GIÁO ÁN HỘI GIẢNG

 

Ngày soạn: 20/10/2016                                               Người soạn:  Nguyễn Tấn Hùng

Ngày dạy: 24/10/2016

Tiết : 11,12,13.

BÀI 11. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

(Thời lượng: 3 tiết)

I. Mục tiêu:

 1) Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Thông qua quan sát thí nghiệm, nhận xét, rút ra được cơ chế cảm ứng của sinh vật:  tiếp nhận kích thích- phân tích, tổng hợp- phản ứng trả lời.

- Giải thích được một số hhiện tượng cảnm ứng của sinh vật.

b. Về kĩ năng:

- Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả, giải thích được các hiện tượng thí nghiệm và rút ra được kết luận về nội dung của hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

- Vận dụng kiến thức về cảm ứng( phản xạ ở động vật) vào việc hình thành các thói quen tốt trong đời sống hàng ngày.

c. Về thái độ:

- Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tâp.

- Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

2) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Thông qua các hoạt động “Học cặp đôi; Học theo nhóm” góp phần hình thành cho HS năng lực hợp tác.Thông qua các hoạt động về hình thành kiến thức cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động vận dụng góp phần hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực xử lý thông tin, năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh.

II.Chuẩn bị: (Cho mỗi nhóm)

-Thí nghiệm 1: 1 chậu cây trinh nữ

-Thí nghiệm 2: 1 khay, 1 con giun đất, 1 kim nhọn

III.Nội dung các hoạt động:

Tiết 1

A. Khởi động:

 

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện

Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-YC: Xem hình 11.1 và quan sát những hiện tượng xảy ra.

-Ghi lại ý kiến vào vở.

 

 

 

 

 

         Ví dụ : Khi nóng, con người có phản ứng toát mồ hôi. Thảo luận nhóm : trả lời các câu hỏi sau :

-Nhóm: Trao đổi và ghi lại ý kiến vào vở sau khi xem hình 11.1 và chạm tay vào cây trinh nữ.

-sau 5 phút dùng đầu bút hoặc thước kẻ chạm  vào lá cây trinh nữ, quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra.

 

-       các nhóm trả lời

 


          

a)Vì sao lá cây trinh nữ cụp lại khi ngón tay chạm vào ?

Gợi ý : lá cây trinh nữ cụp lại khi ngón tay (hay các vật khác) chạm vào để bảo vệ cây.

b) Vì sao con người có phản ứng toát mồ hôi khi nóng ? Gợi ý : Toát mồ hôi giúp điều hoà thân nhiệt.

 

-GV: Thống nhất các câu trả lời của HS.

-GV: (Cá nhân) trình bày ý kiến của mình trước nhóm

-Giáo viên thống nhất lại các nội dung trả lời của học sinh.

 

 

 

 

 

- lá cây trinh nữ cụp lại

 

 

 

 

 

-         Toát mồ hôi để bớt nóng

 

 

 Các hiện tượng trên ở sinh vật ta gọi là cảm ứng, vậy cảm ứng là gì, diễn ra như thế nào và có tác dụng gì đối với đời sống sinh vật?

(Vào phần hình thành kiến thức)

 

 

 

Tiết 2

B. Hình thành kiến thức:

 

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện

Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-GV: Thông báo thí nghiệm như tài liệu HDH.

 

 

 

-GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.

 

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và ghi lại vào bảng 11.1

 

- GV yêu câu học sinh thảo luận và trả ời các câu hỏi sau:

a. Em hãy mô tả phản ứng của giun đất khi bị châm nhẹ vào các vị trí khác nhau trên cơ thể.

Tuỳ vào khả năng quan sát của HS, GV có thể gợi ý về phản ứng co của cơ thể giun đất khi châm kim là một phần cơ thể hay toàn bộ.

 

b. Vì sao giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm.

Do sự điều khiển của hệ thần kinh (dạng chuỗi hạch).

-HS: (Nhóm) tiến hành làm thí nghiệm như tài liệu

 

 

 

 

 

-Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hình 11.3

 

 

-HS: quan sát và ghi lại hiện tượng:

+ giun co lại nhanh

+ giun co lại chậm

+ giun co lại chậm hơn

-HS: thảo luận nhóm và trả lời

 

 

 

-HS: Lắng nghe hoặc ghi chép những gợi ý.

 


 

-GV: Nhận xét, gợi ý.

 

* Đọc đoạn thông tin SGK và cho biết :

1. Cảm ứng ở sinh vật là gì ?

2. Hãy cho biết tác nhân kích thích gây ra phản ứng trong thí nghiệm về giun đất ở trên là gì ?

3. Hãy thay kim nhọn bằng đũa thuỷ tinh và lặp lại thí nghiệm, so sánh với kết quả thí nghiệm ở trên.

Sơ đồ các bộ phận tham gia phản ứng

Kích thích

 

 

 

 

 

Bộ phận tiếp nhận

                                                

                                                Bộ phận điều khiển                                                        (phân tích, tổng hợp)

 

Trả lời kích thích

 

 

 

 

HS phân tích các yếu tố tham gia vào quá trình phản ứng ở sinh vật bằng cách xác định : bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện trả lời kích thích của thí nghiệm với giun đất là gì.

 

 

 

 

 

– Bộ phận tiếp nhận : Các tế bào trên bề mặt da của giun.

– Bộ phận điều khiển : Các hạch thần kinh tại các phần khác nhau trên cơ thể giun.

– Trả lời kích thích : Hệ cơ tại một phần hay trên toàn bộ thành cơ thể giun.

 

GV tổ chức cho HS nghiên cứu tài liệu phần thông tin về ví dụ phản ứng ở các loài sinh vật khác nhau : phản ứng hướng sáng của thực vật, của trùng roi xanh hay các hình thức phản xạ của động vật. Ngoài các ví dụ có trong tài liệu Hướng dẫn học, GV có thể cho HS quan sát thêm các qua ví dụ

 

Tiết 3

C. Luyện tập:

 

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện

Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-GV: (Cặp đôi):

Em hãy cho biết tác nhân kích thích và hình thức phản ứng của 2 ví dụ trong phần Khởi động là gì (điền kết quả vào bảng 11.2).

 

 

 

 

 

 

-HS: (Cặp đôi)

-HS: (Cá nhân)

-Bảng 11.2. Một số hình thức phản ứng ở sinh vật

 

Ví dụ

Tác nhân kích thích

Hình thức phản ứng

 

 

 

1

Sự va chạm

Lá cây trinh nữ cụp lại

 

 

 

2

Nhiệt độ

Toát mồ hôi

 

 

 

 

 


 

2. Hãy lấy ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật, chỉ ra tác nhân kích thích trong các ví dụ đó bằng cách hoàn thành bảng 11.3.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 11.3. Một số ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật

STT

Ví dụ cảm ứng

Tác nhân kích thích

 

 

 

1

Hiện tượng bắt mồi ở cây nắp ấm

Sự va chạm

 

 

 

2

Người đi đường dừng lại trước đèn đỏ

Sự thay đổi màu sắc đèn

 

 

 

3

Học sinh vào lớp khi nghe tiếng trống

Hiệu lệnh trống

 

 

 

4

Gà con chạy lại khi nghe tiếng gà mẹ

Tiếng gọi đàn con của gà mẹ

 

 

 

5

Em bé vui mừng khi gặp mẹ nó

Người mẹ

 

 

 

 

 

D. Vận dụng:

 

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện

Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-GV: (chia sẻ)

GV yêu cầu HS làm thí nghiệm nghiên cứu về tính hướng sáng của cây trước 1 tuần

HS xác định được các yếu tố tham gia thực hiện quá trình cảm ứng : bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận trả lời kích thích.

GV hướng dẫn HS cách thành lập một phản xạ có điều kiện : Muốn thành lập một phản xạ có điều kiện, ta cần thực hiện lần lượt 3 bước sau :

– Xác định mục tiêu của phản xạ muốn thành lập.

– Tìm kích thích đặc trưng có hiệu quả cao.

– Kết hợp nhiều lần các kích thích không điều kiện với kích thích có điều kiện.

HS thực hiện ở nhà các bước để hình thành các thói quen tốt cho bản thân hay các loài vật nuôi trong nhà, chia sẻ lại kết quả với các bạn cùng lớp vào tuần học tiếp theo.

+ Viết tóm tắt nội dung trên ra giấy, chia sẻ với các bạn qua: “góc học tập” của lớp.

-HS: (Chia sẻ)

 

+ Thực hiện ở nhà với người thân.

 

 

+ Thực hiện qua: “góc học tập” của lớp.

 

 

 

 

 

 

1. Em hãy đọc thông tin trong SHDH lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hình thành cho bản thân mình các thói quen tốt :

– Thức dậy đúng giờ vào buổi sáng.

– Xếp hàng khi mua hàng hoặc nơi công cộng.

– Bỏ rác đúng nơi quy định.

–…

2. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hình thành các phản xạ có điều kiện cho các loài vật nuôi trong nhà :

– Ăn đúng giờ.

– Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

 

 

 


 

E. Tìm tòi mở rộng:

 

Trợ giúp của giáo viên /Phương tiện

Hoạt động của học sinh/kết quả đạt được

-GV: (Chia sẻ)

+ Yêu cầu học sinh thưc hiện nội dung như SHDH

+ GV chia nhóm, yêu cầu HS làm tập san hoặc bài thuyết trình, chia sẻ với các bạn.

 

-HS: (Chia sẻ)

+Em hãy tìm các ví dụ về một số dạng cảm ứng của thực vật :

– Tính hướng sáng.

– Tính hướng đất.

– Cảm ứng đối với sự va chạm.

– Cảm ứng theo nhiệt độ.

 

 

IV. Hình thức, công cụ kiểm tra-đánh giá, phụ lục:

- Đánh giá trên lớp.

- Đánh giá bằng quan sát, nhận xét cá nhân và nhóm.

- Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập.

- Đánh giá thông qua sản phẩm cụ thể: (mô tả công việc học sinh làm theo các bước trong bảng 11.1,2,3)

V. Dặn dò:

 -Tìm hiểu nội dung bài 12:đa dạng các nhóm sinh vậtđể chuẩn bị cho tiết sau.

 -Thực hiện các yêu cầu mục vận dụng và tìm tòi mở rộng cuối bài 11 theo hướng dẫn.

nguon VI OLET