MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
2, Mục đích nghiên cứu
3, Đối tượng nội dung nghiên cứu
4, Nhiệm vụ nghiên cứu
5, Phương pháp nghiên cứu
6, Nội dung đề tài
4

5

6

II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
1, Cơ sở pháp lí
2, Cơ sở lí luận
- Tích hợp là gì.
- Các kiểu tích hợp .
- Các hình thức tích hợp.
- Các biện pháp tích hợp.
3, Cơ sở thực tiễn
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu
1, Khái quát phạm vi
2, Thực trạng của đề tài nghiên cứu
3, Nguyên nhân của thực trạng
Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu thực hiện đề tài
1, Cơ sở đề xuất các giải pháp
2, Các giải pháp chủ yếu
3, Tổ chức triển khai và thực hiện
7



8
9
10

11
12



13




III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1, Kết luận
2, Kiến nghị

IV. PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
14

15

16

17








Đề tài: “MẤY VẤN ĐỀ VỀ VẬN DỤNG TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN”
----------(((----------
I/PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Xuất phát từ việc thay đổi sách giáo khoa bậc học THCS. Các môn học nói chung đều có sự thay đổi lớn, riêng bộ môn Văn học – Tiếng việt – Tập làm văn được hợp nhất thành môn học Ngữ văn – thành sách ngữ văn. Chương trình được xây dựng trên quan điểm tích hợp kiến thức từ 3 phân môn.
- Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất: Từ sự hợp lực của ba phân môn, từ kiến thức của các môn học khác, từ kiến thức trong cuộc sống xã hội, từ các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn...
- Hơn thế nữa việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức.
- Vấn đề tích hợp là nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc đổi mới thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Vì vậy đòi hỏi người dạy phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp, thao tác, kỹ năng để giảng dạy tốt hơn.
- Song vấn đề tích hợp quá còn mới mẻ, còn bất cập, còn khó khăn của anh chị em giáo viên trong sự đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho dọc sinh.
Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài: “Mấy vấn đề về vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn”.
I.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Do sự tích hợp các môn học vào sách giáo khoa còn quá mới và bất ngờ đối với giáo viên, đã giảng dạy thành thói quen theo các phương pháp trước đây của môn học Văn – tiếng Việt nên việc vận dụng thao tác tích hợp “còn lạ”.



- Việc vận dụng tích hợp của mỗi giáo viên trong bài dạy, tuy có nhưng còn mang tính chất “sơ bộ”. Còn lúng túng trong việc lựa chọn kiến thức, nội dung phương pháp để thực hiện. Vì tính chất tích hợp còn mới mẻ trong một khoảng thời gian đầu giáo viên chưa nhanh chóng “làm quen” được.
- Việc thay đổi sách – thay đổi cơ cấu học bài – thay đổi chương trình kiến thức giáo viên chưa cập nhật kịp thời, cần có sự đầu tư nhiều trên mỗi bài học, thời gian nghiên cứu trong việc soạn bài phải mất nhiều; mà quá trình tiếp thu “Chuyên đề thay sách” của giáo viên có phần hạn chế, hoặc có giáo viên chưa trực tiếp học tập chuyên đề thay sách do phòng tổ chức chỉ được nghe báo cáo lại của đồng nghiệp.
- Trong cùng một đơn vị kiến thức nhưng mỗi giáo viên đưa ra một hướng tích hợp khác nhau.
Do vậy cần có tạo ra định hướng chung cho các giáo viên hiểu được những
nguon VI OLET