Trường THCS Lê Hồng Phong                                             Giáo án sinh học 6

 

Tuần: 17                                                                                         Ngày soạn: 02/12/2016

Tiết:  33                                                                                          Ngày dạy:      /12/2016

BÀI 29: CÁC LOẠI HOA

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

    - Phân biệt được hai loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

    - Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

2. Kĩ năng:

    - Rèn kỹ năng quan sát.

    - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

    - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

    - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa. 

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

    - Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...

    - Tranh ảnh các loại hoa.

    - Bảng phụ bảng SGK tr.97

2. Chuẩn bị của học sinh:

    - Đọc bài trước ở nhà.

    - Mẫu vật: hoa bí, hoa mướp, hoa dâm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ,...

    - Tranh ảnh các loại hoa.

    - Mỗi HS kẻ sẵn bảng SGK tr.97 vào vở

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

  1. Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số lớp.

  1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi:

  1. Một hoa bao gồm những bộ phận nào? Kể tên và nêu đặc điểm từng bộ phận?
  2. Nêu chức năng từng bộ phận của hoa? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?  

         Trả lời:

            1. Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. Hoa còn có cuống và đế.

        - Đài và tràng bao bọc phía bên ngoài hoa. Tùy theo từng loại cây, cánh hoa có màu sắc khác nhau .

       - Mỗi nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn. Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn

        - Nhụy gồm đầu, vòi, bầu nhụy, noãn nằm bên trong bầu nhụy

            2. - Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy

       - Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục dực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất vì nó đảm nhận chức năng sinh sản.

  1. Bài mới :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm HS tập trung quan sát hoa của nhóm mình hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở

- GV lưu ý: chưa cho HS ghi cột cuối.

- GV cho cả lớp thảo luận kết quả chia hoa thành 2 nhóm

 

 

 

-  GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97

- GV nhận xét

- GV cho HS hoàn thành nốt bảng

- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ còn sai sót

- GV hỏi:

1. Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm?

 

2. Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?

 

 

 

- GV chốt ý cho HS ghi bài.

- Nếu còn thời gian cho hoạt động, GV gọi 1 - 2 học sinh lên bảng, nhặt riêng hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.

- HS để mẫu lên bàn.

 

- Mỗi nhóm HS quan sát hoa của nhóm mình hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở

 

 

 

- Cả lớp thảo luận kết quả:

   + Nhóm 1 gồm những hoa đủ 2 bộ phận sinh sản chủ yếu

  + Nhóm 2 gồm những hoa thiếu 1 trong 2 bộ phận.

- HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.9

 

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành nốt bảng

 

- HS sửa lỗi hoàn thành bảng vào tập.

- HS trả lời:

1. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.

2. Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy

    Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái

- HS ghi bài.

 

1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm:

- Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy

- Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái

                                      

Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây

- GV gọi HS đọc thông tin mục SGK tr. 97.

- GV yêu cầu HS quan sát H.29.2 cho biết:

   + Hoa mọc đơn độc và mọc thành cụm có đặc điểm gì?

   + Hoa mọc đơn độc và mọc thành cụm có đặc điểm gì?

 

- GV nhận xét.

- GV cho HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.

- GV có thể bổ sung thêm:

  + Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa, lạc tiên, sứ,…

  + Hoa mọc thành cụm: huệ, phượng, ngâu, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,…

- GV hỏi:

   + Em có nhận xét gì về kích thước của hoc mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm?

   + Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?

 

 

 

 

+ Để cây cho nhiều quả thì chúng ta phải làm gì?

 

- GV cho HS rút ra kết luận.

- GV nhận xét.

 

- HS đọc to thông tin mục SGK tr. 97.

- HS quan sát hình trả lời được:

+ Hoa mọc đơn độc: mỗi cuống chỉ mang một hoa.

+ Hoa mọc thành cụm: trên một cuống chính mang nhiều hoa.

- HS lắng nghe.

- HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.

 

- HS lắng nghe, tự ghi nhận

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

  + Hoa mọc thành cụm mỗi hoa thường nhỏ hơn so với hoa mọc đơn độc

   + Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ. Sâu bọ có thể phát hiện ra chúng từ xa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn hoa rồi sang hoa khác nên có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.

+ Chăm sóc cây cho cây đủ dinh dưỡng, cho nhiều hoa. Bảo vệ hoa đề đậu nhiều quả

- HS rút ra kết luận.

- HS lắng nghe.

 

2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:

- Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa,…

- Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,…

  1. Củng cố:

- Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK

     5. Hướng dẫn:

          - Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

    - Sưu tầm hoa, tranh hoa thụ phấn nhờ sâu b

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...................................................................................................................................................

 

 

Tuần: 17                                                                                            Ngày soạn: 02/12/2015

Tiết:  34                                                                                          Ngày dạy:      /12/2015

 

ÔN TẬP HỌC KỲ I

 

I. MỤC TIÊU

   1. Kiến thức:

  - Củng cố những kiến thức đã học: Về đặc điểm cấu tạo của lá, hiện tượng quang hợp và hô hấp của cây xanh, các hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên và do con người, về cấu tạo và chức năng của hoa ...

  - Theo dõi sự tiếp thu kiến thức của học sinh.

  - Sửa chữa những thiếu sót.

  2. Kĩ năng:

  - Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.

  3. Thái độ:

  - Ý thức nghiêm túc học tập và kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  - Kiến thức trọng tâm cần ôn tập cho học sinh.

   2. Chuẩn bị của học sinh:

  - Chuẩn bị hệ thống kiến thức trước ở nhà.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

    Câu hỏi:

         1. Thế nào là hiện tượng thụ phấn? Thế nào là hoa tự thụ phấn? Cho ví dụ?

          2. Thế nào là hoa giao phấn? Cho ví dụ? 

         Trả lời:

1. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. Vd: hoa bưởi, hoa tra,..

           2. Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. VD: Hoa dưa chuột, hoa mướp,....

      3.   Bài mới :    

 

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1: Ôn tập về tế bào thực vật

- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi:

1. Tế bào lớn lên như thế nào?

 

 

2. Thế nào là sự phân bào?

 

 

 

3. Tế bào phân chia như thế nào? TB ở bộ phận nào của cây mới có khả năng phân chia? Sự lớn lên và phân chia của TB có ý nghĩa gì đối với thực vật?

 

 

 

- GV nhận xét.

HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi:

1. Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành.

2. Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước xác định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.

3. Nhân phân chia trước thành 2 nhân chất TB phân chia và hình thành vách ngăn đôi TB mẹ 2 TB con. TB mô phân sinh phân mới có khả năng phân chia.Ý nghĩa: Làm cho cây sinh trưởng và phát triển.

- HS lắng nghe.

Chương I: Tế bào thực vật

1. Sự lớn lên của tế bào.

Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành.

2. Sự phân chia của TB

 Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước xác định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.

 Nhân phân chia trước thành 2 nhân chất TB phân chia và hình thành vách ngăn đôi TB mẹ 2 TB con. TB mô phân sinh phân mới có khả năng phân chia.

Hoạt động 2: Ôn tập về rễ và thân

- GV đặt một số câu hỏi để hs trả lời:

1. Có mấy loại rễ chính? Kể tên và cho VD?

 

 

 

 

 

 

2. Rễ gồm những miền nào nêu chức năng của từng miền?

 

 

 

 

 

 

 

3. Kể tên các loại rễ biến dạng? Nêu đặc điểm và ví dụ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cấu tạo ngoài của thân gồm những phần nào?

 

5. Kể tên các loại thân? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Thân to ra do đâu?

 

 

7. Làm thế nào xác định tuổi của cây?

 

 

8. Phân biệt dác và ròng?

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét.

- HS trả lời:

 

1. Cácloại rễ chính:

+ Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con. VD: Cây có rễ cọc: xoài, nhãn, đậu xanh, bưởi,...

+ Rễ chùm: gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân. VD: Cây có rễ chùm: lúa, ngô, xả,..

2.  Rễ gồm 4 miền:

- Miền trưởng thành: vận chuyển các chất.

- Miền sinh trưởng: làm rễ dài ra.

- Miền hút: hút nước và muối kháng.

- Miền chóp rễ : che chở cho đầu rễ.

3. Rễ biến dạng :

+ Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây. Ví dụ : khoai mì, khoai lang

+ Rễ móc : bám vào trụ giúp cây leo lên. Ví dụ : trầu không, tiêu

+ Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí. Ví dụ : bụt mọc, cây bần, cây mắm

+ Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ. Ví dụ : tầm gửi, dây tơ hồng.

 

4. Thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách

 

5. Các loại thân:

  + Thân đứng:

     Thân gỗ: cứng, cao, có cành. Vd : cây me, cây phượng, cây bàng,…

     Thân cột: cứng, cao, không cành. Vd : cây dừa, cây cau, cây cọ,….

      Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Vd : cây lúa, cây xả, cây hành,…

   + Thân bò: thân mềm yếu, bò lan sát mặt đất. Vd: cây bí ngô, cây rau má, cây dưa hấu,..

   + Thân leo: leo bằng nhiều cách.

       Leo bằng thân quấn: cây mồng tơi, cây bìm bìm, cây đậu,..

       Leo bằng tua cuốn: cây mướp, cây nhãn lồng, cây đậu Hà Lan,…

6. Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ

7.Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây

 

8. Dác: là lớp gỗ sáng ở phía ngoài có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

   Ròng: là lớp gỗ màu thẫm, nằm phía trong, gỗ những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.

- HS lắng nghe.

Chương II: Rễ

1. Các loại rễ chính:

+ Rễ cọc:

+ Rễ chùm:

 

 

 

 

 

 

2. Rễ gồm 4 miền:

+ Miền trưởng thành: vận chuyển các chất.

+ Miền sinh trưởng: làm rễ dài ra.

+ Miền hút: hút nước và muối kháng.

+ Miền chóp rễ : che chở cho đầu rễ.

4. Các loại rễ biến dạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương III: Thân

1. Cấu tạo ngoài của thân        Gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách

2. Các loại thân:

  + Thân đứng:

     Thân gỗ: cứng, cao, có cành. Vd : cây me, cây phượng, cây bàng,…

     Thân cột: cứng, cao, không cành. Vd : cây dừa, cây cau, cây cọ,….

      Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Vd : cây lúa, cây xả, cây hành,…

   + Thân bò: thân mềm yếu, bò lan sát mặt đất. Vd: cây bí ngô, cây rau má, cây dưa hấu,..

   + Thân leo: leo bằng nhiều cách.

       Leo bằng thân quấn: cây mồng tơi, cây bìm bìm, cây đậu,..

       Leo bằng tua cuốn: cây mướp, cây nhãn lồng, cây đậu Hà Lan,…

3. Thân to ra do đâu?

- Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ

+   Tầng sinh vỏ:

+   Tầng sinh trụ:  

 4. Dác: là lớp gỗ sáng ở phía ngoài có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

5. Ròng: là lớp gỗ màu thẫm, nằm phía trong, gỗ những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây

 

Hoạt động 3: Ôn tập về lá

Gv: Đặt hệ thống câu hỏi và tiến hành ôn tập qua hệ thống câu hỏi:

1. Hãy nêu các bộ phận của lá? Có mấy loại lá? Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành. Cho ví dụ.

 

 

 

 

 

 

2. Lá có đặc điểm bên ngoài và cách xắp xếp trên cây ntn giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?

 

 

 

 

3. Những yếu tố nào là cần thiết cho quá trình quang hợp?

4. Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây? Viết sơ đồ hô hấp.

 

 

 

 

11.Cây hô hấp như thề nào?

 

 

- GV nhận xét.

- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi của GV.

1. Gồm: Cuống lá, phiến lá, gân lá. Có 2 loại lá:

+ Lá đơn, lá kép. VD: Lá đơn: Mồng tơi, mít, nhản, ngô, cam ...

+ Lá kép: Hoa hồng, phượng, me, khế ...

- Có 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, đối, vòng. VD:

(HS: Tìm ví dụ)

2. - Đặc điểm bên ngoài Lá gồm có: Cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá.

- Phiến lá có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp hứng nhiều ánh sáng.

- Lá xếp so le với nhau để nhận được nhiều ánh sáng.

3. Ánh sáng, nước, nhiệt độ, hàm lượng cacbonic.

4. Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây và thải ra khí cacbonic và hơi nước, sơ đồ SGK.

11. Tất cả các bộ phận của cây đều hô hấp và hô hấp suốt ngày đêm.

- HS lắng nghe.

Chương IV: Lá

 

 

1. Đặc điểm bên ngoài của lá:

Cuống  lá, phiến lá, gân lá.

- Có 2 loại lá: Lá đơn, lá kép.

- Có 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, đối, vòng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Những ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?

3. Khái niệm hô hấp, viết sơ đồ hô hấp.

 

 

 

 

 

 

    4. Củng cố đánh giá:

   - Nhận xét kết quả ôn tập của HS. Tốt và chưa tốt

5. Dặn dò:

- Học bài chuẩn bị kiểm tra học kì I

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Ngày….tháng…năm 2016

Ký duyệt của TBM

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET