PHẦN NỘI DUNG
Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức bền là một trong những năng lực thể chất của học sinh, đây là điều kiện quan trọng để các em có thể giành được thành tích cao trong học tập, tập luyện và thi đấu. Là tiền đề cho việc thực hiện những yêu cầu ngày càng khó khăn trong quá trình tập luyện, sức bền được xác định trước hết thông qua quá trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng phụ thuộc vào những nhân tố năng lực làm việc của các cơ quan, mức độ ổn định và tiết kiệm hoá năng, sức chịu đựng tâm lý, từ đó tôi xây dựng:
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất sức bền, phải dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục thể chất. Phải nắm vững được kỹ thuật, lý luận là điều không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, là hệ thống các bài tập được tiến hành tuần tự theo phương pháp tổ chức hợp lý. Hoạt động của lực bên trong và bên ngoài với mục đích vận dụng đầy đủ có hiệu quả những thực lực ấy để đạt được thành tích cao. Qua thực tế bản thân tôi đã giảng dạy và huấn luyện, tôi thấy cần phải áp dụng tốt nhiều phương pháp giảng dạy huấn luyện và phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập luyện.
II. PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, phải dựa trên cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực.
Trong sinh hoạt, lao động cũng như trong tập luyện TDTT, con người có lúc phải vận động nhanh, có lúc phải vận động lâu dài với cường độ lớn. Tức là phải thể hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động. Đặc biệt đối với sức bền, nó thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những thay đổi bên trong xảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài.
Sự phát triển sức bền, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp giữa các chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt là các hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ cơ quan bảo đảm việc cung cấp oxy cho cơ thể.
Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển chức năng của tim mạch và hô hấp, trạng thái của máu (hàm lượng Hemoglobin) dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả năng sử dụng chúng. Công suất của các quá trình trao đổi năng lượng và không có ôxy, đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái các tuyến nội tiết.
Trong thực tế TDTT, sức bền thường được thể hiện dưới các dạng sức bền chung, sức bền chuyên môn, sức bền tốc độ và sức bền mạnh.
III. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN - LUYỆN TẬP
Huấn luyện là một phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do Giáo viên chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Tóm lại huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện năng lực thể thao cho học sinh. Các nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao được xác định trên cơ sở của các yêu cầu được đặt ra từ quá trình huấn luyện. Đó là các nhiệm vụ:
- Giáo dục các phẩm chất tâm lý
- Chuẩn bị thể lực
- Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động
- Phát triển trí tuệ
Muốn giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên, phải sử dụng tốt các phương tiện huấn luyện thể thao là:
- Các bài tập thể chất
- Các phương tiện tâm lý
- Các biện pháp vệ sinh
- Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên.
Trong huấn luyện thể thao, đặc biệt là sức bền, phải chú trọng đến lượng vận động, nó bao gồm ba bộ phận cơ bản, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ: các yêu cầu của lượng vận động, quá trình thực hiện lượng vận động, độ lớn của lượng vận động.
Phải tuân thủ nguyên tắc huấn luyện, đó là:
1. Nguyên tắc nâng cao LVĐ
2. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của LVĐ
3. Nguyên tắc sắp xếp LVĐ theo chu kỳ.
Phát triển tốt sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các LVĐ lớn. Căn cứ vào yêu cầu thi đấu, sức bền được phân thành: sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn.
+ Huấn luyện sức bền cơ sở:
Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền chung cho các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển chung, đó là các bài tập với khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40%
nguon VI OLET