MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀO TRƯỜNG HỌC.

I. Đặt vấn đề.
Giáo dục Tiểu học có mục tiêu riêng đó là giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức , trí tuệ , tri thức , thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS học tập và tiếp lên THCS .... và mục tiêu giáo dục đến năm 2020 là nâng cao chất lượng đảm bảo đủ GV cho toàn bộ hệ thống giáo dục.
Tiêu chuẩn hoá điều kiện dạy học . Đặc biệt là từ năm học 2006 – 2007 đến nay giáo dục đang thực hiện ráo riết cuộc vận động “ Hai không” . Chính vì vậy dạy như thế nào , học như thế nào để đảm bảo chất lượng thực chất . Bởi thế nên người làm công tác giáo dục phải thực sự đổi mới cách dạy như thế nào để tìm ra cái mới cái hay trong quá trình giảng dạy .
Từ những kinh nghiệm tích luỹ viết thành những SKKN cho bản thân , cũng từ đó xây dựng điển hình – nhân điển hình để vận dụng các SKKN vào dạy học .
Viết và trao đổi SKKN cũng là một phương thức tự học , tự bồi dưỡng tốt nhất của GV , CBQL trường học . Thông qua quá trình nghiên cứu khoa học cũng như quá trình viết và trao đổi SKKN ở trường tôi nói riêng và toàn huyện nói chung trước đây đã làm nhưng chất lượng chưa cao. Ở các trường Đại học và Cao đẳng việc cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ để mọi người tự khẳng định vị trí của mình .
Người nghiên cứu có người hướng dẫn , có hội đồng nghiệm thu đề tài, được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao ( là giáo sư , tiến sĩ ). Trước nghiệm thu người nghiên cứu trình bày và có phản biện để đánh giá giá trị của công trình khoa học của người nghiên cứu.
Còn đối với GV Tiểu học khi đang học tại các trường sư phạm cũng có chương trình hướng dẫn viết đề tài . Đó coi như một tiêu chí khi công nhận tốt nghiệp. Khi ra trường giảng dạy tất cả các trường học yêu cầu GV tích luỹ và viết SKKN . Tuy nhiên hiện tại ở các trường học viết SKKN là do GV tự mày mò viết trên cơ sở những điều đã học , đã dạy chứ không có người hướng dẫn . Những trường CBQL có năng lực thì còn giúp GV tu chỉnh và sửa chữa lại , còn những trường CBQL không có tài giúp thì HĐKH huyện chấm sao được vậy.
Tôi là một hiệu trưởng công tác được 7 năm cũng chưa có đủ khả năng hướng dẫn GV viết kinh nghiệm . Đặc biệt đề tài của họ chọn thường quá rộng như:
Để dạy tốt môn tập đọc ở lớp 4 ; 5 .
Rèn đọc cho HS lớp 1;2;3.
Nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn lớp 4;5.
Là một hiệu trưởng với mong muốn nâng cao chất lượng , việc vận dụng SKKN vào dạy học nên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm một giải pháp nào tốt hơn để chỉ đạo phong trào viết SKKN và vận dụng SKKN của GV trường mình vào dạy học , tất cả nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Để hoàn thành chỉ tiêu năm học này đã đề ra .
II. Giải quyết vấn đề.
A. Thực trạng và nguyên nhân:
Thưc trạng:
Nam Đàn là huyện có chủ trương chỉ công nhận GV giỏi huyện , GV giỏi tỉnh , CSTĐ khi đủ 2 điều kiện là đạt lý thuyết và tiết dạy thì phải có điều kiện thứ 3 là SKKN đạt từ bậc 3 trở lên ( cấp huyện ) hoặc có đồ dùng dạy học đạt cấp huyện . Mặt nưã năm nào cũng tổ chức thi nên việc viết SKKN ở trường tôi nói riêng và trong huyện nói chung chất lượng chưa cao và đặc biệt việc vận dụng SKKN vào dạy học lại càng bị hạn chế. Phong trào viết SKKN không còn mới mẻ nữa , nội dung chất lượng viết còn thấp bởi đây là vấn đề mang tính khoa học cao. Một bản SKKN trước hết là một bản đề tài , nghiên cứu khoa học . Trong đó thể hiện những điều hiểu biết những ý kiến mới của tác giả về lý luận và thực tiễn do tác giả thu lượm được sau khi tiếp xúc hoặc trải qua những công việc cụ thể và kết quả thu được tốt hơn trước. Thực tế nhiều GV có bề dày kinh nghiệm trong dạy học nhưng lại thiếu lý luận khi trình bày SKKN nên chưa thuyết phục người khác. Hầu hết kinh nghiệm trình bày ở mức độ thấp thường là tường thuật kinh nghiệm, kinh nghiệm mới chỉ mô tả còn chưa sâu sắc, thành công và chưa thành công thậm chí thất bại lẫn lộn và sai. Tất cả những điều đó đã làm cho người áp dụng kinh nghiệm không nắm được đâu là nội dung bản chất của bài học đem ra thực hành áp dụng
nguon VI OLET