PHẦN I: ĐẶC VẤN ĐỀ

I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ , đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để có thể đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó,việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý.
Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm, đặc điểm này đòi hỏi giáo viên vật lý phải tăng cường sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. Đó là một yếu tố có tính đột phá đối với chiến lược đổi mới phương pháp dạy học vật lý hiện nay. Bởi việc sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan dạy học vật lý sẽ góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học .Vì như chúng ta đều biết , thí nghiệm và phương tiện trực quan giữ vai trò quan trọng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông , bởi nó không chỉ là nguồn cung cấp thông tin, mà còn là yếu tố kích thích hứng thú, khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn.
Việc nghiên cứu nhằm khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lý là một yêu cầu có tính cấp thiết.Thực tiễn dạy học cho thấy vật lý học là một khoa học thực nghiệm, phần lớn giáo viên dạy vật lý nhưng hiểu biết về thí nghiệm và phương tiện dạy học chưa thật tinh thông, dạy vật lý nhưng kĩ năng thực hành chưa thật nhuần nhuyễn vì thế giáo viên chưa thể trang bị được cho người học kĩ năng thí nghiệm hợp lí, khoa học. Do vậy, giáo viên cần có cái nhìn đầy đủ hơn về thí nghiệm. Đồng thời có khả năng sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học từ đó giúp cho người học có được kĩ năng thí nghiệm ngày một tốt hơn. Đó cũng là một trong những mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong nhà trường phổ thông đã được quán triệt trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX : Đổi mới phương pháp dạy phải theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, trong dạy học cần coi trọng thực hành, tránh kiểu dạy học nhồi nhét, học vẹt dạy chay.
Trong các loại thí nghiệm vật lí mỗi loại có một vai trò riêng mà tùy theo mục đích mà chúng ta có thể sử dụng sao cho nó có thể phát huy tác dụng cao nhất. Thí nghiệm vật lí ở nhà là một thí nghiệm rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của người học. Với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, dụng cụ tự tạo ít tốn kém chi phí rất phù hợp với tình hình khó khăn về đồ dùng dạy học hiện tại. Mặt khác học sinh có thể tự mình tạo ra được những thí nghiệm thành công , thí nghiệm vui, lạ…… giúp các em có thể giải thích những vấn đề, hiện tượng thực tế xung quanh mình, tạo cho học sinh tác phong như những nhà nghiên cứu vì thế các em sẽ rất thích thú. Do đó, thí nghiệm vật lí ở nhà với những dụng cụ tự tạo, đơn giản là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh.
Từ những lí do trên, tôi quyết định tìm hiểu biện pháp “ Giúp học sinh hứng thú học môn vật lí thông qua việc học sinh tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà”.

II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trên cơ sở lí luận và thực trạng việc tìm hiểu về thí nghiệm vật lý nói chung, thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền , thí nghiệm tự tạo của học sinh nói riêng. Giáo viên xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn vật lí thông qua việc học sinh tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà. Từ đó áp dụng vào thực tế dạy học ở trường TH & THCS Trà Tân.

III . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

( Khách thể nghiên cứu:
+ Hứng thú của học sinh đối với môn học vật lí.
+ Việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm ở nhà với những dụng cụ đơn giả, tự tạo của học sinh
( Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn vật lý thông qua việc tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà của học sinh THCS.

IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Nếu tất cả giáo viên vật lý đều đồng
nguon VI OLET