Sáng kiến kinh nghiệm: Môi trường

 

Phần  một

ĐẶT VẤN ĐỀ

I.  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Từ trước tới nay, xã hội vẫn nghĩ phòng chống cháy nổ là trách nhiệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Nhưng thực tế sau mỗi vụ cháy, nổ cho thấy trách nhiệm phòng chống cháy nổ không phải của riêng ai, mà là của toàn xã hội, trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tự ý thức của mỗi công dân.

Nhiều vụ cháy lớn xảy ra liên tiếp

Từ xa xưa, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự "Thủy, Hỏa, Thiên tai, Đạo tặc", như vậy là Hỏa (cháy nổ) được xếp hàng thứ hai sau Thủy (lũ lụt) và được xếp trên Thiên tai và Đạo tặc. Điều đó cho thấy vấn đề nghiêm trọng của cháy, nổ và ý thức phòng chống cháy nổ từ xa xưa đã được cha ông ta hết sức coi trọng. Chỉ cần một chút bất cẩn, sơ xảy, thiếu ý thức phòng cháy chữa cháy là "bà Hỏa" có thể ập đến bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu, thậm chí dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường.

Công tác phòng chống cháy nổ đòng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, là mt bộ phận của công tác bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ là chứng ta đã góp phần vào ổn định cuộc sống bền vững. Chính vị vậy phòng chống cháy nổ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Luật phòng chống cháy nổ đã ra đời góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. tuy nhiên công tác phòng chống cháy nổ thời gian qua vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức, chính vì vậy hàng năm trên toàn quốc vẫn còn xẩy ra hàng nghìn vụ cháy, nổ lớn nhỏ đã làm bị thương và cướp đi sinh mạng của hàng chục thậm chí hàng trăm người nó gây thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng về tài sản của nhà nước.

 Nhận thức được tầm quan trọng, sự nguy hiểm của cháy nổ và tình hình thực tế của trường, ở địa phương. Là một giáo viên, làm công tác Đoàn trường học, phụ trách đội phòng chống cháy nổ với trách nhiệm là phải  xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ ở trường học . Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để một ngôi trường thật sự thân thiện, an toàn và học sinh tích cực? Trong 5 năm thực hiện phòng chống cháy nổ ở trường học tôi nhận thấy: Muốn đạt được hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác xây dựng an toàn phòng chống cháy nổ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh ở trường . Đây là một trong những nội dung tất yếu, quan trọng trong phong trào “XDTHTT-HSTC”. Vì thế tôi đưa ra Một số biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ ở trường THPT Anh Hùng Núp nhằm góp phần nâng cao cảnh giác với phương châm "Phòng cháy hơn chữa cháy" câu nói đã được đức kết từ lâu. Có nghĩa là tích cực phòng ngừa không để cháy nổ xảy ra sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả để hạn chế tổn thất ở mức độ nhỏ nhất.

Chúng ta nên quan tâm tới các biện pháp phóng chống cháy nổ ở mức độ cao nhất và thường xuyên, không chỉ ở trường học mà còn tất cả các địa điểm khác. Một khi đám cháy nổ xuất hiện đó là khi chúng ta biết được công tác an toàn của chúng ta chưa thực hiện tốt.

1. Cơ sở lý luận:

quan, trường học là những nơi đông người làm việc và học tập nỗi lo về công tác phòng chống cháy, nổ. Đặc biệt đối với các cơ sở trường học, nơi có số lượng học sinh tập trung tương đối lớn nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) không phải nơi nào cũng đạt tiêu chuẩn theo quy định. Các trường còn lại chỉ có phương án thoát hiểm trên giấy chứ chưa một lần thực tế tổ chức diễn tập. Nguy hiểm hơn, có trường cứ đến giờ ra chơi, chuông báo cháy lại reo inh ỏi do sự nghịch phá của học sinh. Khi xảy ra hỏa hoạn thật, tín hiệu chuông báo cháy không còn tác dụng, giáo viên và học sinh thiếu kiến thức ứng biến với tình huống khẩn cấp, thiệt hại sẽ vô cùng.

 Vấn đề bất cập hiện nay là theo quy định, những trường học, cơ sở giáo dục từ ba tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000m3 trở lên, nhà trẻ, mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1.000m3 trở lên mới được thẩm duyệt về an toàn PCCC. Những nơi còn lại, công tác PCCC chủ yếu dựa vào ý thức và sự chủ động của người đứng đầu đơn vị. Do đó mới xảy ra tình trạng nơi diễn tập một năm 2, 3 lần nhưng có nơi nhiều năm chưa từng bao giờ diễn tập. Vừa qua, Sở GD-ĐT Gia Lai đã có công văn đề nghị lãnh đạo các đơn vị trường học tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về phongfchoongs cháy nổ cho cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên trong đơn vị, thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và đề ra biện pháp xử lý nhằm hạn chế nguy cơ cháy, nổ. Đặc biệt, trong các ngày cao điểm Tết Nguyên đán và cao điểm mùa khô phải duy trì chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu ở mức độ cao, đảm bảo xử lý kịp thời và có hiệu quả mọi tình huống cháy, nổ.

Lý do được nhiều lãnh đạo đơn vị đưa ra để giải thích vì sao ít tổ chức diễn tập PCCC là không có thời gian và tài chính tổ chức các buổi diễn tập. “Hàng năm, học sinh đều được tham gia ít nhất hai hoạt động ngoại khóa, an ninh học đường,sức khỏe sinh sản vị thành niên, nên thời gian dành cho phòng chống cháy nổ rất ít. Nếu tổ chức thì phải nhiều lần chứ không thể một lần mà hướng dẫn hết tất cả học sinh”, Môt hiệu trưởng ở trường THPT đã bày tỏ. Do đó, dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC nhưng nhiều trường chưa thể thực hiện.
công tác phòng chống cháy nổ là hoạt động nằm trong chương trình “Đảm bảo công tác an toàn trường học”. Theo đó, Hàng năm có đội PCCC Ở An Khê vào kiểm tra luôn chỉ đạo các trường thực hiện trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ, xây dựng phương án tập luyện và tổ chức tổng diễn tập cho, cán bộ giáo viên nhân viên học sinh ít nhất 1 lần/năm học. Song hiện nay, các trường mới chỉ xây dựng phương án trên giấy, còn tổng diễn tập thì nơi không, nơi có. Cũng theo ông Á, các trường không nhất thiết phải mời đội cảnh sát PCCC về trường gây tốn kém về mặt kinh phí. Thay vào đó, chỉ cần tạo hiện trường giả là một đám cháy nhỏ ở gầm cầu thang, căng tin trong sân trường, có sự tham gia hỗ trợ chuyên môn của đội PCCC cũng đủ làm nên một buổi diễn tập, giúp học sinh có kiến thức về phòng chống cháy nổ.

Ước tính toàn Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 1/3 số trường học nằm trong các khu dân cư, chợ, hẻm, nguy cơ cháy nổ cao. Trong khi đó, công tác phòng chống cháy nổ chưa được các trường quan tâm đúng mức. Khi xảy ra hỏa hoạn rất dễ xảy ra tình trạng hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau để thoát thân.

 Cháy nổ, chập điện… là những sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là trong khu vực thành phố đông dân cư, cơ quan, trường học. Tuy nhiên, xử lý tình huống đúng cách, kịp thời thì không phải ai cũng có thể thực hiện, nhất là các em học sinh.

 

2. Cơ sở thực tiễn:

* Khái quát về tình hình, địa phương, nhà trường:

Huyện Kbang có 14 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 184.074,83 ha có hơn 62.339 khẩu. Tổng số trường học là 48 trường từ trường mầm non đến trường THPT. Từ ngày thành lập huyện tháng 5/1985 đến nay ngành GD&ĐT huyện Kbang từng bước ổn định và không ngừng phát triển cả quy mô lẫn chất lượng.

Năm học 2008-2009 trường THPT Anh Hùng Núp được thành lập trên cơ sở tách ra từ trường THPT Kbang, vị trí đặt tại xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân 4 xã phía Nam của huyện, phần lớn phụ huynh học sinh là dân lao động, trình độ học vấn của nhân dân trên địa bàn còn thấp, kinh tế trên địa bàn nhìn chung còn chậm phát triển, thu nhập chủ yếu trên địa bàn đều từ nông nghiệp.

Cơ sở vật chất: Tổng diện tích 3 ha, trường mới xây, khang trang thoáng mát với tổng số: 16 phòng học, 4 phòng đa chức năng đựơc trang bị tương đối đầy đủ về phương tiện phòng chống cháy nổ.

II. PHẠM VI ĐỀ TÀI, KẾ HOẠCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Vậy làm thế nào để một mái trường  an toàn không có cháy nổ. Một mái trường được trang bị đầy đủ mội phương tiện phòng chống cháy nổ, trang bị cho con người đầy đủ về mọi kiến thức kỷ năng phòng ngừa đó là điều cần thiết. Vậy để làm được điều đó ta cần phải hiểu được tầm quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ đối với các địa điểm trường học thường xuyên tập trung đông người, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có các công trình nêu trên cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi cần thiết.

Có quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

Không đưa xăng, dầu, khí ga và các chất nguy hiểm cháy, nổ khác vào công trình; trường hợp cần thiết phải sử dụng thì hạn chế tối đa số lượng và phải có các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Không sử dụng vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, ốp trần, tường, trang trí nội thất, cách âm...; phông màn, rèm cửa phải được xử lý bằng chất chống cháy.

Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn bộ công trình, từng khu vực, từng phòng và từng thiết bị điện có công suất lớn; bóng đèn điện chiếu sáng, trang trí, chấn lưu đèn nê ông phải đặt cách xa vật cháy tối thiểu 0,5m.

Thiết kế lắp đặt hệ thống chống sét theo đúng tiêu chuẩn chống sét cho từng loại công trình.

Có tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực. Cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy làm bằng vật liệu không cháy. Công trình có yêu cầu mặt bằng rộng không thể xây tường ngăn cháy thì lắp đặt hệ thống ngăn cháy bằng màn nước.

             Hộp, ống kỹ thuật thông tầng hoặc thông giữa các hệ thống phải làm bằng vật liệu không cháy và được chèn kín bằng vật liệu không cháy.

            Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động hoặc bán tự động đảm bảo chữa cháy trên toàn bộ diện tích.

             Lối thoát nạn phải đảm bảo các yêu cầu sau: Bố trí đủ cầu thang, hành lang thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; cửa vào buồng thang thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời làm bằng vật liệu không cháy và có cơ cấu tự động đóng. Có giải pháp ngăn lửa và chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khu vực, từng tầng; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người ở tình huống cháy phức tạp nhất. Thành lập đội PCCC cơ sở, bố trí lực lượng thường trực chữa cháy tại các ca làm việc.

       Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho cán bộ quản lý, lực lượng PCCC cơ sở, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp tại những nơi có nhiều nguy hiểm cháy, nổ.

            Trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy cứu người tại chỗ phù hợp với quy mô, tính chất cháy nổ  của công trình;

            Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Cảnh sát PCCC (số máy 114), báo cho chính quyền hoặc Công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án./.

 

 

1. Mục đích của đề tài:

 

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, tổ chức buổi tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cán bộ, nhân viên, học sinh biết để đề phòng là chính.

      Nội dung chủ yếu nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết về Luật PCCC, nguyên nhân gây ra cháy nổ, nắm vững các kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, đặc biệt trang bị kiến thức cơ bản về cách xử lý một đám cháy. Biết cách lập phương án PCCC. nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC và biết sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đủ khả năng chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu:

- Phương pháp quan sát,

- Phương pháp tổ chức thực hiện:

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp đàm thoại:

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Trong sáng kiến này tôi sử dụng phương pháp kiểm tra phương tổ chức thực hiện, để kiểm tra và đánh giá hiệu quả một số biện pháp, giải pháp, rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm thường mắc trong buổi thực hành. Trong năm học chúng tôi kiểm tra đánh giá 3 lần, rút ra kinh nghiệm trong việc thực hiện xây dựng kế hoạch an toàn, phòng chống cháy nổ đưa ra những việc đã làm được, việc chưa làm được để tiếp điều chỉnh, thực hiện tốt phương châm  "Phòng cháy hơn chữa cháy".

3. Thời gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

 - Thời gian : Thực hiện từng năm một .

- Đối tượng: Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.

- Địa điểm: Tại Trường THPT  Anh Hùng Núp – Kông Lơng Khơng Kbang – Gia Lai .

 - Trang thiết  bị, tranh ảnh:  Bình chữa cháy, các dụng cụu dùng để chữa cháy....

Phần hai

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, TỔNG KẾT KINH NGHIỆM:

* Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi:

Trường được lập được 6 năm luôn được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT Gia Lai, Huyện uỷ, UBND 4 xã phía Nam có con em đang học tập tại trường. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, có năng lực giảng dạy và giáo dục; đội ngũ giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn đã có nhiều năm công tác có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

Năm học 2012-2013 trường THPT Anh Hùng Núp được biên chế 12 lớp.

+ Khối lớp 10: 4 lớp

+ Khối lớp 11: 4 lớp

+ Khối lớp 12: 4 lớp

* Cơ sở vật chất nhà trường:

+ Phòng học: : 12 phòng

+ Phòng thư viện: 01 phòng

+ Phòng thiết bị: 04 phòng

+ Văn phòng: 01 phòng

+ Kế toán: 01 phòng

+ Phòng đoàn: 01 phòng

+ Phòng Hiệu trưởng-PHT: 03 phòng

+ Căn tin: : 01 phòng

+ Phòng bảo vệ: 01 phòng

1/Thuận lợi: Hoạt động giáo dục nhà trường luôn vững chắc không ngừng vươn lên, đoàn kết nhất trí trong cơ quan thực hiện tốt kế học nhiệm vụ năm học đã đề ra.

      Đội ngũ giáo viên cán bộ nhà trường tương đối đầy đủ,lực lường giáo viên đa số trẻ, khỏe năng động nhiệt tình trông công tác. Nề nếp ý thức học sinh chăm ngoan, lễ độ phẩm chất đạo đức tốt.            

2/ Khã kh¨n:

  - Häc sinh nhµ tr­êng thuéc vïng n«ng th«n, ®iÒu kiÖn kinh tÕ cßn khã kh¨n.

  - CSVC ®¶m b¶o cho c«ng t¸c PCCC cßn thiÕu vµ yÕu

 - C«ng t¸c tËp huÊn, rÌn luyÖn kû n¨ng PCCC cho CBGV vµ häc sinh cßn ph¶i lång ghÐp vµo c¸c bé m«n häc chÝnh kho¸.

         - C¬ së vËt chÊt cña nhµ tr­êng cßn thiÕu vµ yÕu. Trong 8 phßng häc chØ cã 2 phßng kiªn cè cßn 6 phßng do x©y dùng ®· l©u nªn xuèng cÊp nghiªm träng.

 Qua 3 năm thực hiện nhiệm vụ, nhà truờng đã thành lập ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong đó đặc biệt chú trọng về môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí trong tư tưởng và hành động, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 Trường mới xây nên về cơ bản có đủ số lượng phòng học, phòng vi tính, phòng thí nghiệm đảm bảo để tiến hành dạy học.

2. Khó khăn: Nhà trường đóng chân trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xa khu dân cư, đường xá đi lại phức tạp, đặc biệt là vào mùa mưa lũ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của nhiều phụ huynh và học sinh.

100% học sinh của nhà trường là con em gia đình nông dân thuộc khu vực xã đặc biệt khó khăn, kinh tế thu nhập của gia đình quá thấp, nhiều gia đình thường ít quan tâm đến việc học của con em mình. Phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số đặc biệt là con em người BaNa mức độ tiếp thu còn chậm do bất đồng ngôn ngữ.

Tuy trường mới xây dựng song vẫn chưa có khu hiệu bộ, chưa có nhà đa năng, chất lượng công trình, bàn ghế học sinh kém. Đặc biệt là chưa có cây xanh bóng mát trong và ngoài khuôn viên trường.

Do chưa có nhà tập thể học sinh bán trú nên tạm thời lấy phòng học để làm nhà học sinh, chưa có thùng đựng rác để nơi quy định, hố rác đổ bừa bãi, chưa phân loại được rác thải nên gây ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan môi trường sư phạm của nhà trường. Do vậy bản thân tôi có một số nội dung cần giải quyết.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, TỔNG KẾT KINH NGHIỆM:

Để thực hiện đề tài một cách khoa học thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết quả phong trào thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc học THPT, Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp tôi đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo.

Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp  thống kê, quan sát, trao đổi với giáo viên và học sinh, phương pháp tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá.

Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: Tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong năm học 2009- 2010 thông qua các dữ liệu lưu trữ của từng năm học: như báo cáo tổng kết năm học của Hiệu trưởng, các tham luận, báo cáo tổng kết việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm chấm thi đua của các phong trào… ; khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong thời gian qua.

1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học, lớp học.

Cơ sở vật chất nhà trường mới được xây dựng, khang trang, khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh đúng qui cách, hệ thống nước sạch tốt …

Tuy vậy cũng có nhiều điểm nhà trường cần chú ý cụ thể đó là: Quanh bờ rào nhà trường chưa có cây xanh chắn gió, đất rất cằn khó trồng cây xanh cần bổ sung đất và tăng cường phân chuồng, hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống chưa được trồng cây phủ xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, chậu cảnh, trang trí trong lớp vẫn còn mới mẽ chưa có gì, trong lớp chưa có cây xanh, yếu tố “Xanh” trong nhà trường cần phải bổ sung, chưa có ảnh Bác Hồ, chưa có khẩu hiệu, dưới ngăn bàn luôn luôn có giấy bỏ đầy ngăn, sân trường luôn có rác, chưa có hố đổ rác, thùng đựng rác ngoài trời, nhà vệ sinh rất bẩn, chưa thành lập đựơc đội môi trường tự quản để phân loại rác thải làm kế hoạch  nhỏ. Qua khảo sát các lớp học cụ thể  như sau: Khối 10: Gồm lớp: 10A, 10B, 10C, 10D, 10E; Khối 11: Gồm lớp: 11A, 11B, 11C, 11D; Khối 12: Gồm lớp: 12A, 12B, 12C, 12D. Kết quả khảo sát cho thấy số lớp đạt yêu cầu về “Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện” đạt chưa cao, đang thiếu trầm trọng cần phải bổ sung thêm..

2. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện nội dung  “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có ý thức cao trong việc giáo dục học sinh thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục môi trường, thông qua các hoạt động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau cửa kính ….

Các hoạt động phối hợp của Đoàn thanh niên, với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nội dung trên khá đa dạng. Cụ thể như giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, tổ chức ngày “Chủ nhật xanh”, “Mùa hè xanh” đi tham quan dã ngoại, qua các hoạt động lao động định kỳ, thường xuyên, các hội thi  cắm hoa, cắm trại ngày 26/3 …qua đó đa số các em học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn môi trường, bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.

Tuy nhiên qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì ?” thì các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi,… tuy nhiên thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả lời.

Ví dụ:  Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi…

Việc giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên cạnh những ưu điểm cũng còn có những mặt hạn chế, cụ thể là giáo viên chưa chú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “Học thông qua hành động”.

Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” tôi đưa ra một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Phối hợp với đội ngũ cán bộ, giáo viên lên kế hoạch thực hiện.

  Qua khảo sát tôi nắm bắt kịp thời những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện môi trường bên trong và môi trường bên ngoài khối lớp cũng như tâm tư nguyện vọng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phụ trách dạy. Tôi tổ chức phối hợp với  đoàn thể trong nhà trường, đội ngũ giáo viên và đặc biệt phối hợp chặt chẻ giữa 14 học sinh phụ trách lao động của lớp để lên kế hoạch thực hiện công tác này đối với nhà trường,  giáo viên, phụ huynh học sinh (PHHS), Ban đại diện cha mẹ học sinh ( BĐDCMHS) và các khối lớp học sinh.v.v…

  Sau khi tiến hành họp để bàn bạc đi đến thống nhất thực hiện các nội dung nổi cộm để ráo riết triển khai thực hiện đó là:

Thứ nhất: Tăng cường trồng, bảo vệ chăm sóc cây xanh.

Thứ hai: Trang trí trong lớp học.

Thứ ba: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.

Thứ tư: Giữ gìn sân trường, lớp học sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.

Thứ năm: Thành lập ban lao động, thực hiện phân loại rác để làm kế hoạch nhỏ.

Tóm lại: Việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.

* Bước 1:  Đối với giáo viên  và các đoàn thể:

Dựa trên kế hoạch nhà trường, kế hoạch của Đoàn thanh niên, tôi tiếp tục đưa các tiêu chí môi trường xanh, sạch, đẹp vào kế hoạch thực hiện, đồng thời tham mưu với BGH phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để vận động PHHS đóng góp kinh phí được thỏa thuận với nhà trường trong đại hội PHHS để cải tạo môi trường, hàng rào, bồn hoa, chậu kiểng, các loại cây trồng xung quanh hàng rào, các vị trí đã quy hoạch ở trong khuôn viên trường để trồng và chăm sóc vào đầu năm học, hàng tuần phối hợp với nhân viên bảo vệ, người dọn dẹp nhà vệ sinh, học sinh toàn trường lao động để cải tạo đất, chăm sóc cây trồng, san vời mặt bằng sân bóng đá, bóng chuyền, sửa chữa trang thiết bị hư hỏng của lớp.

 

 

* Bước 2:  Đối với phụ huynh:

PHHS có trách nhiệm đóng góp và quản lí các khoản tiền đóng góp đã được bàn bạc, thỏa thuận trước cuộc họp. Hợp đồng và quản lí việc cải tạo sân sửa chữa…v.v. ở các lớp. Ủng hộ các loại cây trồng, chậu hoa, bình nước cho học sinh uống cho các lớp...

* Bước 3: Đối với học sinh:

 Thực hiện bảo vệ môi trường, trang trí lớp học, chăm sóc cây xanh theo sơ đồ đã phân công. Thực hiện nhặt thu gom, phân loại rác, giấy, lọ chai thường thường xuyên để thực hiện kế hoạch nhỏ gây quỷ lớp, ủng hộ tiền, sách vở cho các em học sinh nghèo vượt khó...

 

 

2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh.

Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Trong Đoàn viên, thanh niên mà trung tâm là đồng chí Bí thư, trưởng ban lao động giữ vai trò chủ chốt trong công tác này và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.

Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “ trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”  được thực hiện với các hình thức cụ thể như:

Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: Nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên kịp thời…

Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học.

Tuyên truyền thông qua trong cuộc họp cờ đỏ, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt lớp; giáo viên nhắc nhở giáo dục học sinh có thói quen vệ sinh chung, bảo vệ của công, chống lãng phí, xây dựng ban lao động lớp, ban trực cờ đỏ, lớp trực cổng trường.v.v, để bảo vệ môi trường bên  trong và bên ngoài lớp xanh, sạch, đẹp. Tìm kiếm  huy động các cây cảnh tặng cho trường, đầu năm ban lao động ra chỉ tiêu mỗi học sinh phải nạp cho nhà trường 10kg phân chuồng/1 học sinh để bón cây xanh.

 

 

 

Kết quả kế hoạch được các lớp nhất trí cao và thực hiện đầy đủ chỉ tiêu về số lượng, cũng như chất lượng.

Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.

3. Tổ chức thực hiện các phong trào:

a. Trồng, bảo vệ chăm sóc cây xanh.

Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: Cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái …

Để  thực hiện phong trào tưởng ban lao động giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, sơ đồ chăm sóc cây xanh. Đây là vấn đề thường xuyên liên tục các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, bón phân, nhặt cỏ, bảo vệ.

Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.

 

 

 

Phong trào đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái.

b. Trang trí trong lớp học.

Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học và nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận.

Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Giáo viên, học sinh tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em có thể cảm nhận : Có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận: hình như, có thêm một mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn … Chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều.

 

Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ sáu hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng …

Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em.

c. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.

Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong thời gian vừa qua. Các báo, đài cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề này. Sở giáo dục đào tạo, đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện việc không được để nhà vệ sinh học sinh dơ bẩn.

Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện ráo riết nội dung này. Việc làm đầu tiên là giáo dục ý thức của học sinh với các nội dung cụ thể như Đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội sạch, đi đại tiện: vào khu vực qui định, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện,  tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.

Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viên phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ nghỉ tiết buổi sáng, sau giờ nghỉ tiết buổi chiều và khi học sinh tan học.

Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ sinh sạch sẽ.

4. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.

Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.

Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo ban nề nếp.

Ngoài ra phân công lớp trực tuần thực hiện vệ sinh quét dọn toàn bộ khuôn viên trường. Lớp lao động phạt thực hiện theo lịch phân công của ban lao động.

 

 

Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.

5. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học.

Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.

Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.

6. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”

Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất cõ lẽ là xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Ở đây nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.

Ví dụ: Vấn đề dọn dẹp nhà vệ sinh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ nhà trường đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho người làm công  tác vệ sinh, tiền mua nước uống cho học sinh, ủng hộ cây xanh, cây cảnh…và nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh học sinh.             

Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi; chấp hành luật khi tham gia giao thông …đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà trường tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan trọng giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1.  Xây dựng nhà trường:

* Biện pháp khắc phục:

Giáo dục ý thức giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng và bảo vệ tài sản của nhà trường. Thực hiện tốt nội qui nhà trường, không có hành động vui chơi, sinh hoạt thiếu an toàn, trong các buổi chào cờ, buổi sinh hoạt hay ngoại khoá.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp. Phê phán những biểu hiện thiếu an toàn trong sinh hoạt và vui chơi trong nhà trường.

Tổ chức tốt lao động vệ sinh phòng học hàng ngày. Thực hiện “Ngày lao động xanh” trong khuôn viên nhà trường vào ngày nghỉ học hàng tuần. Giữ gìn và chăm sóc tốt cây xanh theo sơ đồ phân công của ban lao động. Mỗi tuần có hai lớp lao động công ích (lao động phạt), không sử dụng bút xóa, kẹo cao su, thực hiện tốt việc phân loại rác, hàng năm phát động 1 học sinh nạp 10kg phân chuồng có cân ký ghi đầy đủ, 5 cây xanh và đặc biệt trồng cây trứng cá thay cho các loại cây phát triển chậm (như cây bạch đàn, tràm.v.v để trồng trong và ngoài khuôn viên trường, quyên góp tiền mua cây, công trình đoàn, công trình xây hòn nam bộ v.v.. thực hiện tốt việc cung cấp nước uống đảm bảo chất lượng cho học sinh.

Lên kế hoạch triển khai, thực hiện nhiệm vụ thân thiện với môi trường, làm tờ trình đề nghị các cấp, ban ngành đoàn thể ủng hộ vật chất như thùng rác... để xây dựng trường học thân thiện,  học sinh tích cực.

2.  Xây dựng lớp học:

* Biện pháp khắc phục:

Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết vẽ trên bàn, trên tường. Xem lớp học là ngôi nhà thân yêu của mình, sống và học tập hàng ngày.

Tổ chức trang hoàng lớp học đẹp, khoa học, thực hiện bảng tin lớp. Các lớp phân công trực vệ sinh hàng ngày sạch sẽ. Thực hiện tốt phong trào “Lớp tự quản”. Như ban phụ trách lao động của lớp có trách nhiệm phân công từng tổ thu gom rác ( giấy bỏ, chai nhựa..v.v.) tập trung tại thùng chứa rác cuối tuần, tháng đem cân lấy tền làm kế hoạch nhỏ của lớp. Đặc biệt là ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn học giỏi, ủng hộ do Đoàn trường và ngành phát động...v.v.

Trang trí trong lớp học mỗi lớp phải có: một ảnh Bác Hồ, có bình hoa, một đến hai chậu cây xanh, trang trí khẩu hiệu; thành lập tổ tưởng, phó tự quản lao động chăm sóc cây xanh ở lớp, có nhiệm vụ lên kế hoạch lao động chăm sóc cây xanh của lớp mình phụ trách, thực hiện kế hoạch lao động phạt của ban lao động nếu có, lao đông vệ sinh trực trường, vận động nạp tiền để mua bình nước sạch để uống, mua khăn lau tay, chậu đựng nước rửa tay..vv.

Thực hiện tốt nề nếp, đồng phục của học sinh. Đảm bảo tính trẻ trung của tuổi học trò, năng động và mang nét riêng của nhà trường.

3. Gây hứng thú, tạo niềm tin :

Tạo điều kiện học sinh được tham gia các hoạt động trong nhà trường một cách chủ động, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức tự giác biết bảo vệ môi trường và tự chăm sóc cây xanh, biết, trồng hoa, tỉa cành, chiêm ngưởng thiên thiên tươi đẹp đã ban tặng, bết yêu quý giữ gìn tài sản quý giá “Ý thức hôm nay, tương lai ngày mai” thân thiện với môi trường và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Biết tổ chức những hoạt động như (vào dịp lễ, tết), hội thảo về phương pháp học tập, để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng mềm để ứng dụng vào cuộc sống như thuyết trình, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp làm việc nhóm…

Từ phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, trong đó, học sinh biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai… Và để làm được điều này, cần phải có sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng.

4. Công tác kiểm tra đánh giá:

        Kiểm tra là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện xây dựng Môi trường bên trong, bên ngoài  lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý các ban, ngành đoàn thể và trưởng ban lao động. Qua kiểm tra nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện công tác xây dựng Môi trường bên trong và bên ngoài lớp, đánh giá đúng năng lực của mỗi giáo viên, từng lớp học, từng học sinh phát hiện đúng, những lệch lạc thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh kịp thời giáo viên và học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện Môi trường bên trong và bên ngoài lớp. Mặt khác qua kiểm tra đánh giá giúp giáo viên và học sinh làm tốt việc cải thiện môi trường, đồng thời cũng tác động đến hành vi của giáo viên và học sinh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu hoàn  thành công việc được giao.

 Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh đạt được kết quả trong việc cải thiện môi trường bên trong và bên ngoài lớp               do vậy tôi không buông lỏng công tác kiểm tra.

  Để công tác kiểm tra có hiệu quả, Tôi đã lên  kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra từng hàng ngày, hàng tuần cả năm, học kì môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn, thân thiện cụ thể, rõ ràng. Hàng tuần có kế hoạch kiểm tra lần lượt các nội dung trong việc thực hiện kế hoạch cải thiện Môi trường bên trong và bên ngoài lớp đã được triển khai, mặt khác qua kiểm tra đánh giá giúp giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, giúp giáo viên thông suốt công tác kiểm tra, từ đó khuyến khích tinh thần tự giác trung thực của giáo viên và học sinh trong công việc.

 Trong công tác kiểm tra tôi luôn chú ý đến tính đảm bảo  khách quan và công khai công bằng và dân chủ.

Sau kiểm tra Tôi tổ chức  nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm tồn tại trong quá trình thực hiện để giúp học sinh phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục làm tốt công tác hơn. Đồng thời cuối đợt thi đua nhà trường có khen, chê kịp thời.

Kết quả qua kiểm tra đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh thường xuyên quan tâm công tác cải thiện Môi trường bên trong và bên ngoài lớp hàng tuần, tháng, để hàng năm rút kinh nghiệm những điểm chưa làm đựơc triển khai năm học tiếp theo.

5. Kết quả thực hiện:

a. Trước khi chưa áp dụng sáng kiến.

Trước khi chưa áp dụng biện pháp, giải pháp như trên. Qua thực tế về môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn ở trường THPT  Anh Hùng Núp,  từ một ngôi trường chưa có cây xanh bóng mát trong và ngoài khuôn viên trường, chưa có bồn hoa, cây cảnh, chậu cảnh, trang trí trong lớp vẫn còn nguyên vẹn chưa có gì, trong lớp chưa có cây xanh, chưa có ảnh Bác Hồ, chưa cố khẩu hiệu, dưới ngăn bàn luôn luôn có giấy bỏ đầy ngăn, khẩu hiệu,  tranh ảnh trang trí  ở trường chưa đầy đủ, chưa thành lập đựơc đội môi trường  tự quản để phân loại rác thải làm kế hoạch  nhỏ. Đặc biệt là qua theo dõi quá trình sinh hoạt, học tập của các em học sinh, tôi thấy rõ ý thức giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng và bảo vệ tài sản của nhà trường rất kém, phần lớn là do các em chưa hiểu được bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với con người, đa số là con em người đồng bào nên việc vệ sinh, đi vệ sinh, ăn, uống xã rác bừa bãi đã trở thành thói quen cũ, số lượng học sinh ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn  chưa cao.

 

* Kết quả khảo sát thực nghiệm.

LỚP CHƯA THỰC NGHIỆM ĐẦU NĂM HỌC

STT

Khối

Lớp

Xếp loại

01

02

03

Khối 10

Khối 11

Khối 12

10A, 10B, 10C, 10D, 10E.

11A, 11B, 11C, 11D.

12A, 12B, 12C, 12D.

Chưa đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

 

LỚP CHƯA THÀNH LẬP ĐỘI MÔI TRƯỜNG TỰ QUẢN ĐỂ PHÂN LOẠI RÁC LÀM KẾ HOẠCH NHỎ.

 

STT

Lớp

Số lượng rác xã trong lớp

Và quanh khuôn viên trường

Kết quả phân loại rác (giấy, chai, ...)

Đã thu gom kg/năm

Đơn giá:

4.000đ/kg

Thành tiền

 

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

10A 10B 10C 10D 10E

11A 11B 11C 11D

12A 12B 12C 12D

Vẫn còn

Quá nhiều

//

Vẫn còn

//

Vẫn còn

//

Quá nhiều

//

Vẫn còn

Vẫn còn

//

Quá nhiều

Chưa có

//

//

//

//

Chưa có

//

//

//

Chưa có

//

//

//

Không

//

//

//

//

Không

//

//

//

Không

//

//

//

Không

//

//

//

//

Không

//

//

//

Không

//

//

//

 

 

 

 

 

b. Sau khi áp dụng sáng kiến :

Sau khi áp dụng các biện pháp, gải pháp trên, Khuôn viên của nhà trường ngày càng “Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn”, thoáng mát, đã góp phần rất lớn  thu hút các bậc Phụ huynh, học sinh đến trường ngày một đông hơn. 

Về phía học sinh thông qua giáo dục bảo vệ môi trường học sinh biết chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân, trong lớp học đã trang trí khá đầy đủ, như ảnh Bác Hồ, các khẩu hiệu, một đến hai chậu kiểng, bình hoa, khăn lau tay giáo viên, chậu nước, hai rọt rác... thành lập được ban lao động tự quản để phân loại rác làm kế hoạch  nhỏ, trong ngăn bàn không có giấy, rác nữa, nền nhà không có vết kẹo cao su, bàn ghế, tường không viết, vẻ bậy đã giảm hẳn. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây, chăm sóc cây xanh theo sơ đồ của lớp, có ý thức tốt bảo quản môi trường lớp, trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn. Học sinh đã có ý thức, những thói quen cũ đã giảm hẳn biết giữ gìn vệ sinh chung ngày càng tốt hơn, số lượng, chất lượng tham gia làm kế hoạch nhỏ càng tích cực hơn, số giấy, chai, lọ, lon... đã bán được tuy số tiền không lớn nhưng đã giải quyết được rất nhiều vấn đề như: tiền mua Phấn viết bảng, tiền làm quỷ lớp, tiền ủng hộ...nên trường, lớp ngày càng xanh – sạch đẹp – an toàn hơn.

* Kết quả đạt được như sau:

LỚP ĐÃ THỰC NGHIỆM CUỐI NĂM:

S

T

T

Khối

Lớp

Lớp chưa thực

nghiệm

Xếp loại

Lớp đã thực nghiệm

Xếp loại

01

02

03

Khối 10

Khối 11

Khối 12

10A,B,C,D

11A,B,C,D

12A,B,C,D

10B,10C

11B, 11C

12C

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

 

10A,10D,10E

11A, 11D

12A, 12B,12D

Đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Đạt chuẩn

 

LỚP ĐÃ THÀNH LẬP ĐỘI MÔI TRƯỜNG TỰ QUẢN ĐỂ PHÂN LOẠI RÁC LÀM KẾ HOẠCH  NHỎ.

STT

Lớp

Số lượng rác xã trong lớp

Và quanh khuôn viên trường

Kết quả phân loại rác (giấy, chai, ...)

Đã thu gom kg/năm

Đơn giá:

4.000đ/kg

Thành tiền

 

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

10A 10B 10C 10D 10E

11A 11B 11C 11D

12A 12B 12C 12D

Không có rác

Không có rác

Giảm hẳn

Giảm hẳn rác

Không có rác

Giảm hẳn

Không có rác

Không có

Không có

Giảm hẳn rác

Không có rác

Không có rác

Giảm hẳn

45kg

40kg

30kg

35kg

40kg

39kg

45kg

40kg

37kg

35kg

45kg

45kg

36kg

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

180.000đ

160.000đ

120.000đ

140.000đ

160.000đ

156.000đ

180.000đ

160.000đ

148.000đ

140.000đ

180.000đ

180.000đ

144.000đ

Tổng cộng

 

512kg

 

2048.000đ

 

Tổng cộng: (Hai triệu không trăm bốn mươi tám ngàn đồng). Tuy số tiền rất nhỏ nhưng đã giải quyết được rất nhiều việc về mọi mặt. Nhất là hỗ trợ HS nghèo vượt khó, tiền mua dụng cụ phục vụ cho việc học tập...

c. Nguyên nhân thành công:

Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền để CB-GV-NV- HS hiểu rõ công tác bảo vệ môi trường quan trọng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Ngay từ đầu trường mới thành lập BGH đã quy hoạch rất chi tiết, bố trí khoa học thiết kế sơ đồ trồng cây, bồn hoa, đường đi, rất phù hợp với cảnh quan môi trường sư phạm, thành lập ban lao động, gồm trưởng ban lao động trường, GVCN thành lập ban lao động ở lớp mình phụ trách.

Chỉ đạo CB-GV-NV và HS cùng nhau trồng và chăm sóc cây xanh trong và ngoài cổng trường: Cụ thể đã trồng và chăm sóc hơn một nghìn cây xanh, xanh hoá các gốc cây tạo nên một khung cảnh thoáng, mát, dễ chịu, cây xanh đã được bảo vệ và chăm sóc tốt.

Nhà trường lựa chọn giống cây tốt, tự ươm và trồng được hơn một trăm cây me tây, mua hơn ba trăm cây bạch đàn, hơn ba trăm cây keo, cây xà cừ trồng trong trường và ngoài cổng trường các dãy dọc theo bờ rào để chắn gió tạo một  môi trường trong lành mát mẽ.

Phủ xanh đất trống, trồng những cây dễ trồng, dễ sống, phát triển nhanh, tạo bóng mát cho sân trường (như cây trứng cá…) đây là những cây sẻ được thay thế dần sau khi các cây trồng khác lớn như cây me tây, cây xà cừ, cây phượng…)

Cải tạo đất trồng cây bằng cách lấy đất tốt từ nơi khác chuyển về, hàng năm ban lao động, phát động  mỗi HS phải nộp 10kg phân trâu, bò, tạo dinh dưỡng cho đất. Phát động đoàn thể, các lớp học, vận động phụ huynh HS, cá nhân đóng góp vật chất, mua và tặng các loại cây xanh, cây cảnh bổ sung thêm, trồng ở vườn trường.  Chỉ tiêu phấn đấu mỗi Chi đoàn lớp, Chi đoàn GV, cuối năm học phải tặng cho nhà trường ít nhất một cây xanh và nhận chăm sóc cây xanh của mình phát triển tốt.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các lớp học chăm sóc cây xanh theo sơ đồ đã phân công của ban lao động. Hàng tuần  phân công các lớp trực trường thường xuyên, quét dọn, vệ sinh trong và ngoài trường học sạch sẽ.

Đặc biệt trường  luôn luôn có 1 đến 2 lớp cuối tuần có điểm thi đua xếp loai yếu, kém cho tiến hành lao động phạt trong tuần, vệ sinh, quét dọn, chăm sóc cây xanh… nên trường luôn sạch sẽ thân thiện. Tổ chức tốt lao động toàn trường, vệ sinh phòng học từng ngày, nhà trường đã thuê người làm vệ sinh thường xuyên các nhà vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên nhắc nhở GV-HS ở tập thể có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đổ rác đúng nơi quy định không vứt rác bừa bải.

Có được những thành quả trên nhà trường có sự quan tâm trong việc chỉ đạo thực hiện môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Giáo viên nhiệt tình, học sinh đã có ý thức chung trong việc bảo vệ môi trường và tích cực trong phong trào thực hiện vì một môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn, Các bậc phụ huynh của trường luôn quan tâm và có sự phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh.

Như Bác Hồ đã nói ''Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người'' Trường THPT Anh Hùng Núp qua ba năm thực hiện các nội dung “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã gặt hái được rất nhiều thành công về mọi mặt trong đó rất chú trọng đến vấn đề “Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Từ một ngôi trường chưa có cây xanh bóng mát nào, nay đã trở thành một trong những trường, khang trang, sạch đẹp, có cây xanh che mát tạo nên một ngôi trường sư phạm: “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

Từ những cách làm trên và kết quả bước đầu đã đạt được, tuy có thể chưa nhiều  và cần phấn đấu nhiều hơn nữa, nhưng đáng mừng hơn nhất là đã và đang tạo được niềm tin của phụ huynh HS, tạo ấn tượng tốt đẹp cho những ai dù chỉ đến trường một lần hay nhiều lần khác nữa. Đây chính là tiêu chí thúc đẩy nhà trường luôn làm tốt hơn trong công tác dạy và học, trong công tác xây dưng cảnh quan môi trường sư phạm.

Phần ba

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của con người, của mỗi Quốc gia, của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sinh hoạt đời sống và phát triển kinh tế - xã hội không được làm ô nhiễm môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên  thiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn. Có các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

Môi trường xanh, sạch, đẹp  an toàn, thân thiện là một trong những yếu tố cần thiết góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục học sinh (CSGD) học sinh. Đặc biệt phải thường xuyên duy trì việc cải thiện môi trường bên ngoài, bên trong lớp học, để đáp ứng kịp thời  mọi  nhu cầu hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh  học tốt, giáo viên thực hiện tốt chương trình Giáo dục mới hiện nay.

   Vì vậy người làm công tác môi trường phải biết phối kết hợp với học sinh một cách khéo léo và có kế hoạch cho công việc rõ ràng, cụ thể, phải có sự trung thực, nhiệt tình thì mới thuyết phục được học sinh và làm tốt công việc mình cần làm.

Để đẩy mạnh công tác xây dựng Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện trong trường, lớp ngày một hoàn thiện. Tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Người làm công tác phong trào phải nắm rõ yêu cầu của ngành, có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, triển khai kịp thời có hiệu quả kế hoạch hàng, tuần, tháng đến giáo viên và học sinh, tổ chức tốt các phong trào hoạt động trong nhà trường, làm tốt công tác đánh giá kiểm tra, đặc biệt là khen, chê kịp thời.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân Tôi với mong muốn làm tốt công tác xây dựng Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện trong trường, lớp ngày một hoàn thiện.

Đề tài: Một số biện pháp giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp- an toàn- thân thiện tại trường THPT Anh Hùng Núp- Gia Lai”  năm học 2010 - 2011 đến hết năm học với những hiệu quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện đối với các trường THPT trong huyện, trong tỉnh. Rất mong nhận được sự đóng góp, xây dựng ý kiến của các cấp Lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của Tôi được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị:

Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp, giải pháp xây dựng trường lớp “Xanh, sạch, đẹp, an  toàn” thực hiện trong năm học 2012 – 2013.

a. Xây dựng nhà trường:

- Thường xuyên giáo dục ý thức, giữ gìn trường lớp Xanh, sạch, đẹp, phê phán những biểu hiện thiếu an toàn trong sinh hoạt và vui chơi trong nhà trường, tôn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng bảo vệ tài sản của nhà trường, thực hiện tốt nội quy nhà trường .

- Tổ chức lao động vệ sinh phòng học hàng ngày, thực hiện ngày lao động xanh trong khuôn viên nhà trường vào các ngày thư 7 hàng tuần, giữ gìn chăm sóc tốt cây xanh, mỗi tuần có 1-2 lớp lao động công ích. Không sử dụng bút xoá, kẹo cao su, thực hiện tốt phân loại rác. Thực hiện tốt việc cung cấp nước đảm bảo chất lượng cho học sinh.

- Cân đối chi tiêu từ các nguồn quỹ ngoài ngân sách, huy động mọi nhân lực tham gia đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần, để mua thêm các loại cây cảnh, trang trí khẩu hiệu thêm, làm hòn nam bộ… tạo cảnh quan môi trường “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các Đoàn thể, các thành viên, từng lớp vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh, cử bảo vệ chuyên trách việc, tưới cây, cắt tỉa cây, giáo dục tư tưởng và ý thức trong việc chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường .

- Từng bước quy hoạch khuôn viên trường dự kiến từng khu vực xây dựng phòng học, các sân chơi thể thao, đường đi, bồn hoa, vườn trường để trồng cây trước. Phải có thùng đựng rác ngoài trời để nơi qui định.

b. Về xây dựng lớp học: 

- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết, vẽ lên bàn, lên tường, ăn kẹo không xả bừa bãi giữa nền nhà…tiết kiệm phòng chống lãng phí, không phá hoại của công; phải xem lớp học là ngôi nhà thân yêu của mình, sống và học tập hàng ngày.

- Tiếp tục trang trí lớp học đẹp, khoa học, có bình hoa, cây cảnh, phân công trực vệ sinh hàng ngày sạch sẽ; thực hiện tốt phong trào lớp tự quản. Thực hiện tốt đồng phục của học sinh.

       Có được những thành công làm tốt công tác xây dựng môi trường  sư phạm xanh, sạch, đẹp như ngày hôm nay trước hết phải kể đến sự nổ lực phấn đấu, đoàn kết của tập thể CB- GV- NV và HS trong nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của quý phụ huynh HS đặc biệt là sự  quan tâm chỉ đạo của Chi bộ, của các cấp, ngành đã tạo điều kiện thuận lợi để trường THPTAnh Hùng Núp dạy tốt học tốt, tạo đựơc môi truờng sư phạmXanh,  sạch, đẹp, an toàn” thực hiện tốt phong trào thi đua ''Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực'' của Bộ GD&ĐT phát động.

c. Phương hướng triển khai:

      - Phát huy những kết quả đạt được ở cuối năm học.Tôi sẽ dần dần từng bước một để đẩy mạnh công tác xây dựng Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện trong trường, lớp học ngày một hoàn thiện trong năm học tới, với mục đích duy trì việc cải thiện môi trường bên ngoài, bên trong lớp học thật sự là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập hoạt động tích cực của học sinh, giúp học sinh tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ trong cuộc sống.

                                                    KBang, ngày 12 tháng 03 năm 2012

     Xác nhận của nhà trường                                  Người thực hiện

 

 

 

                                                                 Thái Hữu Lợi

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.

2.  Bộ khoa học công nghệ và môi trường , cục môi trường, các quy định pháp     Luật về môi trường,  NXB chính trị quốc gia, tập 1,2,3,4.

3.  Bộ khoa học công nghệ và môi trường, cục môi trường, 200 câu hỏi đáp về môi trường, Hà Nội 2000.

4. Lê Huy Bá - Môi trường, NXB 1997

5.  Lê Thạc Cán - Đánh giá tác động môi trường, phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn - NXB KHKT, 1995.

6.  Lê Thạc Cán - Cơ sở khoa học môi trường - giáo trình đại học mở  1995.

7.  Cục môi trường, hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2002.

8.  Lê Văn Khoa - Môi trường và ô nhiễm, NXB giáo dục 1997

9. Luật bảo vệ môi trường - CHXHCNVN.

10. Tuyển tập nghiên cứu khoa học. NXB TDTT, Hà Nội năm 2005.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     MỤC LỤC                                            Trang

                                                      Phần một                                                       ĐẶT VẦN ĐỀ              1

I. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI :         1                                                    1. Cơ sở lý luận                        2                                                                                    2. Cơ sở thực tiễn                 2

II. PHẠM VI ĐỀ TÀI, KẾ HOẠCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:     3                       1. Mục đích của đề tài                   4                                                                             2. Phương pháp nghiên cứu                   5                                                         3. Thời gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu                6                                                             

 

Phần hai

                                      NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, TỔNG KẾT......    6

1. Thuận lợi 7

2. Khó khăn 8

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, TỔNG KẾT........   8

1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học, lớp học.  9

2. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh...                  10

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:   11

1. Phối hợp với đội ngũ cán bộ, giáo viên lên kế hoạch..............................   11

2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh.   13

3. Tổ chức thực hiện các phong trào:   14

4. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.                 17

5. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học                17

6. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường ........................    18

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 19

1.  Xây dựng nhà trường: 19

2.  Xây dựng lớp học: 19

3. Gây hứng thú, tạo niềm tin :  20

4. Công tác kiểm tra đánh giá:  21

5. Kết quả thực hiện: 22

a. Trước khi chưa áp dụng sáng kiến. 22

b. Sau khi áp dụng sáng kiến: 24

c. Nguyên nhân thành công:  25

                                                   Phần ba

                     KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  27

1. Kết luận  27

2. Kiến nghị 28

a. Xây dựng nhà trường: 29

b. Về xây dựng lớp học:   29

c. Phương hướng triển khai: 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31             

 

 

Trang 1

Giáo viên: Thái Hữu Lợi - Trường THPT Anh Hùng Núp

nguon VI OLET