UBND HUYỆN
TRƯỜNG MẦM NON
==========







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP MẦM NON HẠNH PHÚC
CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI.


Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ
Cấp học : Mầm non
Tác giả : Nguyễn
Đơn vị công tác : Trường mầm non
Chức vụ : Giáo viên





NĂM HỌC: 2020 - 2021

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận:
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”; vì thế, trong nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động phong trào thi đua như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Cuộc vận động “ Hai không” với nhiều nội dung như; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng nhà trường văn hóa – nhà giáo mẫu mực – học sinh thanh lịch”... Đặc biệt năm học 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Trường học hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo dục.
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.
Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?
“Trường học hạnh phúc “là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh.
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng trường học hành phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.
Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh phúc.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.
Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp,
nguon VI OLET