SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THỦ DÂU MỘT
Trường THCS NGUYỄN VĂN CỪ
Tổ chuyên môn: Lý – Hóa – Sinh – Công Nghệ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG CHƯƠNG “LÁ”
MÔN SINH HỌC 6


Năm học: 2010 - 2011
Người thực hiện: BÙI THỊ QUYÊN
Điện thoại:

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài …………………………………………… ……3
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu …………………….….4
NỘI DUNG
Cơ Sở Lý Luận………………………………….…………………5
Nội Dung……………………………………...................................7
Sử dụng mẫu vật sống…………………………………….…….7
Sử dụng tranh vẽ, mô hình………………………………..……11
Sử dụng thiết bị và dụng cụ thí nghiệm………………………..14
Sử dụng phiếu học tập và bảng phụ………………...……….…15
Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy……………………16
Lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy và học ……………….......18
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các phương tiện dạy học…..19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………..…..19
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ……………………………………….......20












A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, các nghiên cứu khoa học ngày nay đã đưa chúng ta đến tìm hiểu và khám phá bao điều lí thú, tạo nên vô số các thành tựu to lớn. Nhưng theo tôi được biết thì chưa có một nghiên cứu khoa học nào có thể dùng nước và không khí để chế tạo ra thức ăn cung cấp cho con người. Nhất là trong tình trạng kinh tế thế giới khó khăn như bây giờ thì nhu cầu về lương thực và thực phẩm là một vấn đề lớn luôn được chú ý tới. Ấy thế mà chiếc lá xanh hàng ngày ta nhìn thấy, ít khi chú ý tới và thậm chí là coi thường, lại thầm lặng từ ngày này sang ngày khác hoàn thành công việc đó ngoài ánh sáng một cách xuất sắc nhất.
Do vậy, theo như tôi nhận thấy, chương “Lá” là một chương quan trọng trong chương trình giảng dạy sinh học 6. Giảng dạy chương “Lá” gắn liền với giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống, làm cho bầu không khí trở nên trong lành, góp phần vào việc giúp cân bằng sinh thái.
Qua quá trình giảng dạy, tôi mong muốn học sinh có thể tiếp thu kiến thức đầy đủ và khoa học hơn về chương “Lá”. Từ đó, xây dựng ý thức tốt về bảo vệ môi trường; nhất là có thể góp phần giảm thiểu sự hủy hoại cây cối – lá phổi xanh của trái đất - nguồn lương thực vốn có, quý giá của con người và muôn loài trên trái đất ngay bằng những việc làm bé nhỏ của chính bản thân mình như : không bứt lá, bẻ cây, tham gia trồng cây, gây rừng, vận động tuyên truyền bảo vệ rừng……
Hiện nay, trong nhà trường chúng ta, học sinh học tập chủ yếu theo phương pháp thụ động, do đó, chất lượng giảng dạy không cao và điều hiển nhiên là dẫn đến tình trạng học sinh luôn tư duy nặng nề theo sách vở, thiếu sáng tạo và kém năng động trong mọi tình huống. Do đó, để đào tạo học sinh chúng ta trở nên năng động, sáng tạo theo kịp thời đại, điều này đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo phải nhanh chóng, quyết tâm đổi mới phương pháp dạy và học cùng chất lượng nội dung bài giảng nhằm phát huy cao độ hiệu quả của giờ dạy sinh học.
Qua thực tế giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới, phương pháp mới cùng với việc được sử dụng các trang thiết bị dạy học, tôi nhận thấy học sinh đã dần có những bước chuyển biến mới: học sinh hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, nhất là được tư duy nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh tri thức, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Vì thời gian và khả năng có hạn, tôi xin có một số ý kiến về sử dụng phương tiện dạy học theo hướng phát huy tích cực học tập của học sinh trong chương “Lá” bộ môn sinh học 6. Chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm này còn nhiều thiếu xót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp nhằm giúp cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.




II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng:
Toàn thể học sinh lớp 6/4 và lớp 6/5 trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Cừ - xã Chánh Mỹ - thị xã Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương
Phương pháp:
Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa Sinh học 6 – sách giáo viên Sinh học 6.
Vận dụng nhiều phương pháp với các dạng đồ
nguon VI OLET