TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               NHÓM SINH HỌC

          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                                                  Điện Bàn, ngày 3  tháng 11 năm 2016

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC –NH 2015-2016

 

1. Thời gian và địa điểm:  16h30 ngày 3.11.2016 tại trường THPT Phạm Phú Thứ.

2. Thành phần tham dự: đủ 4/4 GV.

3. Chủ tọa: Cô Phạm Thị Thanh Nguyệt - Tổ trưởng.

    Thư ký: Cô Nguyễn Thị Sĩ

4. Nội dung: Thảo luận về nội dung và phương pháp dạy học tích cực bài 18 Tuần hoàn máu - sinh học 11, theo hướng  nghiên cứu bài học

4.1. Thảo luận đi đến thống nhất:

         - Phương pháp: Nghiên cứu theo nhóm, quan sát, thảo luận.

          - Chuyển giao nhiệm vụ cuối bài 17:  Mỗi tổ ( nhóm) tìm hiểu trước ở nhà:

    TỔ 1:  Xem nội dung và hình vẽ bài 18 sgk cơ bản để tìm hiểu cấu tạo chung, chức năng hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn.

                  TỔ 2 -  PHT SỐ 1: Xem nội dung SGK và hình vẽ 18.1 SGK bài 18 hoàn thành nội dung sau:

 

HTH HỞ

SV đại diện

 

Đặc điểm hệ mạch

 

Đường đi của máu

 

Lực co bóp của tim và vận tốc máu.

 

               TỔ 3-PHT SỐ 2: Xem nội dung SGK và hình 18.2 và 18.3 SGK bài 18 hoàn thành nội dung sau:

 

HTH KÍN ĐƠN

SV đại diện

 

Đặc điểm hệ mạch

 

Đường đi của máu

 

Lực co bóp của tim và vận tốc máu.

 

TỔ 4-PHT SỐ 3: Xem nội dung SGK và hình 18.2 và 18.3 SGK bài 18 hoàn thành nội dung sau:

 

HTH KÍN KÉP

SV đại diện

 

Đặc điểm hệ mạch

 

Đường đi của máu

 

Lực co bóp của tim và vận tốc máu.

 

       - Chuẩn bị của GV:  hình ảnh bổ sung, nội dung kiến thức cần trình chiếu. 

        - Tiến trình dạy học:

       1. Tổ 1, 2 lần lượt trình bày phần nghiên cứu của nhóm trên giấy A1 và dán lên bảng.

       2. Yêu cầu cả lớp thảo luận, sau đó GV nhận xét.

       3. Tổ 3, 4 lần lượt trình bày phần nghiên cứu của nhóm trên giấy A1 và dán lên bảng.

       4. Yêu cầu cả lớp thảo luận, sau đó GV nhận xét.

       5. GV ra bài tập về nhà:

           5.1. Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn.

           5.2. So sánh HTH đơn và HTH kép.

       6. GV dặn dò HS chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

    4.2. Phân công cụ thể:

 - Cô Nguyệt: soạn giáo án và dạy minh họa lớp 11/4 vào 14h15 thứ 5 ngày 10/11/2016.

          - Các GV khác trong nhóm góp ý nội dung bài soạn và dự giờ góp ý.

*  Biên bản kết thúc lúc 17h30 cùng ngày. 

               Thư ký                                                                                      Chủ tọa

               (đã ký)                                                                                         (đã ký)

           Nguyễn Thị  Sĩ                                                                Phạm Thị Thanh Nguyệt

 

 

TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ

       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         NHÓM SINH HỌC

          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                         

                                                                                                      Điện Bàn, ngày 10  tháng 11  năm 2016

 

BIÊN BẢN PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM

tiết dạy minh họa bài học nghiên cứu

 

1. Thời gian và địa điểm:  15h00 ngày 10.11.2016 tại phòng học số 1 trường THPT Phạm Phú Thứ.

2.  Thành phần tham dự: đủ 4/4 GV.

3. Chủ tọa: Cô Phạm Thị Thanh Nguyệt - Tổ trưởng.

    Thư ký: Cô Nguyễn Thị Sĩ

          4. Nội dung: Phân tích, rút kinh nghiệm tiết dạy minh họa bài học nghiên cứu.

4.1.Tên bài học : Bài 18: Tuần hoàn máu

  - Người dạy: cô Phạm Thị Thanh Nguyệt; lớp: 11/4; dạy lúc 14h15 thứ 5 ngày 10/11/2016.

  - Người dự: 4/4 GV nhóm sinh học.

4.2. Ý kiến thảo luận:

     4.2.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng: phù hợp.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập: rõ ràng.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh: phù hợp.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh: Không đủ thời gian để kiểm tra kiến thức học sinh.

            4.2.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập: tốt.  

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh: Tốt

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập: khá tốt.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết qủa hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh: tốt.

4.2.3. Hoạt động của học sinh:

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp: rất tốt.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập: khá tốt     

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: chưa tốt, vẫn có một số HS không thích trình bày vì rụt rè và một số em không tham gia thảo luận.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh: tốt.

 

4.3. Thống nhất:

- Ưu điểm:

+ Phương pháp sử dụng phù hợp với nội dung bài học cần nghiên cứu, phù hợp với 3/4 học sinh trong lớp.

  + Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, góp phần định hướng phát triển năng lực của học sinh.

  + Lớp học sinh động, gây hứng thú cho học sinh.

- Hạn chế:

   + Thời gian HS chuẩn bị, đầu tư cho bài học rất nhiều.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ tiết dạy:

               +  Gợi ý và giúp đỡ HS cách trình bày gọn, nôi dung kiến thức chính xác hơn.

             + HS cần nghiên cứu kĩ bài học hơn, thảo luận sôi nổi và tích cực hơn.

* Biên bản kết thúc lúc 15h30 cùng ngày.

 

    Thư ký                  Chủ tọa

     ( đã ký)                                                                             ( đã ký)

                    Nguyễn Thị Sĩ                                                             Phạm Thị Thanh Nguyệt

 

          HỌ TÊN VÀ CHỮ KÝ CỦA CÁC THÀNH VIÊN CÙNG DỰ HỌP:

TT

Họ và tên

Chữ ký

2

Nguyễn Ngọc Chầm

( đã ký)

3

Huỳnh Nhật Linh

( đã ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET