Trường THCS Lê Hồng Phong      Giáo án Sinh học 6

Tuần 31    Ngày soạn: 28/03/2017

Tiết 59    Ngày dạy:      /04/2017

 

Bài 48:  VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI

ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI (tiết 2)

 

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng 2 mặt của thực vật đối với con người thông qua việc tìm được một số ví dụ về có ích hoặc có hại.

* Kiến thức nâng cao: Bổ sung thông tin một số loài thực vật có thể gây độc cho con người.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ: Có ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh cây thuốc phiện, cần xa.

- Một số hình ảnh hoặc mẫu tin về người mắc nghiện ma tuý để HS thấy rõ tác hại.

- Bảng phụ bảng SGK tr.155.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Sưu tầm về một số cây ăn quả có giá trị sử dụng hoặc một số loài cây gây hại.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

    Câu hỏi: Thực vật có vai trò như thế nào đối với động vật và con người ?

Trả lời: Thực vật cung cấp oxi, thức ăn, nơi ở của một số động vật.

  3. Bài mới

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu các mặt công dụng của thực vật.

- GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:

1. Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hàng ngày ?

2. Để phân biệt cây cối theo công dụng người  ta đã phân loại thành những nhóm nào?

 

- GV yêu cầu HS kẻ bảng SGK vào tập, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng trang 155.

- GV nhận xét yêu cầu HS rút ra công dụng của thực vật.

- HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:

1. Cung cấp thức ăn, gỗ làm nhà, trái cây, thuốc quý, rau xanh,…

2. Nhóm cây ăn quả, cây làm thuốc, cây lương thực, cây làm cảnh, cây công nghiệp…

- HS kẻ bảng SGK vào tập, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ.

- HS rút ra công dụng của thực vật ghi bài.

1. Những cây có giá trị sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực vật có công dụng  nhiều mặt: như cung cấp lương thực, thực pẩm, gỗ ... Có khi cùng một cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau tuỳ bộ phận sử dụng.

   Đó là nguồn tài nguyên quý giá, chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ Quốc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại của một số loại cây

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 48.3, 48.4 trả lời câu hỏi:

1. Kể tên cây có hại và tác hại cụ thể của chúng?

 

* Kiến thức nâng cao:

2. Ngoài những cây đã nêu trong SGK, em còn biết những cây có hại nào ngoài thực tế?

- GV giới hiệu về cây thuốc phiện: chất moocphin trong cây thuốc phiện là loại chất ma túy gây bệnh xã hội nguy hiểm nhưng lại có tác dụng giảm đau, an thần khi dùng với liều lượng nhẹ. Điều này giải thích vì sao trong ngành Dược người ta có thể sản xuất một số thuốc có moocphin (giảm đau, gây mê).

- GV cho HS thảo luận:

 

1. Tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người.

 

 

 

 

 

2. Thái độ của em trước tệ nạn ma túy hành động cụ thể nào?

 

 

 

 

- GV gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

 

- GV nhận xét, cho HS ghi bài

- GV cung cấp thêm thông tin: Nhiều khi tác dụng hai mặt của thực vật lại thể hiện ngay trê cùng một cây:

+ Cây trúc đào có lá rất độc, ăn phải có tểh gây nguy hiểm nhưng lại cho hoa đẹp dùng làm cảnh

+ Cỏ củ gấu (sốt ban), cây rau bợ (chữa sỏ thận) là những cây cỏ dại, mọc lẫn với cây trồng gây giảm năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng làm thuốc

+ Cây cà độc dược các bộ phận của cây đều có độc, dặc biệt là hạt nhưng lá có thể dùng chữa bệnh hen.

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình trả lời câu hỏi đạt:

1. Thuốc lá, thuốc phiện, cần sa: gây nghiện, gây ho lao, suy nhược thần kinh.

 

2. HS tự nêu: Cây trúc đào, cà độc dược, mã tiền, bã đậu…

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

1. Gây ra trạng thái nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, các phản ứng loạn tâm thần, gây tổn thương lên hệ thần kinh trung ương gây nên những trạng thái tâm lí không bình thường gây ảo giác

2. Nêu lên được hành động cụ thể:

+ Không sử dụng ma túy

+ Không hút thuốc lá

+ Tham gia phong trào tuyên truyền, phòng chống ma túy.

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 - HS ghi bài.

 

- HS lắng nghe.

2. Những cây có hại cho sức khỏe con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối với những cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác, hoặc tránh sử dụng.

Đồng thời chống hút thuốc lá và sử dụng chất ma tuý.

 

4. Củng cố: Sử dụng câu hỏi SGK tr.156.  

5. Dặn dò:

- Tìm hình ảnh phá rừng hoặc phong trào trồng cây gây rừng.

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.

- Đọc em có biết.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

·······················································

·······················································

·······················································

·······················································

·······················································

 

 

 

 

 

 

Tuần 31     Ngày soạn: 28/3/2017

Tiết 60      Ngày dạy:      /4/2017

 

Bài 49:  BẢO VỆ  SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT

 

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm “Đa dạng thực vật”.

- Giải thích được khái niệm “Thực vật quý hiếm”.

- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.

- Có biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

* Kiến thức nâng cao: Hãy kể một vài loài thực vật quý hiếm mà em biết?

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, phân tích, khái quát hoá.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Tự xác định vai trò, trách nhiệm tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Tranh một số thực vật quý hiếm.

- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

nguon VI OLET