PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG

TRƯỜNG  THCS ĐẠ LONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Số:     /KH-ĐL

                    Đạ Long, ngày   tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2019

 

Căn cứ Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 19 tháng 03 năm 2019 của của UBND huyện Đam Rông về việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2019.

Trường THCS Đạ Long xây dựng Kế hoạch triển khai công tác bình đẳng giới năm 2019 và triển khai đến toàn thể CBGV-NV và học sinh trong toàn trường với những nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

  - Thu hút sự quan tâm và tham gia của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của các mục tiêu cần đạt được trong công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bổ của phụ nữ; phòng chống bạo lực trên cơ sở bình đẳng giới.

          - Giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

          - Giúp học sinh có ý thức tốt hơn về bình đẳng giới; biết yêu quý phụ nữ và trẻ em gái hơn.

          - Thông qua hoạt động này giáo dục học sinh biết trân trong tình yêu thương của cha mẹ đã lo lắng, chăm sóc, dạy dỗ các em,…

          2. Yêu cầu

          - Vận động xã hội cùng góp sức tích cực thực hiện hiệu quả hơn các chính sách về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

          - Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 tiết kiệm nhưng có hiệu quả thiết thực.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.


- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm thực hiện các quyền hợp pháp của nữ nhà giáo, nữ học sinh trong ngành giáo dục.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội tiếp cận, tham gia hưởng lợi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Đảm bảo bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực tại nhà trường, từng gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới, tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1.  Về bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Duy trì nề nếp nhà trường phối hợp với cơ quan y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh nữ.

- Bảo đảm 100% CB, GV, NV thực hiện tuyên truyền giáo dục về sức khỏe sinh sản; thực hiện đúng chế độ chính sách đối với nữ cán bộ giáo viên trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con nhỏ theo quy định của pháp luật.

2.2. Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin

- Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được tiếp cận các thông tin văn hóa và các dịch vụ văn hóa.

2.3. Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình; phòng chống bạo lực, bạo lực học đường trên cơ sở giới; thúc đẩy môi trường học tập an toàn thân thiện.

- Phấn đấu 100% CB, GV và NV được tuyên truyền về phòng chống bạo lực trong gia đình và nhà trường, rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam giới.

- Phấn đấu 100% CB, GV, NV của nhà trường được nâng cao năng lực thông qua việc tiếp cận các kiến thức liên quan đến giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới và quản lý bạo lực học đường.

2.4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới

- 100% CB, GV và NV nhà trường chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.

- Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của trường được tập huấn, đào tạo kỹ năng về bình đẳng giới; 100% nữ cán bộ, giáo viên trong trường được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật và kiến thức về giới và bình đẳng giới.


2.5. Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩt nước trong trường học.

      - Phấn đấu 100% nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.6. Tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.

- Tỷ lệ nữ trong trường được tuyên truyền, tư vấn về kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình và sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực đạt 100%.

- Phấn đấu không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

III. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật, kiến thức về giới và bình đẳng giới; tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Bình Đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái; về vai trò, vị thế của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do việc lựa chọn giới tính thai nhi.

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong trường học: "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu- Đảm đang"với cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp với các đối tượng, địa bàn, lứa tuổi; tăng cường tổ chức truyền thông trực tiếp tại nhà trường, nâng cao chất lượng tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo hiệu ứng tốt cho công tác truyền thông. Lồng ghép các thông tin và kiến thức về giới, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới tại nơi làm việc thông qua các đợt sinh hoạt chính trị tại trường, các dịp lễ kỷ niệm hoặc các sự kiện có liên quan, nhằm phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.


2. Tăng cường hoạt động liên ngành trong thực hiện các hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới

- Tiếp tục phối hợp triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác phụ nữ trong tình hình mới; nắm bắt cung cầu lao động, các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động và tiền lương đối với người lao động trong đó có lao động nữ; phối hợp triển khai công tác thống kê số liệu tách biệt giới trong ngành.

- Triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu trình trạng mất cân bằng giới khi sinh từ góc độ giới; bạo lực trên cơ sở giới và nhân rộng các điển hình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở nhà trường và trong toàn ngành.

- Phối hợp các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng ở địa phương xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án nhằm giải quyết những vân đề có tác động ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ và trẻ em gái như: vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, xâm hại trẻ em gái, vấn đề chuyển giới. Hướng dẫn và tư vấn cho giáo viên cách làm việc với trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương.

- Tăng cường hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh kết hợp với nhà trường, cộng đồng về thúc đẩy bình đẳng giới, phá bỏ các khuôn mẫu về giới không còn phù họp, giải quyết các vấn đề bạo lực học đường.

3. Đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng cường công tác cán bộ nữ

- Rà soát, đánh giá tình hình cán bộ nữ tham gia quản lý để đề xuất xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ theo lộ trình phù hợp với điều kiện của ngành.

- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới; thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong các chương trình, đề án, kế hoạch hoạt động của ngành.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nữ quản lý, nữ trong diện quy hoạch chức vụ, chức danh quản lý của trường.

4. Tổ chức tháng hành động về bình đẳng giới.

4.1. Chủ đề: “Phụ nữ là tương lai”.

4.2. Nội dung thực hiện

4.2.1. Tuyên truyền trong giáo viên

- Hiệu trưởng triển khai các văn bản liên quan đến bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đến toàn bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường.


4.2.2. Tổ chức truyền thông trong học sinh

- Tổng phụ trách lên kế hoạch chuẩn bị các nội dung truyền thông măng non phù hợp trong các buổi đầu giờ, giữa giờ...

- Các giáo viên chủ nhiệm lồng ghép truyền thông cho lớp của mình trong các buổi sinh hoạt, 15 phút đầu giờ...

- Các giáo viên bộ môn tích hợp vào các tiết học có liên quan đến bình đẳng giới...

 4.2.3. Tổ chức vẽ tranh cổ động cho toàn bộ học sinh trong toàn trường

Giao thầy giáo Đoàn Khoa Vịnh phối hợp với thầy Nguyễn Duy Nhị GVBM mĩ thuật lên kế hoạch thi vẽ tranh phù hợp với nội dung, lựa chọn những tác phẩm đẹp để trưng bày và thuyết minh trong buổi chào cờ vào thứ hai trong tháng 10 năm 2019.

4.3. Biện pháp thực hiện

- Xây dựng nội dung phù hợp và tổ chức đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Tổ chức tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với văn hóa và nhóm đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao.

- Chủ động phối hợp, xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tại địa phương (Công an, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên) trong công tác phòng chống và quản lý bạo lực học đường; Ban hành quy định trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng và phòng chống bạo lực học đường.

- Tham gia các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, tuyên truyền giáo dục về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

- Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về công tác của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tổ chức hội thảo chuyên đề, tọa đàm... tạo diễn đàn để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.

- Giám sát, kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác bình đẳng giới, Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

IV. Tổ chức thực hiện

- Căn cứ Kế hoạch của bình đẳng giới của UBND huyện Đam Rông và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2019 tại đơn vị; rà soát, bổ sung quy chế hoạt động phù hợp tình hình thực tế.

- Tăng cường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường để triển khai có hiệu quả nội dung bình đẳng giới, Vì sự tiến bộ phụ nữ, tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước.


- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Báo cáo sơ kết  trước ngày 10/06/2019, báo cáo tổng kết trước ngày 20/11/2019 về gửi về UBND huyện Đam Rông (thoong qua phòng LĐ – TB&XH).

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2019 của trường THCS Đạ Long. Các tổ chức đoàn thể trong trường có liên quan; cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường nghiêm túc thực hiện kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi thì nhà trường sẽ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiên thực tế./.

 

 Nơi nhận:

         - Phòng LĐ-TB&XH (b/c);

          - Hiệu trưởng (b/c) ;

          - Đoàn thể (t/h);

          - GV, NV, HS (t/h);

          - Lưu VP.

 

KT. HIỆU TRƯỞNG

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Phan Quang Hiệp

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET