Tuần 1 Ngày soạn: 6/9/2020
Tiết 1 Ngày dạy: 8/9/2020
Bài 3:VẼ TRANG TRÍ
TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ

A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là hoạ tiết trang trí,và hoạ tiết là yếu tố cơ bản của hoạ tiết trang trí.
2.Kỹ năng: - HS biết tạo hoạ tiết đơn giản và nghệ thuật trang trí là áp dụng các hoạ tiết để làm đẹp thêm các đồ vật cần trang trí .
3.Thái độ: - HS yêu quý nghệ thuật trang trí dân tộc.
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp - Thảo luận nhóm,
- Vấn đáp - Trực quan
C. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Tài liệu tham khảo"Chạm khắc dân gian Việt Nam"
- Tranh ảnh về hoa lá chim thú
- Phóng to một số hoạ tiết trang trí trong SGK.
2. HS: -Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí
- Vở thực hành, chì, mẫu thật
D.TIẾN HÀNH:
1. HĐ khởi động
-Trang trí là nghệ thuật tạo ra cái đẹp, một điểm cơ bản và quan trọng của trang trí là tạo ra hoạ tiết. Hoa tiết càng cách điệu cao, càng sáng tạo thì bài trang trí càng có giá trị.
2. HĐ hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét


? GV cho HS xem các hoạ tiết trang trí
(Đây là các hình ảnh của thiên nhiên và cuộc sống đã trở thành hoạ tiết trang trí)
? Làm thế nào để các hình ảnh này có hình dáng cân đối, hài hoà, tự nhiên mà sống động.

? Những hình ảnh nào thường dùng để tạo ra hoạ tiết

? Hình dáng hạo tiết có nguyên như hình ảnh thật không
? Hãy so sánh hình ảnh thật với hoạ tiết sử dụng trong trang trí
- GV cho HS xem những hoạ tiết trang trí đẹp được đơn giản và cách điệu




+ Đơn giản và cách điệu các hoạ tiết đó.

1. Hoạ tiết
- Hoa lá chim muông, thú vật, hoa văn sóng nước, mây trời
- Cảnh sinh hoạt đánh đàn, múa hát
2. Hình dáng hoạ tiết
- Thay đổi so với hình ảnh thật. Khi đưa vào trang trí đã đơn giản và cách điệu.

- HS theo dõi

Hoạt động 2 : Cách vẽ hoạ tiết trang trí

? Muốn có những hoạ tiết trang trí ta phải làm gì
?Nêu các bước tạo một hoạ tiết trang trí

-GV treo đồ dùng cho HS xem các bước bài tạo hoạ tiết trang trí.

-GV minh hoạ bảng cho HS thấy
+Nghiên cứu các hoạ tiết thật(Mẫu thật vật thật)
B1: Đơn giản mẫu thật
-Phác khung hình, vẽ nét chính
B2: Cách điệu : Theo hình dáng hoặc theo cấu trúc



3. HĐ luyện tập- Thực hành
- GV ra bài tập, HS vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn cho những em vẽ còn yếu.
- Tạo một vài hoạ tiết trang trí
- Màu tuỳ ý
4. HĐ vận dụng
- GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về bố cục, nét vẽ, hoạ tiết đã cách điệu hay chưa?
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng.
5. HĐ tìm tòi sáng tạo
-Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà
- Chuẩn bị bài sau Sơ lược về Mĩ thuật thời Trần
- Vở thực hành, chì, màu, tẩy










Tuần 2 Ngày soạn: 13/9/2020
Tiết 2 Ngày dạy: 15/9/2020

Bài 2: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT


SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 - 1400)

A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần
2.Kỹ năng: Biết phân biệt mĩ thuật các thời kì
Trình bày khái quát về mĩ thuật thời Trần.
3.Thái độ :Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
B. PHƯƠNG PHÁP:
-Quan sát, vấn đáp trực quan, gợi mở
- Luyện tập - Thực hành nhóm
C. CHUẨN BỊ:
1) GV: -Bộ đồ dùng dạy học MT 7;
-Tranh về mĩ thuật thời Trần phóng
nguon VI OLET