PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ

TRƯỜNG THCS LÊ THẾ HIẾU

--------

 

 

 

 

 

 

 

 

   CHUYÊN ĐỀ

Sử dụng bản đ tư duy  trong giảng dạy  môn  hoá học 9 đphát huy tính tích cực,  sáng tạo của học sinh.

 

 

 

 

 

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Vân

Tháng 4 năm 2012

 

 

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

        Hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Sử dụng các thí nghiệm trong giảng dạy Hoá học là phương pháp đặc trưng của bộ môn. Tuy nhiên, t việc làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và giải thích kết qu thí nghiệm đế việc hình thành kiến thức cho học sinh là c một quá trình đòi hỏi s linh hoạt của người thầy giáo. Mặt khác, làm thế nào đ học sinh t học, t ghi nh được h thống kiến thức một cách nhanh nhất, hào hứng nhất lại phải đòi hỏi tư duy sáng tạo của người thầy phải giúp học sinh biết t h thống hoá kiến thức một cách sáng tạo theo tư duy, trình đ năng lực của mỗi học sinh.  Những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng…. thường được giáo viên trình bày dưới dạng tuần t các đ mục như trong sách giáo khoa theo một khuôn kh quy định sẵn, lặp đi lặp lại đôi khi làm cho học sinh thấy nhàm chán, học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, chưa gây được hứng thú và niềm say mê cho học sinh. Nhiều học sinh thuộc bài nhưng khi vận dụng để giải các bài tp thì các em còn gặp nhiều khó khăn, lung túng.

   Từ đó tôi đã lựa chọn giải pháp là: Sử dụng bản đ tư duy  trong giảng dạy môn Hoá học 9 đphát huy tính tích cực,  sáng tạo của học sinh.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1. Lý do chọn chuyên đề:

       Trong SGK  Hóa học 9, kiến thức trng tâm là chương I,IV đó là nền tảng đ học sinh học tiếp kiến thức chương II, chương III và chương V. T việc học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết, giáo viên có th rèn k năng giải tất c các dạng bài tập hoá học cơ bản của chương trình ph thông như: bài tập viết PTHH theo sơ đ dãy chuyển hoá, bài tập nhận biết, bài tập tính theo PTHH,…..

         2. Thực trạng sử dụng bản đ tư duy trong hoạt động dạy học môn Hoá học.

         Từ trước đến nay, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên chỉ trình bày cấu trúc bài học lý thuyết và bài ôn tập, luyện tập theo mô hình SGK in sẵn , không có s thay đổi một cách sáng tạo. Vì vậy, mặc dù giáo viên đã cố gắng t chức, hướng dẫn học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhận thức theo hướng tich cực, ch động sáng tạo nhưng kết quả là học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, ít hứng thú với bài học và kiến thức mau quên; nhiều học sinh không ghi nh được hết tất c các vấn đ trọng tâm của bài học ( Ví d như: không nh đ các tính chất hoá học của một hp chất, hay nhầm lẫn giữa tính chất hoá học của axit sunfuric loãng và đặc,…….)

        3. Giải pháp thay thế

       Sau khi được tham gia lớp tập huấn v đổi mới PPDH “Dạy và học tích cực” do nhà trường tổ chức, tôi đã được tiếp cận với nhiều phương pháp và k thuật dạy học mới, trong đó tôi nhận thấy việc s dụng bản đ tư duy trong dạy học Hóa học là rất hợp lý, d vận dụng và trường THCS nào cũng có đ cơ s vật chất đ tiến hành.       

Vì vậy tôi đã chọn giải pháp thay thế là: Sử dụng bản đ tư duy  trong giảng dạy    môn  hoá học 9 đphát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.

4. Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy:

        Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,…  bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự  tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người.

         BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kỳ.

         BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”.

      Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức,… và lập kế hoạch công tác.

        BĐTD có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hoặc các phần mềm bản đồ tư duy.

        Sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới PPDH các môn học, vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một bài, một chương giúp HS ghi nhớ, ôn tập, liên kết các mạch kiến thức đã học.

       Đối với HS trung bình: Tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD. Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ BĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách cho key words- tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3,… Hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng.

Ví dụ trong khi dạy học chương I, cho HS vẽ BĐTD sau mỗi bài học, để mỗi em có một tập BĐTD: t/c hoá học của oxit, của axit, bazơ, muối

        Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.

         Đối với HS khá giỏi: sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải một bài toán, hệ thống hóa kiến thức,…

       Việc vẽ BĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm chiến lược giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hoá kiến một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện của mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong nhóm “thuyết trình” BĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

* Cách lập Bản đồ tư duy: Theo Tony Buzan (Cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy, Giản đồ ý). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia), để lập một Bản đồ tư duy gồm có :

  • Bắt đầu ý tưởng trung tâm ở giữa một tờ giấy trắng, phần giấy trắng xung quanh dùng để diễn tả các ý chính theo các nhánh nhỏ.
  • Diễn đạt ý tưởng trung tâm bằng một từ khoá, hình ảnh hay bản vẽ. Theo Tony Buzan, một hình ảnh có thể diễn đạt ý tưởng tương đương với 1000 từ vựng. Hình ảnh càng hấp dẫn thì càng làm tinh thần tập trung, não bộ hoạt động hưng phấn và làm việc hiệu quả hơn.
  • Sử dụng màu sắc hợp lí khi vẽ. Cũng như hình ảnh, màu sắc trong Bản đồ tư duy rất quan trọng, màu sắc kích thích đại não hưng phấn, tạo cảm giác vui vẻ, sống động cho Bản đồ tư duy, từ đó làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng.
  • Liên kết các nhánh chính với hình ảnh trung tâm, nhánh chính với các nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 với nhánh cấp 3, … Đại não con người tư duy thông qua liên tưởng, do vậy việc liên kết các nhánh lại với nhau giúp người dùng hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu hơn.
  • Luôn để các nhánh của Bản đồ tư duy gấp khúc tự nhiên, điều này làm cho Bản đồ tư duy cuốn hút và không bị nhàm chán.
  • Sử dụng một từ khoá trên mỗi nhánh ý tưởng. Từ khoá phải thật sự ngắn gọn và làm nổi bật được ý nghĩa của nhánh ý tưởng đó.
  • Sử dùng hình ảnh tối đa cho mỗi ý tưởng, một Bản đồ tư duy sử dụng nhiều hình ảnh ý nghĩa khiến não bộ tư duy liên tưởng mạnh mẽ hơn.

* Các bài học có thể sử dụng bản đồ tư duy trong môn hoá học 9 như sau:

Chương một: Các loại hợp chất vô cơ

Tính chất hóa học của oxit.

Khái quát về sự phân loại oxit

Một số oxit quan trọng

Tính chất hóa học của axit

Một số axit quan trọng

Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Tính chất hóa học của bazơ

Một số bazơ quan trọng

Tính chất hóa học của muối

Một số muối quan trọng

Phân bón hóa học

Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Tính chất vật lý chung của kim loại-Tính chất hóa học của kim loại-Luyện tập

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Nhôm

Sắt

Hợp kim sắt: Gang, thép

Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Luyện tập chương 2: Kim loại

CHƯƠNG 3: PHI KIM

SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Tính chất chung của phi kim

Clo

Cacbon

Các oxit của cacbon

Axit cacbonic và muối cacbonat

Silic. Công nghiệp silicat

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON - NHIÊN LIỆU

Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Metan

Etilen

Axetilen

Benzen

Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon - Nhiên liệu

Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Nhiên liệu

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON - POLIME

Rược etilic

Axit axetic - Mối quan hệ giữa etilen, rượu etilic và axit axetic

Chất béo    

Luyện tập: Rượu etilic, axit axetic và chất béo

Glucozơ -Saccarozơ

Tinh bột và xenlulozơ

Protein

Polime

 

III. KẾT LUẬN:

       Sử dụng bản đồ tư duy để năng cao hiệu quả giảng dạy môn hoá học 9 nói riêng và môn hoá học THCS nói chung. Kết quả đánh giá cho thấy học sinh rất có hứng thú tiếp xúc với cách học mới, khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục của ngành GD - ĐT.

                                                                                                      Người thực hiện

 

 

 

                                                                                                    Nguyễn Thị Hải Vân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

* Một số bản đồ tư duy môn hoá học 9:

CoverCoverCover- Bài 50: Glucozơ

CoverCover 

CoverCover 

Cover 

Cover 

Cover 

CoverCoverCoverCover 

 

 

 

 

 

 

- Bài 44: Rượu etylic

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn:  14/4/2012

Ngày giảng: 16/4/2012

              Tiết 63:    TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ                   

 

KT học sinh đã biết có

liên quan

KT-KN cần hình thành

- Tính chất hóa học của saccarozơ, các hợp chất hidrocacbon và các hợp chất dẫn xuất hidrocacbon đã học.

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, đặc điểm cấu tạo phân tử.

- Tính chất hóa học (phản ứng thủy phân tinh bột và xenlulozơ), ứng dụng tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và công nghiệp.

- Viết được các PTPƯ thuỷ phân của tinh bột và xenlulozơ và phản ứng tạo thành những chất này trong cây xanh

- Phân biệt được tinh bột với xenlulôzơ

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Biết được:

- Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ.  

- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là  (C6H10O5)n.

- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ (phản ứng thuỷ phân; riêng hồ tinh bột có phản ứng màu với iot).

- Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất.

- Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.

2.Kỹ năng: 

- Viết PTHH của phản ứng thuỷ phân, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.

- Quan sát mẫu chất, thí nghiệm... rút ra được nhận xét về tính chất.

- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ.

-Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ.

3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ cây xanh.

B.PHƯƠNG PHÁP:

          Nêu vấn đề - Thí nghiệm quan sát

C. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

GV: Tinh bột, bông gòn, dd iốt, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, .Bài giảng điện tử

HS:  xem trước bài mới.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.Ổn định tổ chức: (1 phút)          

II.Kiểm tra bài cũ:  (5 phút)

? Nêu t/c hoá học và ứng dụng của saccarozơ?

III.Bài mới:

1.Đặt vấn đề: (1 phút)

GV: Sử dụng bản đồ tư duy để giới thiệu bài mới

                                 2. Triển khai bài:

           a.hoạt động 1: (3 phút)             I. Trạng thái thiên nhiên:

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV: Đưa ra một số loại cây, hạt, quả.

        ? Hãy xác định loài nào chứa nhiều tinh bột? xenlulozơ?

- Tinh bột: Có nhiều trong hạt, củ, quả.

- Xenlulozơ: Thành phần chủ yếu của sợi bông, đay, gai, tre, gỗ, nứa....

      b.hoạt động 2:  (6 phút)         II. Tính chất vật lí:

 

GV: Làm thí nghiệm: Cho tinh bột, xenlulozơ vào ống nghiệm + nước rồi đun nóng. Quan sát trạng thái, màu sắc ...

          ?  Hãy nhận xét tinh bột và xenlulozơ có những tính chất vật lý gì?

- Tinh bột: Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan trong nước nóng

- Xenlulozơ: Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

 c.hoạt động 3: (5 phút)             III. Đặc điểm cấu tạo phân tử:

            

GV: Giới thiệu đặc điểm phân tử tinh bột và xenlulozơ chỉ rỏ số mắc xích của hai hợp chất này.

       ? Phân tử khối của hai hợp chất trên ntn?

- Công thức phân tử:

 

                                                                  Tinh bột: n ≈ 1200

Công thức phân tử(- C6H10O5-)n

                                                                  Xenlulozơ: n≈ 10 000 - 14000

d. Hoạt động 4: (11 phút)   IV. Tính chất hoá học:

 

GV:? Nêu quá trình hấp thụ tinh bột trong cơ thể người?

               Amilaza                                  Mantozơ

      T.B            Mantozơ                   Glucozơ

GV: Giới thiệu phản ứng thuỷ phân tinh bột xenlulôzơ khi đun nóng với dung dịch axit loãng.

        - Y/c HS viết PTHH.

GV: Cho HS làm thí nghiệm: Nhỏ dung dịch iốt vào hồ tinh bột rồi đun nóng → quan sát, nhận xét hiện tượng. GV nhấn mạnh hiện tượng trước và sau đun nóng.

1. Phản ứng thuỷ phân:

- PTPƯ:

                                                 Axit,to

(-C6H10O5-)n +H2O                nC6H12O6                                        

                                             (Glucozơ) 

2. Tác dụng của tinh bột với iốt:

          Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng

Iốt dùng để nhận biết hồ tinh bột.

          e. Hoạt động 5: (6 phút)    V. Ứng dụng :

 

GV:? Tinh bột được hình thành trong cây xanh như thế nào?

HS: Trả lời và viết PTHH.

GV: Cho HS quan sát sơ đồ SGK (154)

        ? Từ sơ đồ và kiến thức thực tế hãy cho biết tinh bột và xenlulozơ có những ứng dụng gì?

GV: Ta thấy cây xanh tạo ra lượng tinh bột và xenlulôzơ rất lớn có vai trò quan trọng đối với đời sống chúng ta, làm thế nào để duy trì và tăng diện tích cây xanh?

- Quá trình quang hợp:

6n CO2 + 5n H2O(- C6H10O5 -)n

                                                  + 6nO2

- Tinh bột là nguồn lương thực quan trọng của con người.

- Là nguyên liệu sản xuất Glucozơ và Rượu etilic.

- Xenlulozơ là nguyên liệu sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, sản xuất vải sợi, sản xuất đồ gỗ, thuốc nổ, phim ảnh ...

 

          IV.Củng cố: (3 phút)

Bài tập 1: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển

đổi sau( Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

Tinh bột → Glucozơ → Rượu etylic → Axitaxectic 

          V.Dặn dò: (2 phút)

1. Bài cũ: - Về nhà học bài cũ.

- Làm các bài tập:  2, 4 (SGK - 158).

2. Bài mới:.Tìm hiểu trước bài Protein. Làm TN tráng trứng gà, trứng vịt (chú ý lòng trắng)

- Hướng dẫn bt 4: + Viết các PTHH:

m (-C6H10O5-)n→ mC12H12O6 → m C2H5OH dựa vào PTHH, hiệu suất, khối lương của tinh bột.

          E. BỔ SUNG:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET