1. TIỂU SỬ ANH KIM ĐỒNG

 

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
 

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
 

Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
 

Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.

 

Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

 

  1. TIỂU SỬ TÓM TẮT ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG
    Tổng Bí thư Đảng, Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản (1935- 1936)

 


 

LeHongPhong.gif

LeHongPhong.gifĐồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân ở làng Đông Thôn, tổng Thôn Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, (nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), vùng đất giàu truyền thống văn hiến và cách mạng.

Năm 1924 đồng chí sang Trung Quốc tham gia Tân Việt Thanh niên Đoàn (Tâm Tâm xã), một tổ chức yêu nước của thanh niên Việt Nam ở nước ngoài và được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện, học chính trị; học trường quân sự Hoàng Phố, trường Đại học Phương Đông, trường lái máy bay của không quân Liên Xô.

Năm 1932 tìm cách liên lạc với các tổ chức Đảng trong nước nhằm khôi phục phong trào. Ngày 19/6/1934 làm Trưởng ban lãnh đạo của Đảng ở ngoài nước. Tháng 3/1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng, Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư. Tháng 7/1935 tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva. Tại Đại hội đọc tham luận quan trọng về phong trào cách mạng Đông Dương và được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Người bạn đời của đồng chí Lê Hồng Phong là nữ chiến sỹ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai.

Trở về nước ra sức khôi phục và phát triển phong trào cách mạng. Bị Pháp bắt lần thứ nhất vào tháng 6/1938 tại Chợ Lớn. Mùa thu năm 1939, ra tù. Đến tháng 9/1939 bị Pháp bắt lần thứ 2, giam tại khám lớn Sài Gòn, sau đó bị đày ra nhà lao Côn Đảo. Trước những trận đòn tra tấn dã man, liên tục của địch, đồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng. Chúng hành hạ đồng chí cho đến kiệt sức. Trước khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6/9/1942 tại Côn Đảo đồng chí nhắn lại: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn tin tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng”…

                                                 

 

 


 

  TIỂU SỬ NGUYỄN VĂN TRỖI

( 01/2/1940 – 15/10/1964 )

Nguyễn Văn Trỗi  sinh ngày 01/2/1940 tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964, ông được tập huấn cách   đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

      Ngày 2/ 5/ 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi),để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9/ 5/ 1964. 
      Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.
         Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại :

                                                                                                   "Hãy nhớ lấy lời tôi ! Đả đảo Đế quốc Mỹ !"
                                                                                             "Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm !"

       Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất.

 

TIỂU SỬ ANH HÙNG NGUYỄN VIẾT XUÂN

 hinhnvx1

           Nguyễn Viết Xuân xuất thân trong một gia đình nghèo ở xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường( Vĩnh Phúc). Lên 7 tuổi, anh phải đi ở bế em cho một người bà con xa để kiếm ăn.đọan đời này kéo dài 10 năm. Vừa tròn 18 tuổi, từ vùng tạm chiếm anh vượt ra vùng giải phóng xin đi bộ đội.năm 1952, anh trở thành người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam và được bổ sung về 1 trung đòan pháo cao xạ.   

           Trong chiến dịch điện biên phủ, đơn vị Nguyễn Viết Xuân đã bắn rơi hang chục máy bay giặc Pháp. Trong một trận đánh hàng đàn máy bay bổ nhào xuống trận địa.bom rơi như sung, Nguyễn khắc Vỹ người chỉ huy đơn vị anh vẫn hiên ngang đứng trên hầm pháo chỉ huy các khẩu pháo đánh trả giặc bằng tiếng hô dõng dạc:” nhằm thẳng vào máy bay bổ nhào, bắn!”. nhưng rồi Nguyễn Khắc Vỹ đã hy sinh oanh liệt, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng Nguyễn Viết Xuân . Noi gương người đảng viên ưu tú, anh luôn phấn đấu và được kết nạp vào Đảng lao động Việt

 


 

Nam. Anh trở thành chính trị viên phó đại đội rồi chính trị viên đại đội.

            Năm 1964, thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưa đơn vị pháo cao xạ của mình lên đón ở miền tây Quảng Bình, bảo vệ vùng trời miền Bắc phía tây Quảng Bình. Các chiến sĩ đã dũng cảm hiên ngang bên khẩu pháo bắn trả máy bay địch bên tiếng hô vang của chính trị viên” nhằm thẳng quân thù , bắn”.hai máy bay phản lực F 100 bị tan xác.

           Lần thứ tư , nghe tiếng máy bay địch anh vội chạy về sở chỉ huy để truyền lệnh chiến đấu cho đơn vị . Không may, Nguyễn Viết Xuân bị một viên đạn vào đùi. Anh ngã nhào trong hầm. một chân bị dập nát, anh nghiến răng không kêu một tiếng và ra hiệu im lặng không cho loan báo tin tức đến đồng đội. y tá đến băng, anh gạt ra và yêu cầu cắt chân cho mình để khỏi vướng. anh nói: “ cứ cắt đi… và dấu cái chân vào chỗ kín hộ tôi.” Cắt xong chân, Nguyễn Viết Xuân bảo đưa khăn cho mình ngậm vào miệng. Xúc động, người y tá vụt đứng dậy thét vang:” tất cả các đồng chí bắn mạnh lên trả thù cho chính trị viên”. Các khẩu pháo nhất lọai rung lên tạo thành lưới lửa quất vỗ mặt quân thù khi chúng vừa lao xuống. một chiếc F100 nữa đâm đầu xuống núi. Cả bọn cút thẳng về hướng đông. Khi bầu trời trở lại xanh trong, tất cả chiến sĩ ùa lại bên người chính trị viên, khiêng anh vào bệnh viện, nhưng không kịp, Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh.

         “ Nhằm thẳng quân thù . bắn!” khẩu lệnh của anh hung liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân đã trở thành bất diệt. khẩu lệnh tấn công ấy đã từng làm bạt vía kinh hồn lũ giặc lái Mỹ xâm phạmbầu trời miền Bắc của Tổ quốc thân yêu.

Tiểu sử Nguyễn Bá Ngọc

 

Nguyễn Bá Ngọc sinh năm 1952 tại xã Quảng Trung huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, khi đang học lớp 4B trường PTCS Quảng Trung, Ngọc là một học sinh chăm ngoan học giỏi và rất hay giúp đỡ bạn bè. Cũng năm đó giặc  mở rộng chiến tranh và cho máy bay đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta, chúng ném bom cả trường học, bệnh viện...

Sáng ngày 4 tháng 4 năm 1965 đế quốc Mĩ cho máy bay bắn phá vào xã Quảng Trung, quê hương của Nguyễn Bá Ngọc. Bố mẹ đi làm đồng, Ngọc một mình đưa các em nhỏ xuống hầm tránh bom. Trong lúc bom đạn đang gầm rú, Ngọc bỗng nghe tiếng khóc bên nhà bạn Khương. Không quản nguy hiểm Ngọc ra khỏi hầm và băng mình sang nhà Khương. Bạn Khương đã bị thương nặng, hai em của Khương đang sợ hãi gào khóc. Ngọc vội lấy thân mình che chở cho hai em và dìu các em xuống hầm. Cứu được hai em nhỏ an toàn, nhưng Ngọc bị trúng bom bi của giặc. Mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng Nguyễn Bá Ngọc đã anh dũng hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965, khi ấy Ngọc mới bước sang tuổi 14.

 


 

          Tự hào về tấm gương dũng cảm quên mình cứu hai em nhỏ, thiếu niên cả nước đã học tập và làm theo anh hùng Nguyễn Bá Ngọc. Nhiều ngôi trường trong cả nước đã lấy tên anh, trong đó có Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.

        NGUYỄN THỊ MINH KHAI
        (1910- 1941)
        (Tóm tắt tiểu sử)

 

 Kết quả hình ảnh cho ảnh anh hùng nguyễn thị minh khai
          Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh sinh năm 1910. Quê quán: xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm (nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), Hà Nội. Nhưng được sinh ra ở Vinh, tỉnh Nghệ An. Hồi còn đi học được thầy giáo Trần Phú dìu dắt và giác ngộ cách mạng.
           Năm 1927, gia nhập Hội Hưng Nam (sau đổi thành Đảng Tân Việt); đầu năm 1929 thoát ly gia đình tham gia hoạt động. Năm 1930 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, được phân công phụ trách huấn luyện đảng viên ở Trường Thi - Bến Thủy rồi sang Hương Cảng (Trung Quốc), làm việc ở văn phòng chi nhánh Đông Dương của Quốc tế cộng sản. Ở đây đồng chí được Bác Hồ trực tiếp giáo dục và huấn luyện. Tháng 3/1930, sang hoạt động ở Hương Cảng. Bị đặc vụ Quốc dân Đảng Trung Quốc bắt giam (1931 - 1933), nhờ Quốc tế cứu tế đỏ vận động mới được trả tự do. Ra tù, công tác ở Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng (8/1934).
          Năm 1935, học tại Trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva.
          Năm 1936, về nước truyền đạt những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, được chỉ định làm bí thư Thành uỷ Sài Gòn và uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ.
          Tháng 9 năm 1939 xứ ủy Nam kỳ chủ trương khởi nghĩa; họp xong về tới ngã 6 thì bị sa vào tay giặc cùng chồng là Lê Hồng Phong. Biết đồng chí là cán bộ quan trọng, địch dùng mọi cực hình để tra tấn nhưng vẫn không có kết quả; chúng đưa đồng chí về giam ở khám lớn Sài Gòn.

 


 


          Ngày 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Quân thù dựa vào cớ đó để kết án đồng chí sau khi không khuất phục được người cộng sản quả cảm; bị thực dân Pháp kết án tử hình. Cùng với các đồng chí của mình đã hiên ngang vạch mặt kẻ thù và bát bỏ mọi lời buộc tội của chúng.
          Đồng chí hy sinh ngày 28/8/1941 tại trường bắn Bà Điểm-Hóc Môn cùng với các đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Cừ. Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.

Tiểu sử và gương chiến đấu anh dũng của Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu

 

 

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 13 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

 

Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

 

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

 

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

 

Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.

 


 

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

 

Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

 

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLL vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp./.

Lịch sử vị anh hùng trẻ tuổi Lê Văn Tám

 

 

 

"Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt."

           Sự kiện trận đánh ngày 17-10-1945 với “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” còn được nêu cụ thể hơn trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, ở trang 67: “Đêm ngày 17-10-1945, đội viên cảm tử Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho đạn Thị Nghè (người tổ chức cho Lê Văn Tám thực hiện chiến công này là anh Lê Văn Châu đã hy sinh năm 1946 tại Ngã ba Cây Thị). Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn".[7]

           Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, 19- 10 - 1945 đưa tin: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày. Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 - 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.

           Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm viết: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa. Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào. Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”.[8]

 


 

          Tóm lại, theo những tài liệu trên thì nhân vật Lê Văn Tám là có thật, chỉ có sự sai khác ở hoàn cảnh và thời gian hy sinh, những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám không có thật chủ yếu là do sự nhầm lẫn về 2 yếu tố này. Lê Văn Tám không đốt kho xăng mà đốt kho đạn (cả 2 đều ở Thị Nghè), trận đốt kho đạn diễn ra vào 17-10-1945 chứ không phải vào tháng 1-1946 (vốn là của vụ đốt kho xăng sau đó). Tám cũng không tự tẩm dầu rồi mới lao vào kho (chi tiết bị cho là phi lý) mà thực tế bị bắt lửa do dính xăng sau khi đã đột nhập vào để đốt kho.

“… mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực …”

Lê Văn Tám là con của một gia đình nghèo ở xóm Bàn Cờ ( nay thuộc Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh ). Cha anh đã từng hoạt động thời Nam Kì khởi nghĩa (1940). Ngày thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ (9-1945), gia đình anh ra vùng kháng chiến.Sau vì hoàn cảnh riêng, gia đình anh lại phải trở về vùng địch tạm chiếm.Cảnh nhà túng thiếu, ngày ngày anh phải đi bán lạc rang. Anh thường lân la đến trạm gác một cây xăng đạn lớn giữa lòng thành phố.Tám thông minh, lanh lợi nên chẳng bao lâu đã trở nên “thân quen” với bọn lính gác.Hình ảnh những hòm đạn, những thùng xăng nằm trong kho gợi cho anh trí nhớ đến bao cảnh giết chóc dã man ở ngoài vùng tự do.Mối căm thù giặc sẵn có trong lòng anh ngày càng cứ sôi sục thêm lên. Nghĩ đến gương những anh hùng đã anh dũng hi sinh của quân đội ta mà anh đã từng được nghe kể lại, anh bỗng nảy ra một ý định quyết liệt. Anh thủ dầu xăng trong người rồi thản nhiên đem thùng lạc rang đến bán cho bọn lính gác như thường lệ.Lừa lúc bọn chúng vui chuyện mất cảnh giác, anh chạy bay vàp kho xăng đạn như một luồng gió.Một que diêm lóe sáng, những tiếng nổ ầm trời và tiếp theo đó khói lửa mịt mù thành phố.Cả một kho xăng và đạn của giặc ra tro. Lê Văn Tám anh dũng hi sinh để chặn bàn tay đẫm máu của bọn đế quốc xâm lược, để đỡ bao đau khổ, chết chóc cho đồng bào.Lê Văn Tám xứng đáng là người con của thành đồng Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam anh hùng.Đồng bào gọi anh là “Anh đuốc sống”.Gương anh chói sáng mãi trong lòng mỗi đội viên chúng ta.

Tiểu sử anh hùng Tô Vĩnh Diện

Thứ hai - 14/09/2015 23:10

  •                              
  •                              
  •                              

Tiểu sử anh hùng Tô Vĩnh Diện

Tiểu sử anh hùng Tô Vĩnh Diện

SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ ANH HÙNG TÔ VĨNH DIỆN

 
Anh hùng Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hoá. Anh sinh trưởng trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, anh xung phong vào bộ đội.
Tháng 5 năm 1953, Quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng pháo cao xạ, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, anh luôn luôn gương mẫu, đảm nhiệm những công việc khó khăn nặng nề nhất.
Khi bộ đội ta kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh xung phong giữ càng lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất ngờ xẩy ra.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm, Tô Vĩnh Diện cùng pháo thủ Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Ngày 01/02/1954, anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh tại rừng Pá Có, sườn phía tây Pha Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng 

 


 

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến công hạng Nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh đã trở thành anh hùng Pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta ngã xuống trên mặt trận Điện Biên Phủ, sự hi sinh của anh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại - quên mình cứu pháo.
 
 

Top of FormTóm tắt tiểu sử Bế Văn Đàn

Kết quả hình ảnh cho ảnh anh hùng bế văn đàn

 

 

TÓM TẮT TIỂU SỬ BẾ VĂN ĐÀN

 

Anh sinh năm 1931. người dân tộc Tày, quê ở Quang vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Năm 1949, anh xung phong vào bộ đội và đã tham gia nhiều chiến dịch. Tại chiến dịch nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Anh mồ côi mẹ từ nhỏ, cha làm thợ mỏ ở xa, anh phải đi làm thuê cho nhà địa chủ năm năm rồi trốn vè nhà ở với dì, tham gia du kích.

Đông-xuân năm 1953 – 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, anh làm liên lạc tiểu đoàn. Trong trận đánh giặc rút chạy từ Lai Châu về Điện Biên Phủ ở Mường Pồn từ năm 1954, vừa mới đi công tác trở về xong, anh đã xung phong làm nhiệm vụ đưa tin cho đại đội đang đụng giặc phải kìm chân chúng lại. Tình hình chiến đấu mỗi lúc một ác liệt. Anh được lệnh ở lại chiến đấu. Một khẩu trung liên của ta đang bắn bỗng im tiếng vì xạ thủ hi sinh. Khẩu còn lại của đồng chí Chu Văn Pù vận động tới không có chỗ đặt súng. Nguy hiểm quá, anh Bế Văn Đàn liền chạy lại cầm hai chân của khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô lớn “bắn!” Anh Pù nghiến răng vừa bắn vừa chảy nước mắt vì thương bạn, những viên đạn căm thù nã rất chính xác vào đám quân giặc khiến chúng hoảng hốt tháo chạy. Song anh Bế Văn Đàn bị thêm hai vết thương nữavà anh dũng hi sinh khi hai tay vẫn còn gì chặt đôi chân càng súng trên vai mình.

            Ngày 31 - 8  - 1995, anh được Quốc hội truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bottom of Form

 

nguon VI OLET