Phßng GD-§t qu¶ng tr¹ch

Tr­êng thcs qu¶ng h­ng

**************

 

 

 

 

S¸ng kiÕn, kinh nghiÖm

Tªn ®Ò tµi:

 PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC THÓ THAO Tù CHäN M¤N BãNG §¸ TRONG TR¦êNG THCS

 

 

 

 

Gi¸o viªn: Lª ngäc Th¶o

N¨m häc 2009-2010

 

  Lời nói đầu

Nước ta đang bước đầu vào một thế giíi với nền c«ng nghiệp hãa và hiện đại hoá mở đầu cho thập kỉ mới và thế kỉ mới đòi hỏi con người thông minh sáng tạo và năng động đÓ làm chủ đất nước. Vì thế mà sự nghiệp giáo dục hiện nay được coi là “ Quốc sách hàng đầu”. Đào tạo nhân tài cho đất nước. Điều này kh½ng định rất rõ về vai trò và vị trí của người giáo viên, đặc biệt là người giáo viên THCS.

 Năm học 2009- 2010 là năm học thứ 8 thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đæi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiÓn của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiÓu và nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn  bóng đá trong trường trung học cơ sở.

I. Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài:

 1.1. Cơ sở lí luận.

Để thực hiện tốt nghị quyết trung ương II khoá VII & nghị quyết trung ương II khoá VIII tháng 12/ 1996 về việc đổi mới phương pháp dạy học với mục đích: phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của HS:

-        Bồi dưỡng phương pháp tự học tự sáng tạo.

-        Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

-        Tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho HS.

 Qua việc thực hiện thay sách giáo khoa các lớp khối THCS là một bước ngoặt, bước tiến mới trong công cuộc đæi mới nền giáo dục nước ta, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Muốn vậy đòi hỏi người thầy phải đæi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nhu cầu đi mới giáo dục. Để góp phần thực hiện mục tiêu “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân & của xã hội”. Bộ môn thể dục cũng như các bộ môn khác ở THCS đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học.

 1.2. Cơ sở thực tiễn.

 Qua nhiều năm thực tế giảng dạy điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh tiếp cận với bộ môn thể dục và đặc biệt là sở thích của các em là môn thể thao gì. Để từ đó có sự yêu thích say mê môn học.

 Ngay từ những năm đầu tiên tôi trực tiếp giảng dạy và nhận thấy trong một lớp tỉ lệ học sinh yêu thích môn học còn ít, các em rất sợ môn này chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập cuối năm của HS.

           Qua giảng dạy tôi thấy nguyên nhân dẫn tới kết quả nói trên trước hết là học sinh chưa chăm chỉ luyện tập, chưa có cách học bộ môn cho phù hợp, vậy làm thế nào để học sinh hiểu bài, nhớ kiến thức sâu sắc và vận dụng bài tập đó là điều theo tôi nghĩ mỗi giáo viên phải đặt lên hàng đầu.

     Đối với tiết dạy về thể dục giáo viên có thể áp  dụng nhiều phương pháp khác nhau.

     Sau khi xem xét cân nhắc, dựa vào cơ sở nêu trên, tôi quyết định phương pháp cần lựa chọn để đạt hiệu quả và chất lượng cao trong dạy học thể thao, tự chọn môn ®¸ cÇu trong tr­êng THCS là: Nhóm phương pháp  sức bền, trực quan , phương pháp thực hành  đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu, tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi này (13-14 tuổi). Đồng thời cũng thể hiện được phương pháp đặc thù của bộ môn, nhất là kinh nghiệm sống còn ít vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế các em còn ng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy theo thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “thị phạm động tác” (các phương tiện trực quan) làm điểm tựa.

      Các phương pháp này phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được sẽ trở thành tài sản riêng của các em. Vì vậy các em hiểu bài sâu hơn, nắm kiến thức chắc hơn. Trong trường hợp này các phương pháp đã góp phần phát triển tư duy rèn kĩ  năng cho học sinh, cho các em tập dượt, làm quen với các phương pháp nghiên cứu nói riêng, phương pháp nhận thức nói chung, đặc biệt là kết hợp với các yếu tố nêu và giải quyết vấn đề.

 Bên cạnh quan sát và làm  mẫu được sử dụng trong nhóm phương pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại tìm tòi  trong nhóm phương pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn ®¸ cÇu trong trường THCS.

2. Mục đích nghiên cứu.

Xuất phát từ  nhiệm vụ cơ bản của đề tài là phương pháp dạy học thể thao tự chọn trong trường Trung học cơ sở; xuất phát từ thực trạng dạy - học hiện nay với mong muốn giải quyết được phần nào tình trạng dạy Thể dục buồn tẻ, kém hiệu quả còn tồn tại ở các trường T HCS, qua đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp học sinh tập đúng, đáp ứng được mục tiêu môn Thể dục đề ra. Mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở phân môn Thể dục.

          3 Thời gian - Địa điểm.

3.1. Thời gian:

Tôi nghiên cứu đề tài từ tháng 03 năm 2009 trong môn Thể dục.

3.2. Địa điểm:

Trường THCS Qu¶ng H­ng - huyện Qu¶ng Tr¹ch - tỉnh Quảng B×nh.

          3.3. Phạm vi đề tài.

          3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:

Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở.

3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:

Trường THCS Qu¶ng H­ng - huyện Qu¶ng Tr¹ch - tỉnh Quảng B×nh.

          3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát:

372 học sinh trường THCS Qu¶ng H­ng

          4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn:

 Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi được nâng cao, nhất là nhu cầu trong lĩnh vực tinh thần. Để đáp lại điều đó, các loại hình nghệ thuật phục vụ giải trí cũng ngày càng được coi trọng và phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao của con người với đủ mọi lứa tuổi. ở đây ta nói tới lứa tuổi Trung học cơ sở. Với độ tuổi này, các em có thể tìm thấy niềm vui, đuều bổ ích qua các môn thể thao, bài thể dục, nhất là môn tự chọn của các em. Với thể thao các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tình cảm đạo đức, cái đáng quí, đáng trân trọng trong cuộc sống mà cảm thụ được sự phát triển về thể chất và thể lực. Tất cả các giá trị này được các em hấp thụ bằng cảm xúc qua các bài tập các môn tập. Vì thế một vấn đề đặt ra là: Làm thế nào có một phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở ? Để đạt được điều đó người thầy giáo phải xây dựng cho mình những phương pháp cụ thể để chuyền qua học sinh nhằm rèn cho các em nắm bắt được những động tác cụ thể của bài học.

         II. phÇN néI dung

Chương 1:  TæNG QUAN

1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Đây là một trong những nội dung được nhiều giáo viên nghiên cứu ở những mức độ khác nhau và họ cũng được những kết quả nhất định. Song việc thực hiện được kết quả như thế nào tuỳ thuộc vào từng người giáo viên.

Bản thân tôi không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu tất cả chương trình thể dục các khối, lớp mà chỉ bước đầu tìm hiểu “Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường THCS”.

2 Cơ sở lí luận :

Chương trình thể dục nghiên cứu về các động tác phức tạp đòi hỏi phải có sự khéo léo, uyển chuyển, nhanh nhẹn nhưng phải dứt khoát. Đó là một thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong đổi mới cách dạy học và đổi mới cách học.

 Khi xem xét xong cơ sở để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bằng các phương pháp tích cực, tôi tiến hành tìm hiểu và xác định.

 2.1. Đối với giáo viên và học sinh .

 Lúc  này giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt kĩ thuật cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức môn thể dục. Muốn đạt được như vậy bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy mà chủ yếu thiết kế hoạt động học tập của trò ( như làm thị phạm động tác, quan sát động tác, tranh hình, bài tập ... ). Khi lên lớp người thầy phải là huấn luyện viên, giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Lúc này người thầy chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn  & đóng vai trò làm trọng tài cho cuộc tranh luận của các em.

Còn đối với học sinh, ®ể học sinh chủ động và tích cực tự lực chiếm lĩnh tri thức sinh học các em cần phải đạt được.

-            Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các động tác cần thiết cho bản thân.

-            Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do GV hướng dẫn.

-            Có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý thức của mình khi tranh luận.

-            Khuyến khích nêu thắc mắc nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết.

  2.2. Đối với nội dung.

 Nội dung mỗi tiết học cần được lựa chọn kĩ, tránh luyện tập quá sức để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện hoạt động học tập. Với sách giáo viên ngày nay ®òi hỏi giáo viên cần biết chọn lọc bài tập động tác để có thể hướng dẫn học sinh cách học tránh tham  lam  hoặc thông báo tri thức một cách đơn thuần.

 Ngoài giờ tập tôi yêu cầu học sinh tham gia các trò chơi để nhằm các em cuốn hút yêu thích bộ môn và có thời gian tập thêm ở nhà nhằm tăng cường hoạt động tự lực học tập của học sinh .

  2.3. Đối với đồ dùng học tập.

 Trong dạy học đồ dùng học tập có vai trò quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp HS tìm tòi tri thức mới. Do đó việc tạo ra cách học tập thích hợp cho các tiết học là nhiệm vụ quan trọng của người thầy. Xác định rõ như vậy nên tôi đã lựa chọn đồ dùng học tập là những đồ dùng dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ làm để từ đó có thể nhân nhanh ra số lượng lớn hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được.

 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy một trong những phương pháp dạy học được chú ý trong quá trình cải tiến để tìm  lại kết quả cao trong dạy các đơn vị kiến thức cơ bản  là quan sát tìm tòi với các hình thức học tập:

Một là hình thức học tập cá nhân: Mỗi cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ do tôi giao cho mỗi bài tập cụ thể, hoăc từng động tác & phải tạo ra được các sản phẩm cụ thể.

Hai là hình thức học tập theo nhóm: Tôi chia lớp thành từng nhóm,  mỗi nhóm gồm số người bằng nhau. Cụ thể chia nhóm theo tổ học tập  hoặc theo đội, hay hai đội ghép với nhau  mỗi nhóm thực hiện một loại nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện nên thị phạm động tác và bảo vệ kết quả đã đạt được của nhóm mình trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt động, cùng làm việc trao đổi thảo luận với nhau.

        Kết luận chương 1

Xuất phát từ những cơ sở lí luận, nghiên cứu cơ sở thực tế gắn với việc dạy và học của các trường trong Huyện nói chung và trường THCS Qu¶ng H­ng nãi riªng. Tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường THCS”.

Chương 2:  Nội dung vấn đề nghiên cứu

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.

 - Nhiệm vụ về lí luận

    Để thực hiện mục đích nghiên cứu Đề tài này sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau :

          + Nghiên cứu lý thuyết.

 + Nghiên cứu thực trạng.

+ Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường trung học cơ sở

+ Nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục ở trường Trung học cơ sở.

-Nhiệm vụ thực tiễn

+ Tìm hiểu nghiên cứu khảo sát thực trạng việc sử dụng Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường 

+ Đề xuất các biện pháp sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên.

 2.2 Các nội dung cụ thể trong đề tài:

 2.2.1.Nghiên cứu đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS.

- Lứa tuổi học sinh THCS là một giai đoạn tất yếu của cuộc đời. ở lứa tuổi này các em có những đặc điểm riêng. Đó là tính cách hồn nhiên ngây thơ, trong sáng mang nhiều cảm tính và tiềm thức những khả năng phát triển đó cũng là lứa tuổi trong giai đoạn hình thành nhân cách.

- Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở các em rất hiếu động học tập và làm việc theo ý thích. Các em ham chơi hơn học. Bởi vậy các phương pháp truyền thụ cho các em phải phù hợp với lứa tuổi các em. Qua nhiều năm nay nền giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và áp dụng thực tế sao cho việc giảng dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hiện nay phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”. “Học mà chơi – Chơi mà học” làm cho giờ học thêm sinh động. Phát triển sự hứng thú trong học tập của học sinh. Các em học sinh Trung học cơ sở thường hiếu động dễ hưng phấn, khó tập trung chú ý lâu, hay hướng tới các hoạt động cụ thể, kết quả trực tiếp hoặc nhanh thấy kết quả. Chính vì vậy mà các em thường không chú ý và không lĩnh hội được những kiến thức khó và trừu tượng.

Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của con người. Đối với hoạt động học tập cũng vậy. Nếu không có trí nhớ thì các em không thể tiếp  thu các kiến thức có mối liên quan với nhau. Bước vào giai đoạn Trung học cơ sở đặc biệt là lớp đầu cấp. Trí nhớ của các em được xác ®ịnh trên cơ sở mới của quá trình học tập và bắt đầu được điều khiển một cách có ý thức. Nhưng các em vẫn chưa tránh khỏi tình trạng chóng nhớ nhanh quên. Các em chưa quen với tổ chức việc ghi nhớ. Chưa biết cách ghi nhớ có điểm tựa theo những sơ đồ lôgic. Vì vậy người giáo viên cần khơi dậy nhận thức đã biết một cách hợp lí, sao cho các kiến thức chính là những điểm tựa khơi dậy một cách dễ dàng những kiến thức trong các em. Học sinh Trung học cơ sở nói chung sự phát triển của các em theo hướng hình thành nhân cách. Định hình và hoàn thiện dần bản thân theo mục tiêu giáo dục ở lứa tuổi trẻ đều tiềm chức một khả năng phát triển. Khả năng phát triển lớn cùng thời gian và bắt nhịp hoà đồng phù hợp với thời đại mà các em đang sống. Mỗi giáo viên phải dựa vào đó mà có những yêu cầu về kiến thức và phương pháp dạy sao cho không lỗi nhịp với thời đại.

ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là giai đoạn phát triển mới của tư duy nó thường được gọi là giai đoạn thao tác cụ thể của tư duy. Các thao tác tư duy này được gọi tắt là cụ thể. Vì trong một chừng mức nhất định, chúng còn dựa trực tiếp trên các đồ vật, hiện tượng thực tại mà chưa tác động được lên lời nói và các giả thiết bằng lời.

Trong một chừng mực nào đó hành động trên các đồ vật sự kiện bên ngoài là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho các hành động trong óc. Là  một giáo viên Trung học cơ sở thì tối thiểu cũng phải nắm được những điều cơ bản về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để từ đó áp dụng một cách khoa học vào quá trình dạy học cũng như áp dụng từng phần từng bài cụ thể. ở đề tài này tôi nghiên cứu  phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở để phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả.

2.2.2. Nghiên cứu về nhiệm vụ môn học.

- Bước đầu các em có một số kiến thức cơ bản đơn giản thiết thực về các bài thể dục, các động tác. Tên gọi và các thành phần và kết quả của các bài tập. Mối quan hệ của các bài tập và các môn tự chọn liên quan với nhau.

- Hình thành và vận dụng các kĩ năng về các động tác cơ bản. Thực hiện một số động tác cơ bản, biết cách Thực hiện dẫn dắt bóng, biết chuyền bóng và thực hiện tâng bóng, đảo bóng, thể lực. Nhận biết được một số kĩ thuật, đưa bóng, tâng bóng bằng mu bàn chân, chuyền bóng bật tường, sút bóng chính diện, đánh đầu..... Các em phải thành thạo các kĩ thuật trên.

- Các em tự phát hiện, tự tìm tòi và tự chiếm lĩnh kĩ thuật mới chăm chỉ luyện tập hứng thú với giờ học, bài học.

2.2.3. Nghiên cứu về chương trình.

- Chương trình thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường THCS là bộ phận của chưong trình Thể dục. Chương trình này kế thừa và phát triển thành tựu về dạy học. Thực hiện những đổi mới về cấu trúc nội dụng để tăng cường hình thành và ứng dụng kiến thức mới quan tâm đúng mức đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó giúp học sinh hoạt động học tập tích cực, linh hoạt sáng tạo theo năng lực của HS.

* Thời lượng chương trình dạy Thể thao tự chọn môn báng đá.

- Lớp 8 = 12 tiết.

- Lớp 9 = 12 tiết.

- Mỗi tiết học 45 phút.

* Kiến thức: Gồm các mạch kiến thức là.

- Trò chơi phát triển thể lực.

- Các kĩ  thuật cơ bản của môn bóng đá là:Tâng bóng bằng mu bàn chân, dẫn bóng bằng lòng bàn chân ( đi hoặc chạy), đá bóng bằng lòng bàn chân, kĩ thuật di chuyển, chuyền bóng bằng lòng bàn chân, đá bóng bằng mu bàn chân, đá bóng má ngoµi bàn chân vv...

- Các yếu tố thể lực cũng rất quan trọng cho các em khi tập môn thể thao này vì thể thao rèn cho các em một thể lực dồi dào và sung mãn, giúp cho các em phát triển về sức khỏe.

2.2.4. Nghiên cứu về sách giáo khoa

- Sách giáo khoa là tài liệu pháp lí để gi¸o viên nghiên cứu giảng dạy. Giáo viên phải khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa có từng môn riêng biệt bao gồm cả động tác và kĩ thuật giúp học sinh rèn và phát triển thể hình.

Sách giáo viên, thiết kế dạy môn thể dục nói trung và phân môn tự chon nói riêng. Dựa vào sách giáo viên để tham khảo lập kế hoạch bài dạy từng tiết sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương, lớp học.

Tóm lại: Tài liệu phục vụ cho dạy học Thể dục. Khi dạy giáo viên cần nghiên cứu kĩ để vận dụng một cách linh hoạt có chất lượng và phù hợp với học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học bộ môn, đồng thời giáo viên  phải tham khảo thêm một số tài liệu nâng cao khác.

2.2.5. Nghiên cứu về phương pháp dạy môn tự chọn.

a. Phương pháp dạy học bài mới

*Tự phát hiện tự giải quyết nhiệm vụ của bài học: Phương pháp vào không thể thiếu, ví dụ: Khi dạy tiết 59: Ôn tập; một số kĩ thuật cơ bản,bài tập chiến thuật 1- 2; chuyền bóng đổi chỗ; đấu tập và thể lực.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các kĩ thuật và chiến thuật cho phù hợp với bộ môn và nêu được cách thực hiện.

* Tự chiếm lĩnh kiến thức mới

- Sau khi học sinh tìm ra được kĩ thuật, giáo viên tổ chức cho HS thực hiện kĩ thuật đó để từ đó học sinh rèn luyện thành kĩ năng, kĩ xảo.

- Từ đó giáo viên tập cho học sinh tái hiện các kiến thức đó bằng cách vừa hấp dẫn vừa khích lệ học sinh thi đua học tập. Các em thường xuyên thực hành luyện tập kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong học tập trong đời sống.

- áp dụng phương pháp dạy học mới giúp học sinh biết phát hiện chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải các vấn đề gần gũi đời  sống.

* Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.

- Cấu trúc môn thể dục đã góp phần giúp học sinh:

+ Thường xuyên phải huy động kiến thức để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới – ví dụ: Ôn những nội dung đã học ở bài trước thuần thục sau đó mới chuyể sang nội dung học mới.

+ Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học.

- Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và nhận biết được những ý định của phân phối trường trình thì có thể có nhiều điều kiện ôn tập củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động chúng để phát hiện, chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức mới tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong bài học.

b. Phương pháp dạy học và các nội dung luyện tập.

* Nhiệm vụ chủ yếu là củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình. Rèn luyện các năng lực giúp học sinh hiểu ra rằng học không để biết mà học còn để rèn luyện và vận dụng kĩ năng đó vào thực tiễn.

c. Nghiên cứu soạn bài

- Soạn bài thực chất là lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn HS hoạt động học tập tích cực nhằm đạt được mục tiêu của một bài học thể dục.

- Mỗi bài học cần có:

+ Mục tiêu, mức độ, kiến thức, kĩ năng cần đạt.

+ Xác định phương pháp dạy học.

Nêu các phương pháp của giáo viên thực hiện trong từng tiết, từng bài học cụ thể và áp dụng đối với học sinh ra sao.

+ Các  hoạt động dạy học chủ yếu

Xác định rõ tên từng hoạt động

- Cách tiến hành từng hoạt động

- Cách đưa các đồ dùng dạy vào thời điểm nào cho thích hợp và đạt hiệu quả cao.

- Khi củng cố bài cần sử dụng linh hoạt các trò chơi học tập

        Kết luận chương 2

Qua nhiệm vụ nghiên cứu nội dung cụ thể trong đề tài đã nghiên cứu từ đó tôi đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cụ thể cho môn Thể dục nói chung và phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở.

 

         Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - kết quả nghiên cứu:

         1 Phương pháp nghiên cứu :

 1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

 Nghiên cứu  chương trình sách giáo viên thể dục THCS để tìm hiểu nội dung chương trình các em cần tiếp thu, tìm hiểu sự sắp xếp số lượng của các bài tập mà các em sẽ được học. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn cơ bản về chươnmg trình.

 Nghiên cứu một số tài liệu, giáo trình ’’ phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở’’.

 1.2 : Phương pháp điều tra.

 Điều tra về  kĩ năng, kĩ thuật của học sinh trong lớp, Hỏi học sinh một số câu hỏi sau :

 ? Em có thích môn thể thao bóng đá không ?

 ? Em thấy kĩ thuật của môn thể thao này như thế nào ?

 ? Em thực hiện tất cả các kĩ thuật của môn bóng đá ra sao ?

 1.3 : Phương pháp nghiên cứu và tổng kết sư phạm.

 Dự giờ một số đồng chí cùng chuyên môn để có những nhận xét xác thực về phương pháp dạy học cho học sinh hiện nay.

 1.4 : Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

 Trao đổi với một số giáo viên có kinh nghiệm dạy môn thể dục nhiều năm.

 Trao đổi với học sinh để tìm hiểu ý kiến của các em về môn học và phần học.

 1.5 : Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

 Tiến hành dạy hai tiết thực nghiệm làm cơ sở thực tế cho những lý luận đưa ra.

 2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.

 2.1. Vài nét về địa phương.

 2.1.1. Vài nét về trường THCS Qu¶ng H­ng

 Trường THCS Qu¶ng H­ng là một trường thuéc ®èi t­îng x· b¶i ngang, ng­êi d©n ë ®©y ®a sè lµm n«ng cho nªn rÊt khã kh¨n, phong trµo TDTT ch­a ph¸t triÓn. Trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề, yêu người luôn sát cánh cùng Ban giám hiệu, công đoàn trường xây dựng một đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết, yêu thương quan tâm gắn bó với nhau trong  chuyªn m«n cũng nh­ cuéc sèng ®êi th­êng. Lu©n thực hiện tốt các nhiệm vụ và trách nhiệm với khẩu hiệu : "Tất cả vì học sinh thân yêu’’.

 2.1.2.Vài nét về giáo viên

 Trong số giáo viên dạy đa số giáo viên giảng dạy trªn 10 năm, nhiều kinh nghiệm, cã nhiÒu GV giái cÊp HuyÖn vµ cã GV day giái cÊp TØnh. Bên cạnh đó còn một số đồng chí giáo viên địa phương và giáo viên trẻ mới vào ngành. Nhưng tất cả đều có chung một suy nghĩ, một mục đích yêu thương học sinh, hết lòng vì đàn em thân yêu, họ luôn tìm tòi và trau dồi về chuyên môn, tận tụy với nghề dạy học của mình.

 2.1.3. Vài nét về học sinh

 Phần lớn các em lµ con nhµ n«ng cho nªn ®iÒu kiÖn ®Ó cã thêi gian ®Çu t­ vµo häc tËp vµ gi¶i trÝ cßn Ýt .             

3. Thực trạng.

 3.1. Thực trạng áp dụng dạy học môn tự chọn vào học sinh THCS              * Tình hình học sinh.

 Tổng số học sinh mµ t«i gi¶ng d¹y vµ theo giái khèi 8 vµ 9 của trường n¨m häc 2008-2009: 372 em.

 Kh¶o s¸t chÊt l­îng ®Çu n¨m cña hai khèi 8,9 do t«i phu tr¸ch, năm học 2008 - 2009 và thu được kết quả như sau :

 Học sinh giỏi 12 em chiếm 3,2%

 Học sinh khá 115 em chiếm 30,8%

 Học sinh trung bình 230 em chiếm 62%

Học sinh yÕu 15 em chiếm 4%

 Qua kết quả kh¶o s¸t trên ta thấy : Tỷ lệ học sinh khá giỏi chiếm tới 34% đây là một điều kiện thuận lợi cho việc học . Hơn nữa, học sinh luôn luôn giúp đỡ học hỏi nhau trong học tập. Thêm vào đó là học sinh được sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và nhà trường... Đây chính là những điều kiện thuận lợi giúp cho việc học của học sinh đạt kết quả tốt hơn.

 * Thực trạng của học sinh.

 Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về việc thực hiên học môn tự chọn của học sinh ở các lớp bằng cách đưa ra một số động tác đơn giản như tâng bóng bằng mu bàn chân hoặc dẫn bóng bằng lòng bàn chân và yêu cầu học sinh thực hiện. Yêu cầu tôi đưa ra nằm trong chương trình  học của các em .

 Qua cuộc điều tra này tôi đã thu được kết quả như sau :

 Học sinh giỏi 10 em chiếm 2,7%

 Học sinh khá 105 em chiếm 28%

 Học sinh trung bình 177 em chiếm 48%

 Học sinh yếu 80 em chiếm 21,3%

 Với kết quả này ta thấy được khả năng thực hiện các động tác của các em còn rất hạn chế, tỷ lệ giữa học sinh thực hiện được, thực hiện trung bình, thực hiện yếu có sự chênh lệch rõ ràng.

 Qua việc nhìn các em thực hiện tôi thấy : hầu hết các em thực hiện còn lúng túng, động tác chưa dứt khoát, chân tay còn ngọng nghịu....

 3.2. Trao đổi với giáo viên và học sinh.

 * Trao đổi với giáo viên.

 Để biết rõ hơn về phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường T H C S, tôi đã có cuộc trao đổi với hai giáo viên khác cïng d¹y ThÎ dôc qua cuộc  trao đổi với c¸c đồng chí này, tôi thấy c¸c đồng chí đều nhấn mạnh rằng : Việc đưa phương pháp cho một tiết dạy là rất cần thiết và quan trọng bởi đó là hoạt động đòi hỏi sự tích cực trong dạy và học của cả giáo viên và học sinh. C¸c đồng chí cũng cho biết rằng : Việc đưa một số phương pháp chưa hợp lý nên việc học và tham gia của học sinh chưa cao, song c¸c đồng chí đã hứa rằng : Sẽ dùng sự nhiệt tình cộng với sự tận tụy, lòng yêu nghề của mình để tìm những phương pháp cụ thể hơn để áp dụng vào từng bài cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng của học sinh nói chung và phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá nói riêng.

 * Trao đổi với học sinh.

 Để nắm rõ hơn về thực trạng dùng phương pháp vào bài dạy có hiệu quả không, tôi đã tiến hành trao đổi với học sinh tại trường.

 ? Em có thích môn thể thao tự chọn bóng đá không ? Tại sao ?

 Một số em học sinh trả lời : Em không thích lắm vì học khó lắm.

 Một số học sinh nam trả lời : Em thích học vì môn bóng đá cho em sức khỏe và sự khéo léo hơn và thấy thích bài học hơn.

 Ngoài ra tôi còn sử dụng một số câu hỏi khác đối với nhiÒu häc sinh kh¸c và hầu hết các em đều cho biết : Việc thực hiện  phương pháp để áp dụng vào môn học là rất quan trọng. Điều này cho thấy : việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn  môn  bóng đá trong trường Trung học cơ sở đang ngày càng được quan tâm từ hai phía : Cả giáo viên và học sinh. Và một vấn đề đặt ra là : làm thế nào để nâng cao chất lượng của học sinh qua sử dụng phương pháp sao cho phù hợp.

 3.3. Đánh giá thực trạng.

 Nhìn chung các trường trung học cơ sở toàn quốc nói chung thì việc sử dụng phương pháp dạy học cho học sinh đã và đang rất được chú trọng. Đa số giáo viên đã dùng phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường trung học cơ sở, đặc biệt là mỗi giáo viên đã tìm ra phương pháp riêng cho mình để phù hợp với đặc điểm của học sinh từng lớp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc học. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì việc áp dụng phương pháp ở các trường Trung học cơ sở vẫn còn có những bất cập, những tồn tại.

 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin mạn phép đưa ra một số nguyên nhân của những tồn tại đã nói ở trên.

 3.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

 * Đối với giáo viên.

 Bên cạnh những giáo viên rất nhiệt tình, tận tụy, không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng các giờ học nói chung và chất lượng của việc dạy học tự chọn trong môn Thể dục nói riªng thì vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự nhận biết được tầm quan trọng của việc đưa những phương pháp vào giảng dạy môn thể thao tự chọn, dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Ngoài ra, một số giáo chưa có phương pháp phù hợp và hiệu quả. Có giáo viên do phương pháp yếu nên học sinh thực hiện các động tác trong môn học chưa hiệu quả, hoặc đưa ra phương pháp chưa lôi cuốn được HS, thị phạm động tác còn chưa dứt khoát nên học sinh học theo cái sai của chính giáo viên dạy.

 * Đối với học sinh.

 Bên cạnh những học sinh có ý thức học, có ý thức tập luyện thì còn rất nhiều  học sinh chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa phương pháp vào dạy học môn thể thao tự chọn các em còn lười trong việc rèn luyện hoặc tập có tính ỷ lại không thực hiện các động tác, nhiều em trong giờ học còn chưa chú ý vào bài học.

 Do trình độ nhận thức, khả năng cảm thụ của học sinh có sự khác nhau dẫn tới thực trạng,c¸c em thực hiện động tác kĩ thuật chưa được đồng đều vì thế chất lượng các giờ học Thể dục chưa đạt kết quả cao như mong muốn.

 3.3.2. Nguyên nhân khách quan.

 * Đối với giáo viên :

 Do lượng thời gian cho mỗi tiết học còn ít nên giáo viên không quan tâm hết mọi học sinh trong lớp, chỉ quan tâm đến các em thực hiên tốt và khá tốt.

 Do cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học còng chưa thực sự là đầy đủ nên có ảnh hưởng tới chất lượng giờ học.

 Do việc môn thể dục ở các trường không được coi  trọng trong các môn ở trường Trung học cơ sở nên giáo viên chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức tới việc nghiên cứu phương pháp vào bài dạy.

 * Đối với học sinh :

 Do học sinh chưa thực sự nhận được hướng dẫn của giáo viên, chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của các phụ huynh ...nên  hiện thực học sinh còn yếu trong các trường trung học cơ sở.

 Trên đây là một số nguyên nhân của những tồn tại trong việc phương pháp dạy học thể thao tự chọn mà tôi đã rút ra được qua điều tra, nghiên cứu thực trạng ở trường trung học cơ sở trong quá trình hoàn thành đè tài nghiên cứu khoa học về ‘‘Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở ’’.

 Rất mong các thầy cô - những người làm công tác giáo dục hãy quan tâm hơn nữa  tới việc đưa những phương pháp vào tiết dạy ; hãy tận tụy, kiên trì, không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu và trau dồi kĩ năng, phương pháp để phục vụ cho sự nghiệp giảng dạy nói chung và việc đưa phương pháp vào dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở nói riêng được tốt.

 3.4. Đề xuất biện pháp ‘‘phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở’’.

 Để góp phần vào việc khắc phục các mặt còn tồn tại và để phát huy được tác dụng của  phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở, tôi xin phép đưa ra một số đề xuất phương pháp như sau :

 * Đối với giáo viên :

  - Tôi đã nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy học Thể dục nhằm giải quyết các nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, hình thành kĩ năng, góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. Vì vậy có rất nhiều phương pháp dạy học chia ra nhiều nhóm khác nhau :

 + Nhóm phương pháp sử dụng lời nói : Các phương pháp thường gặp trong nhóm phương pháp sử dụng lời nói gồm có các hình thức ; phân tích, giảng giải, kể chuyện và thảo luận (đàm thoại).

 + Nhóm phương pháp trực quan : trực quan là tiền đề cần thiết và không thể thiếu được trong dạy học thể dục, tính trực quan trong dạy học thể dục biểu hiện ở việc sử dụng rộng rãi các cảm giác, các thụ cảm của nhiều giác quan, giúp học sinh nhanh chóng có khái niệm, biểu tượng về động tác hoặc mô tả tượng trưng.

 + Nhóm phương pháp luyện tập : là phương pháp luyện tập một động tác toàn vẹn với kết cấu của nó. Luyện tập để đạt mục đích hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển tố chất vận động. Để tích cực hóa giáo viên cần có những thông tin nhận xét đánh giá kịp thời sẽ có tác dụng đối với người tập.

 * Đối với học sinh :

 - Tôi đưa ra những phương pháp phù hợp vận dung đối với các em để phù hợp với lứa tuổi  ví dụ như : ở lứa tuổi Trung học cơ sở các em rất hiếu động các em luôn có sự ganh đua nhau trong mọi lĩnh vực. Đó chính là hình thức tổ chức sao cho hoạt động các em đạt hiệu quả cao.

 - Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức các cuộc thi bằng các hình thức.

 + Dẫn bóng hình chữ Z.

 + Chuyền bóng trúng đích.

 + Tâng bóng tính điểm.

 Nói chung các phương pháp giáo viên đưa ra phải phù hợp với tiết học từng nội dung cụ thể, từ đó mới thu hút học sinh mới phát huy được tính tích cực trong học tập, nâng cao chất lượng.

     Kết luận chương 3

 Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và đề ra nh÷ng phương pháp cụ thể và thực hiện đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường . Kết quả như sau :

 Học sinh giỏi 45 em chiếm 12,1% 

 Học sinh khá 127 em chiếm 34,1%

 Học sinh trung bình 185 em chiếm 49,8%  

Học sinh yÕu 15 em chiếm 4%

 Qua số liệu ta thấy tỉ lệ khá giỏi chiếm tới 76%, tỉ lệ trung bình trở lên 96%, tỉ lệ yếu kém chiÕm 4%

 Với bảng kết quả này, so với kh¶o s¸t chÊt l­îng ®Çu n¨m thì đã có sự tiến bộ. Điều này cho thấy : việc đưa phương pháp vào dạy học thể thao tự chọn đặc biệt là môn bóng đá trong trường trung học cơ sở đã được giáo viên quan tâm, coi trọng và có sự đầu tư, rèn luyện.

 

III. phần kết luận - kiến nghị

 1. Kết luận.

 Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở là phương pháp hữu ích cho giáo viên khi soạn giáo trình thể dục ở trường Trung học cơ sở. Khi giáo viên dạy bất cứ môn tự chọn nào trong chương trình Thể dục giáo viên rất cần đến phương pháp dạy. Tuy nhiên, không phải bất cứ giáo viên nào khi sử dụng ng đều sử dụng tốt các phương pháp, đạt hiệu quả như mong muốn. Qua dạy thực nghiệm, dự giờ thao giảng trao đổi với giáo viên và học sinh, tôi thấy vấn đề sử dụng phương pháp áp dụng cho môn bóng đá cho học sinh trong giờ Thể dục, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở là vấn đề hết sức quan trọng. Nó góp phần rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy khi giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt, có chất lượng thì giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung bài dạy thì người giáo viên còn cần phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này phải có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa các phương pháp giảng dạy môn Thể dục để tạo sự lô gíc cho bài giảng. Thông qua việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở giúp cho học sinh phải nắm bắt được kiến thức giáo viên truyền đạt.

 Vì vậy, thể thao tự chọn trong phân môn  Thể dục người giáo viên cần phải quan tâm đến hệ thống hóa kiến thức vừa phải với từng đối tượng, để học sinh dần thích nghi với cuộc sống và trí nhớ tiếp thu bài tốt.

 2. Kiến nghị :

 Là giáo viên dạy Thể dục, tôi luôn mong muốn học sinh của mình nói riêng và tất cả các em học sinh nói chung sẽ học tốt mọi môn học. Việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường trung học cơ sở giúp các em tiếp thu tốt kiến thức ở lớp cũng như ở trường.

 Để được chất lượng giáo dục như  mong muốn, theo tôi người giáo viên phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm để giảng dạy ngày một tốt hơn. Các tổ khối nhà trường, phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức xây dựng chuyên đề, dạy thực nghiệm tìm ra những hướng đi đúng giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình. Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như chính con em mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên học sinh học tập tốt hơn.

 Về phía học sinh : Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý thức, sẵn sàng cho việc vào học môn thể dục.

 Về phía cha mẹ học sinh : Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt về thời gian và môi trường học tập. Dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên con em mình đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả năng cũng như kết quả học tập của các em.

 Với những điều kiện như thế, tôi tin chắc các em học sinh sẽ tiếp thu tốt tất cả các môn học.

 Trên đây là một công việc mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo những lớp người mới, những chủ nhân của đất nước mai sau.

Qu¶ng H­ng, ngµy 11 th¸ng 01 n¨m 2010

Ng­êi viÕt

 

 

 

Lª Ngäc Th¶o

 

V. §¸nh gi¸ cña H§KH cÊp tr­êng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI. §¸nh gi¸ cña H§KH Phßng GD - §T:

 

 

 

 

 

 

 

                    Chñ tÞch héi ®ång

 

 

 

 

 

 

VII. §¸nh gi¸ cña H§KH UBND HuyÖn:

 

 

 

 

 

 

 

               Chñ tÞch héi ®ång

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET