Những ý kiến về tập thể chủ nhiệm
đoàn kết, vững mạnh

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nói đến giáo dục chúng ta không đơn thuần chỉ đào tạo ở bậc học nhất định mà chính môi trường sư phạm là những bước đi đầu tiên ngay từ những lớp nhỏ để hình thành nhân cách cho học sinh trong đó phải nói đến giao dục ở bậc THCS. Vì lứa tuổi này là lứa tuổi đang có sự hình thành nhân cách mang tính ổn định. Mặt khác nền kinh tế thị trường nảy sinh nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến việc giáo dục của gia đình , bởi công việc gia đình, nơi công sơ ûphần lớn chiếm hết thời gian của các bậc phụ huynh. Do vậy, sự liên kết giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn luyện con em càng trở nên thiếu chặt chẽ. Chính vì thế, bên cạnh việc cung cấp kiến thức , công tác quản lý, tổ chức tốt học sinh của các bậc thầy cô càng trở nên cần thiết nhằm hạn chế những tác động xấu bên ngoài xã hội đến học sinh THCS.
Với những lý do trên và trong những năm làm chủ nhiệm thông qua việc tiếp xúc tại lớp tôi xin đóng góp một phần nào đó trong việc xây dựng một tập thể lớp đoàn kết , vững mạnh . Vì thế tôi đã chọn đề tài “Những ý kiến về tập thể lớp chủ nhiệm đòan kết , vững mạnh”.


(((














B.PHẠM VI:

Do phạm vi đề tài nghiên cứu ở lớp chủ nhiệm rất rộng cũng như những nguyên nhân khách quan nên ở chuyên đề này tôi chỉ đóng góp “Những ý kiến về tập thể lớp chủ nhiệm đòan kết , vững mạnh”.

(((





























C.NỘI DUNG:

I/.Thế nào là tập thể lớp trong nhà trường?
Tập thể lớp nói chung và tập thể lớp trong nhà trường nói riêng là một nhóm người có tổ chức , là một xã hội thu hẹp hay là một phần của xã hội thống nhất bằng những mục tiêu chung, bằng hoạt động hợp đồng có ích về mặt xã hội.
Trong tập thể có một kiểu quan hệ đặc biệt đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về một trách nhiệm xã hội và sự cộng tác theo tinh thần đồng chí. Tập thể là một tổ chưcù cổ đông và luôn phát triển. Sự phát triển của tập thể lớp phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong , vào hòan cảnh chủ quan , khách quan của tập thể . Chính sự tương tác giữa các điều kiện bên ngoài và bên trong đã giúp cho tập thể có được hệ thống giá trị chuẩn mực cần thiết gắn với nội dung, quá trình và kết quả chúng gắn với mối quan hệ tương tác với các thành viên giữa tập thể và môi trường xã hội bên ngoài. Cấu trúc của hệ thống chuẩn mực này phụ thuộc vào trình độ phát triển của tập thể nhưng khi đã hình thành nó là nguồn động lực thúc đẩy tập thể chuyển hóa sang các mức độ phát triển cao hơn.
Tập thể được coi như môi trường như phương tiện để giáo dục học sinh trong đó mỗi thành viên của nó có các điều kiện thuận lợi để phát triển nhân cách , phát triển tài năng. Do đó tập thể học sinh trong nhà trường là một hình thức tổ chức đặc biệt để thống nhất mọi người thành một khối trong đó lớp học là một kết cấu ghép của tập thể hoạt động học tập giáo dục, là tế bào của nhà trường.
Tóm lại, tập thể học sinh vừa là một đối tượng vừa là chủ thể tác động sư phạm. Do đó tất cả các nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong nhà trường đều đòi hỏi phải lấy việc xây dựng giáo dục tập thể làm tiền đề và đồng thời cũng lấy việc xây dựng tập thể vững mạnh làm mục đích.
II.Những đặc điểm cơ bản của một tập thể lớp vững mạnh:
Tập thể vững mạnh phải là tập thể luôn chấp hành tốt nội quy của nhà trường đồng thời tham gia đầy đủ và tích cực các phong trào của trường và xã hội.
Tập thể vững mạnh là tập thể có cùng mục đích , lý tưởng, cùng độ tuổi trong một lớp học , độ tuổi của học sinh không được hơn nhau quá nhiều nó dẫn đến sự không thống nhất trong tư tưởng, ý nghĩa và trình độ nhận thức.Do đó nó làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của lớp .
Tập thể lớp đoàn kết , vững mạnh là tập thể lớp có bầu tâm lý tích cực thể hiện như: luôn đòan kết, giúp đở lẫn nhau, có lối sống tích cực . Ban cán sự có năng lực lãnh đạo , là người gương mẫu đi đầu trong học tập cũng như chấp hành nội quy , khi tập thể
nguon VI OLET