I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế xã hội chuyển sang một bước tiến mới đòi hỏi con người nhạy bén, chủ động sáng tạo. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, giáo dục cũng như thay đổi cách nhìn, thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm phát huy vai trò tự giác, độc lập sáng tạo của người học. Theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các phương pháp tích cực trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức mà giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng , không rập khuôn theo những mẫu sẵn có , được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng vào tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
Trong dạy học tích cực bộ môn Công nghệ cũng dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm do đó để dạy học tích cực giáo viên cần đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để học sinh tích cực học tập. Là giáo viên dạy môn Công nghệ tôi ý thức rõ vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của phương pháp cho học sinh làm việc theo nhóm. Việc sử dụng và phát huy phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới là điều rất cần thiết. Vì vậy tôi mạnh dạng chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học môn Công nghệ 8” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Quang Trung, tôi nhận thấy việc áp dụng hoạt động theo nhóm cho học sinh ở môn Công nghệ là rất cần thiết nên tôi áp dụng nghiên cứu học sinh lớp 8/3 và lớp 8/4 trong phạm vi ở trường từ năm 2009-2010 và năm 2010-2011.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Dạy học là hoạt động trung tâm và đặc trưng của mọi nhà trường, vì vậy việc đưa ra và tìm hiểu các phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài của từng bộ môn sao cho đạt hiệu quả là một vấn đề cần phải bàn luận. Do vậy tự học, tự nghiên cứu của giáo viên là tạo ra môi trường sư phạm để học sinh tự khẳng định khả năng chiếm hữu trí thức của chính bản thân mình.
Mặt khác, trong một lớp học thì trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối nên khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 – 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc giải quyết các vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại, tính cách năng lực của mỗi giáo viên được bộc lộ, uốn nén, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm
nguon VI OLET