I. Đặt vấn đề :
Văn bản nghị luận được tạo tập nhằm giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận càng có giá trị… Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí. Nghị luận xã hội có hai hình thức cơ bản: nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Hai hình thức cơ bản này bắt nguồn từ đời sống mà các em có thể nhìn thấy, nghe thấy hàng ngày nhưng ít có dịp để các em suy nghĩ, đánh giá về các mặt đúng sai, xấu tốt, lợi hại… để từ đó nêu ra suy nghĩ của bản thân, định hướng hành động và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, hướng tới chân- thiện - mỹ…
Trong thực tế giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Đồng Thắng, tôi thấy cách hành văn nghị luận xã hội của học sinh còn yếu. Các em viết rất ngắn, luận điểm lộn xộn hoặc dập khuôn theo bố cục mà sách giáo khoa cung cấp. Đa phần học sinh đều cho rằng đây là kiểu văn bản khó học và học còn yếu ở phân môn này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên còn coi trọng lí thuyết, kiến thức bài học phụ thuộc vào sách giáo khoa, chưa chú ý bổ sung dàn ý cho học sinh, chưa chú trọng thực hành dẫn đến học sinh chưa nắm được phương pháp và không hình thành được kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. Qua giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp giúp học sinh học tốt hơn văn nghị luận xã hội. Một trong những phương pháp có hiệu quả mà tôi đã thực hiện được đó là việc bổ sung dàn ý trong các giờ dạy cách làm bài văn nghị luận này cho học sinh . Đây chính là lí do mà bản thân tôi chọn đề tài :
“Nâng cao hiệu quả trong tạo lập văn bản Nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”.

II. Giải quyết vấn đề :
Cơ sở lí luận của vấn đề
Văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định, giúp họ hiểu, tin, tán đồng và làm theo mình.
Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa xã hội,đáng khen, đáng chê, hhay có vấn đề đáng suy nghĩ. Đặc điểm của văn bản nghị luận là phải bắt đầu từ sự việc hiện tượng có thật trong đời sống hàng ngày mà chính các em cũng nhìn thấy, nghe thấy hoặc tham gia rồi mới rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát. Yêu cầu chung của bài văn nghị luận này là phải nêu lên những vật hiện tượng có vấn đề phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi, mặt hại của nó. Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến của người viết, định hướng hành động. Về hình thức : Bài văn nghị luận này phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng , luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác sinh động .
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí lẽ sống của con người. Đặc điểm nổi bật của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, là đề cập những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, có giá trị trong đời sống xã hội. Đó là những chuẩn mực được đông đảo thừa nhận,có sức sống lâu bền trong đời sống dân tộc như: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sự hiếu thảo, biết ơn …để từ đó mà hướng đến những hành động cụ thể nhằm làm tốt những tư tưởng đạo lí đó. Yêu cầu chung của bài văn nghị luận này là làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu , phân tích… Để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của tư tưởng đạo lí nào đó, nhằm khẳng định hay phủ định nó. Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng dắn, sáng tỏ , lời văn chính xác, sinh động.
Như vậy, văn nghị luận xã hội không chỉ là tiếng nói của trí tuệ mà còn là
của lí trí, của tình cảm. Nó thuyết phục thuyết phục người đọc, người nghe
chủ yếu bằng nội dung luận thuyết, chất liệu và
nguon VI OLET