BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một trong những vấn đề được giáo viên quan tâm hàng đầu. Cũng chính vì vậy, ngay từ những năm 60, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã xuất hiện khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ có khả năng thích ứng nhanh chóng mà phải có một nền tảng tri thức vững chắc.
Hiện nay, phương pháp dạy học Lịch sử đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp dạy học Lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Có thể nói, phương pháp dạy học Lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp cận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học, chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì vậy, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường THCS chưa được là bao; phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tuy rằng trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Nhưng tình trạng chung hàng ngày vẫn là “Thầy đọc, trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện giải thích minh hoạ bằng tranh ảnh.
Hơn nữa, trong việc dạy học, giữa Mục tiêu – Nội dung – Phương pháp – Kiểmtra đánh giá có mối quan hệ trực tiếp hữu cơ với nhau. Không thể điều chỉnh mục tiêu đào tạo, cải tiến chương trình, nội dung sách giáo khoa mà không đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra đánh giá trong dạy học. Công việc này đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi giáo viên, có thể nói là phải tiến hành một cuộc cách mạng trong đổi mới phương pháp dạy học.
Thực tế hiện nay trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THCS đã có không ít giáo viên có tâm huyết với bộ môn, dạy học bằng cả tấm lòng yêu nghề, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền giáo dục. Tuy nhiên, trong tư tưởng của nhiều người chỉ coi môn Lịch sử trong trường THCS là môn phụ không quan trọng như môn Toán, Văn, Ngoại ngữ…Môn Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng là đủ, không cần phải sử dụng tư duy lô gíc. Mặt khác nhiều học sinh ngại học môn Lịch sử bởi nó dài và nhiều sự kiện khó nhớ, học rồi lại quên ngay. Chính vì vậy mà các em không thích học môn Lịch sử. Thực tế cho thấy, trong mấy năm trở lại đây, chất lượng môn Lịch sử trong các kì thi lớn như Đại học, Cao đẳng là rất đáng lo ngại. Hằng ngày, các phương tiện truyền thông không ngừng lên tiếng về thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông như một “vấn nạn” của xã hội.
Trước thực trạng đó, đòi hỏi người giáo viên dạy môn Lịch sử cần phải nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của bộ môn mình phụ trách, phải phát huy được tính tích cực của học sinh, tránh lối học thụ động “Thầy đọc – trò chép”. Giáo viên cũng nên tránh tình trạng chỉ truyền đạt nguyên si kiến thức trong sách giáo khoa, như thế sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên xa rời nội dung sách giáo khoa, quá mở rộng kiến thức bên ngoài sẽ làm cho bài giảng bị loãng, học sinh khó tiếp thu, như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cho giờ học.
Với lí do khách quan và chủ quan nêu trên, tôi chọn chủ để “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trường THCS An Phú Đông là một trong những ngôi trường có lịch sử hình thành và phát triển lâu năm, có bề dày thành tích trong công tác dạy – học. Học sinh của trường về cơ
nguon VI OLET