất: sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm GV cho cả lớp cùng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thhực hiện được.

rong những bài thí nghiệm ở phần Điện học trình tự tiến hành thí nghiệm như trên tuy nhiên nó cũng có những đặc thù riêng của phần Điện học, cụ thể:

- Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện, đồ dùng (nên soạn riêng từng mâm cho mỗi nhóm)

- Vẽ hình mạch điện lên bảng phụ, yêu cầu HS cho biết công dụng và cách mắc từng bộ phận trong sơ đồ mạch điện

- Dựa vào mạch điện, hướng dẫn từng bước cho HS mắc mạch điện theo sơ đồ.

- Chú ý đặt các dây dẫn điện phải liên tục để dễ quan sát (hạn chế đan chéo nhau)

- GV nhắc HS trong khi ráp mạch điện phải để khóa K hở. Sau khi nhóm nào báo ráp xong, GV đến kiểm tra  cho HS đóng khóa K.

- Nếu nhóm nào khi đóng khóa K mà thấy kim của các dụng cụ quay ngược lại thì lập tức ngắt khóa k và kiểm tra,  đổi cực ở hai chốt của dụng cụ.

- HS biết đọc các số chỉ thị trên mặt đồng hồ đo,  giá trị một khoảng chia ( đối với những loại vôn kế hoặc ampe kế có 2 thang đo thì phải đọc thang trên hay thang dưới)

- GV phải biết cần cho HS mắc vôn kế và ampe kế với thang đo như thế nào để không hỏng dụng cụ.

- Nên theo dõi thí nghiệm ở các nhóm để có thể giúp các em thực hành đúng động tác và nhất là đọc đúng số chỉ của các dụng cụ đo.

- Cần bố trí thêm một bộ dụng cụ thí nghiệm để phòng có các dụng cụ hỏng của các nhóm .

Ví dụ1 :

Trong bài 19 “Khảo sát mạch điện xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp” (Vật lý lớp 12) cho các nhóm đo hiệu điện thế UMQ = U; UMN; UNP; UMP; UPQ.

--> Mục đích thí nghiệm: Tập dùng đồng hồ hiện số đa năng để đo điện áp xoay chiều. Vận dụng phương ohaps giản đồ Fre - nen để xác định L, r, C, Z và cos của đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

Chuẩn bị : (mỗi nhóm):1 nguồn điện xoay chiều 6V - 12V; 1 điện trở R = 270 (hay 220 ); 1 tụ điện có C = 4F (hay 2F); một cuộn dây có 1000-2000 vòng; bốn sợi dây dẫn; 1 thước 200mm; một com pa; 1 thước đo góc.

   + GV: chuẩn bị sẵn sơ đồ mạch điện của hình 19.1.

- Cho HS vẽ sơ đồ mạch điện, nếu HS vẽ không được thì GV cho HS xem sơ đồ đã chuẩn bị sẵn.

- Ở bài này HS làm quen với ampe kế, vôn kế, nguồn điện xoay chiều cho nên GV phải giới thiệu cách sử dụng dụng cụ này.

- Sau khi các nhóm đã nhận dụng cụ, GV yêu cầu HS xác định giới hạn đo (GHĐ) và điều chỉnh các dụng cụ đo và đối chiếu GHĐ đó xem có phù hợp với yêu cầu SGK không?

- Cho HS mắc mạch điện, GV lưu ý HS khi mắc ampe, vôn kế đảm bảo chốt (+) của ampe, vôn kế được mắc về phía cực dương của nguồn và khi chưa đóng điện kim của ampe kế chỉ số 0.

- Nhóm nào mắc mạch điện xong GV kiểm tra lại và cho đóng điện --> HS đo lần lượt số chỉ vôn kế UMQ = U; UMN; UNP; UMP; UPQ.

- Sau đó cho HS tiến hành dùng compa và thước vẽ các vectơ MN, MP, NP, PQ và MQ có độ dài biểu diễn các điện áp  UMQ = U; UMN; UNP; UMP; UPQ.

- Từ giản đồ đã vẽ, đo độ dài MN, MP, PH.

- Tính các gí trị L, r, C, Z và cos .

*Chú ý:

- HS mắc đúng chốt + và – của ampe kế.

- Không được mắc trực tiếp hai cực của ampe, vôn kế vào nguồn điện để tránh làm hỏng ampe, vôn  kế và nguồn điện.

Ví dụ2 :

Trong bài “BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT” (Vật lý lớp 11) cho các nhóm mắc biến trở vào mạch điện và sử dụng biến trở trong mạch điện.

=> Mục đích thí nghiệm: Biết cách mắc biến trở vào mạch điện, biết tác dụng của biến trở.

- Chuẩn bị : (mỗi nhóm):nguồn điện 3V; 1 biến trở con chạy (20-2A); 1 bóng đèn 2,5V; 1 công tắc; 5 đoạn dây dẫn.

- HS cho biết các dụng cụ ở mạch điện hình vẽ, từ đó cho HS vẽ sơ đồ mạch điện.

- Sau khi HS vẽ sơ đồ mạch điện GV cho HS nhận dụng cụ và tiến hành lắp mạch điện.

- GV lưu ý HS đẩy con chạy về phía N để biến trở có điện trở lớn nhất trước khi cho HS đóng công tắc. Sau đó cho HS di chuyển con chạy về phía A và quan sát độ sáng của bóng đèn.

- Sau khi các nhóm thực hiện xong cho đại diện các nhóm trả lời câu hỏi SGK

=> Rút ra kết luận chung: Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

*Chú ý:

- Khi mắc biến trở nối tiếp vào mạch điện thì lưu ý HS mắc ở các chốt A và N hoặc B và N. Nếu HS mắc biến trở vào mạch ở hai chốt A và B thì biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở vì khi dịch chuyển con chạy sẽ không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây của biến trở.

- Trước khi đóng mạch điện thì dịch chuyển con chạy về phía N (nếu mắc ở chốt A và N) hoặc dịch chuyển con chạy về phía A (nếu mắc ở chốt B và N) vì nếu để con chạy ở vị trí có điện trở thấp nhất khi đóng mạch điện có thể làm hỏng bóng đèn trong mạch. HS thường không chú ý đến điều này, vì vậy nên cho các nhóm dịch chuyển con chạy ở giữa biến trở là an toàn nhất.

- Dịch chuyển con chạy phải nhẹ nhàng để tránh làm hỏng chổ tiếp xúc giữa con chạy và cuộn dây của biến trở.

- HS sử dụng thành thạo cách mắc biến trở sẽ giúp HS thực hiện tốt các thí nghiệm mắc mạch điện có biến trở ở nhiều bài học ở phần sau.    

 

 CHƯƠNGIIINHỮNG ĐIỀU LƯU Ý, NHỮNG KẾT LUẬN THÔNG QUA VIỆC LÀM THÍ NGHIỆM:

      Việc làm thí nghiệm về mạch điện nếu sử dụng nguồn điện là pin thì khá an tòan cho HS. Tuy nhiên nếu làm thí nghiệm với nguồn điện là biến thế chỉnh lưu cắm vào mạch điện 220V thì trước khi làm thí nghiệm GV cần kiểm tra để bảo đảm cách điện giữa cuộn sơ cấp (cắm vào điện 220V) với cuộn thứ cấp ở mạch điện HS sử dụng.

      Trên bàn GV cần có cầu dao điều khiển điện cho cả lớp, ở cầu dao này dùng dây chì loại nhỏ để dễ ngắt mạch khi có sự cố. Sau khi kiểm tra việc lắp mạch điện của HS xong GV mới đóng mạch cho sử dụng. Khi có sự cố giáo viên  có thể ngắt mạch điện ngay.

      Việc cho học sinh làm thí nghiệm rất quan trọng, nên giáo viên phải tổ chức cho học sinh làm đều đặn và thường xuyên (từ đó tạo cho các em thói quen an toàn trong khi làm thí nghiệm). Nhất là đối với phần Điện học, nếu các em được thường xuyên làm thí nghiệm thì các em sẽ thành thạo trong cách lắp mạch điện làm cho giáo viên đỡ vất vả nhiều trong khâu hướng dẫn ở những tiết sau, các em có thói quen về an toàn điện và biết cách khắc phục sự cố nếu có.

      Qua việc giảng dạy, dự giờ ở những tiết Vật lý có tổ chức cho HS làm thí nghiệm thì thấy không khí lớp học rất sôi nổi, giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em rất say mê trong những thí nghiệm do chính tay mình làm từ đó các kiến thức được khắc sâu hơn vì những kiến thức vật lý thường xuất phát từ những thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên để việc làm thí nghiệm thành công hơn thì giáo viên phải biết tổ chức hợp lý mới có kết quả tốt, phải chọn những dụng cụ sao cho hạn chế ít nhất những sai số không cần thiết.

 

Phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

 

1. Thực hiện nhiệm vụ công tác được phân công:

    Bn thân được phân công làm PBT Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tôi luôn ch động xây dng kế hoch hoạt động của BCH mt cách c th khoa hc và có t chc, tham mưu với BCH - BGH, kết hợp các tổ chức như hội liên hiệp thanh niên, hội cha mẹ học sinh, hội Chữ Thập Đỏ, các cơ sở Đoàn xã, chỉ đạo cho ủy viên BCH - bí thư các chi Đoàn, thc hin mt cách có hiu qu kế hoch hođộng các phong trào thi đua trong năm, cụ thể như phong trào văn hoá văn ngh, TDTT chào mng các ngày l ln trong năm như kỷ nim ngày nhà giáo Vit Nam 20/11, ngày thành lp Quân đội nhân dân Vit Nam 22/12, ngày thành lp Đảng cng sn Vit Nam 3/2. Ngày Quc Tế Ph N 8/3 và ngày thành lp Đoàn 26/3, các ngày l ln ....

Đặc bit là vic t chc thc hin mt cách có hiu qu phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của Bộ  giáo dục phát động năm học 2008-2009.

Tham gia đầy đủ các hot động văn th m, công tác đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ, thăm hỏi, chăm sóc gia đình học sinh gặp khó khăn, do huyện Đoàn - sở GD & ĐT t chc trong  năm hc như giải việt dã cấp huyện 26/3, thi tìm hiu - tuyên truyền v phòng chng ma túy và an toàn giao thông, giúp đỡ hai gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở xã Sơn nam, làm thành công công trình nhà vệ sinh trong trường, nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã Tuân Lộ trong năm học ( ngày 25 hàng tháng phân công các chi đoàn đến thắp hương và vệ sinh khu vực nghĩa trang), cùng hội Chữ Thập Đỏ tặng quà tết cho học sinh nghèo và gia đình chính sách …. Các hot động  văn hoá văn ngh - công tác đền ơn đáp nghĩa ca nhà trường  luôn hoàn thành.

Thông qua các hoạt động trên thầy cô trường THPT Sơn Nam nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, "Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực".

2. Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và những nỗ lực vươn lên của bản thân:

   - Luôn chấp hành nghiêm túc đầy đủ mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và những qui định của ngành.

   - Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, ngành giáo dục, địa phương một cách đầy đủ, nghiêm túc và kịp thời. Tham gia hưởng ứng các đợt thi đua, các cuộc vận động do nhà nước, ngành, địa phương và nhà trường tổ chức với tinh thần tự giác.

   - Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính trung thực trong công tác được giao, bản thân luôn đấu tranh phê bình và tự phê bình để tự hoàn thiện.

   - Luôn nêu cao tinh thần học tập về chính trị và nghiệp vụ để nâng cao sự hiểu biết của bản thân về lí luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn với tinh thần tự giác trách nhiệm cao.

   - Tôi luôn phấn đấu rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo đức nhà giáo và xây dựng lối sống giản dị, trung thực, luôn nêu cao tinh thần chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và tiêu cực.

   - Trong mọi công tác được giao tôi luôn thực hiện một cách có kế hoạch và khoa học trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và cá nhân có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, luôn có thái độ phục vụ nhân dân và gip đỡ học sinh đúng mực.

 

 

C-PHẦN KẾT LUẬN:

 

*Kết luận:

* Đối với việc làm thí nghiệm Vật lý.

Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn vật lí ở trường THPT,  thì việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm là rất cần thiết và có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lí. Làm những thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn vật lí của học sinh. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở các tiết có làm thí nghiệm cho thấy học sinh rất ham thích làm thí nghiệm, nhớ bài học lâu hơn, giúp học sinh kỹ năng làm các bài tập thực tế hiệu quả hơn, cũng chính vì sự ham thích đó mà có một số em hay tò mò sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để làm những công việc khác ngoài mục đích yêu cầu của bài thí nghiệm. Do đó cần phải quan tâm đến việc làm thí nghiệm của học sinh ở các nhóm nhất là cho học sinh biết rõ được mục đích thí nghiệm.

Giáo viên muốn dạy được tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì trường phải có phòng thí nghiệm, thực hành, giáo viên phải làm thí nghiệm thử đi thử lại nhiều lần, kỹ càng trước khi lên lớp. Muốn vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, thao tác thực hành vững vàng … để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

* Phát động phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

Muốn xây dựng được phong trào này trước tiên thiết lập được kỷ cương, nề nếp dạy - học, với giáo viên luôn là tấm gương, luôn gần gũi với học sinh, với người tham gia công tác Đoàn cần có lòng nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, thái độ thân thiện gần gũi với đồng nghiệp và học sinh. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong ngành Giáo dục. Cụ thể hóa nội dung trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với đặc điểm các chi Đoàn, đươc triển khai từ đầu năm học. Đôn đốc, hướng dẫn các chi Đoàn thực hiện phong trào thi đua và đạt hiệu quả rất tốt trong thời gian qua.

 

*Ý kiến đề xuất:

* Đối với việc làm thí nghiệm Vật lý.

Giáo viên muốn tổ chức việc làm thí nghiệm cho học sinh được tốt thì phải có sử chuẩn bị tốt trước khi lên lớp. Muốn vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, thao tác thực hành vững vàng … để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

Đối với nhà trường cần trang bị đầy đủ phương tiện cũng như những trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn, phải có phòng thí nghiệm, thực hành dành riêng cho bộ môn Vật lý  để giáo viên đỡ mất thời gian trong việc chuẩn bị trước khi lên lớp từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh hơn nữa.

* Phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

Để xây dựng được phong trào thì chương trình phải phù hợp với điều kiện ở cơ sở, thiết thực, không quá tải, có sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên đang có trong trường. BGH phân công cụ thể cho cán bộ, giáo viên chủ trì hoặc phối hợp trong các hoạt động của phong trào thi đua.

 

Trên đây là kinh nghiệm nhỏ được đúc rút từ quá trình làm việc của bản thân. Rất mong được sự tham gia đóng góp của các cấp chỉ đạo và các bạn đồng nghiệp.

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
  2. Vật lý lớp 12 (nhà xuất bản giáo dục)
  3. Vật lý lớp 12– sách giáo viên (nhà xuất bản giáo dục)
  4. Vật lý lớp 11 (nhà xuất bản giáo dục)
  5. Vật lý lớp 11 – sách giáo viên (nhà xuất bản giáo dục)
  6. Luật Giáo Dục
  7. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn.
  8. Các công văn, chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo của cấp trên về phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

 

 

PHỤ LỤC

(Đối với việc làm thí nghiệm Vật lý)

Hệ thống câu hỏi trò chuyện phỏng vấn

Đối với giáo viên:

      Thầy (cô) giảng dạy cho học sinh làm thí nghiệm Vật lý bằng cách nào ?

      Thầy (cô) thấy có những thuận lợi và khó khăn gì khi cho học sinh làm thí nghiệm?

      Thầy (cô) có cho học sinh làm thí nghiệm thường xuyên không?

      Thầy (cô) chuẩn bị như thế nào trước khi cho học sinh làm thí nghiệm?

      Thầy (cô) thường chú ý điều gì khi cho học sinh làm thí nghiệm trong phần Điện học?

      Thầy (cô) bố trí hệ thống điện như thế nào để an toàn cho cả lớp học ?

      Các em có dễ dàng thực hiện các bước làm thí nghiệm theo hướng dẫn của thầy(cô) không ?

      Thầy (cô) cho biết để đạt hiệu quả tốt khi cho học sinh làm thí nghiệm cần những yếu tố cơ bản nào ?

      Chất lượng học tập của học sinh qua các tiết có làm thí nghiệm như thế nào ?

Đối với học sinh:

      Các em có thích học các tiết Vật lý có làm thí nghiệm không?

      Thầy cô yêu cầu các em tìm hiểu hoặc giải quyết một vấn đề Vật lý, các em có thích tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng thí nghiệm không? Các em tự suy nghĩ để tiến hành làm thí nghiệm không?

      Các em cho biết  qua việc làm thí nghiệm Vật lý có giúp các em nắm vững sâu sắc các nội dung kiến thức không?

      Các em có vận dụng hết khả năng của mình để tiến hành làm thí nghiệm thành công không ?

      Em gặp khó khăn gì khi làm thí nghiệm trong những giờ Vật lý?

 

 

 


MỤC LỤC

 

A –PHẦN MỞ ĐẦU

I - Lý do chọn đề tài.................................................trang 1

II - Mục đích nghiên cứu............................................trang 2

III - Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................trang 2

IV - Đối tượng và cơ sở nghiên cứu....................................trang 3

V - Phương pháp nghiên cứu.........................................trang 3

B - PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lí luận..............................................trang 5

Chương II: Các bước tiến hành trong làm thí nghiệm....................trang 5

Ví dụ1 ……………………………………………………………………..trang 7

Ví dụ 2.............................................................trang 7

Chương III: Những điều lưu ý, những kết luận thông qua việc làm TN...trang 8

C - PHẦN KẾT LUẬN

Kết luận...........................................................trang 10

Đề xuất ý kiến......................................................trang 11

Tài liệu tham khảo..................................................trang 12

Phụ lục.............................................................trang 12

Xác nhận của trường THPT Sơn Nam

Sơn Nam, ngày 22 tháng 3 năm 2009

Người viết

 

 

 

 

 

Trịnh Xuân Bảo

 

1

 

nguon VI OLET