1. ĐẶT VẤN ĐÊ:
1. a. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta biết, trong các bậc học, Tiểu học là bậc học có tầm quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm bức thiết, hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ năm học.
Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường, đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh. Tuy nhiên sự phát triển toàn diện của học sinh không chỉ phụ thuộc vào từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều về mọi mặt. Một tập thể thống nhất trong nhà trường đó chính là tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm của một khối lớp trong nhà trường. Do đó, việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn giúp giáo viên tập trung vào hoạt động chủ yếu của dạy học là dạy tốt, có như thế mới khắc phục tình trạng giảm sút chất lượng, đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Nhưng trong thực tế, hiện nay vẫn còn một ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường nên tham gia sinh hoạt tổ khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy của đồng nghiệp, tạo cho tổ khối hoạt động trầm lặng. Vì vậy, ở trường nào tổ chuyên môn hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo thì trường đó hoạt động dạy học có chất lượng và hiệu quả cao.
Qua nhiều năm làm công tác quản lý, bản thân tôi thấy rõ: Quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn là một trong những công tác trọng tâm và thường xuyên của người quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “ Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Thạnh Phú 3” để nghiên cứu và thực hiện trong năm học.
1. b. Việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn đã giải quyết những khó khăn trong công tác dạy học:
Giúp những giáo viên hạn chế về chuyên môn, mạnh dạn trao đổi chuyên môn, áp dụng linh hoạt đổi mới phương pháp giảng dạy, giờ họp tổ trở nên bớt trầm lắng, nhận thức của giáo viên trong tổ bắt đầu thay đổi về họp chuyên môn, giúp cho mối quan hệ của các giáo viên trong tổ, trong nhà trường gần gũi và thân thiện hơn, tạo niềm tin, sự tôn trọng, tinh thần học hỏi, sự hợp tác và ý thức lắng nghe giữa các thành viên trong nhà trường.
1.c. Dự kiến phương pháp giải quyết:
Để thực hiện được nội dung sáng kiến này tôi dự kiến sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp điều tra, lập kế hoạch
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp vận động, phỏng vấn
+ Phương pháp tham khảo các tài liệu
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cách làm trước đây:
Trước đây hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua ... Họp tổ chuyên môn chưa đều, chưa đảm bảo về thời gian, thời lượng, nội dung sinh hoạt còn sơ sài, không thu hút được giáo viên, họp tổ còn mang tính hình thức, việc thực hiện nề nếp chuyên môn của các khối không được thống nhất, chưa đồng đều, hiệu quả thực tế chưa cao...Mặc dù vậy, hoạt động tổ chuyên môn cũng có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm:
Tất cả các khối đều có duy trì thực hiện các hoạt động chuyên môn theo quy định.
Giáo viên đều đạt và vượt chuẩn về chuyên môn đào tạo.
Thỉnh thoảng đại diện Ban giám hiệu cũng xuống dự giờ sinh hoạt cùng tổ khối.
Hạn chế:
Nhận thức của giáo viên về hoạt động tổ khối chuyên môn chưa sâu.
Các tổ trưởng chưa xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết
nguon VI OLET