Ngày soạn: 10. 4. 2012
Ngày giảng: 13. 4. 2012

Tiết 26 tam giác


A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh định nghĩa được tam giác.
- Chỉ ra được được thế nào là đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
2. Kỹ năng:
- Học sinh sử dụng thước và compa để vẽ được tam giác khi biết độ dài 3 cạnh của tam giác đó.
3. Thái độ: Cẩn thận, có ý thức liên hệ thực tế.
b. đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Compa, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
c. phương pháp
Vấn đáp, luyện tập.
d. tổ chức giờ học
*) Hoạt động khởi động (4’)
- Mục tiêu: Học sinh vẽ được đường tròn, xác định được điểm nằm trên, nằm trong đường tròn.
- Cách tiến hành:
+) Yêu cầu HS lên bảng vẽ đường tròn (O ; 2cm). Vẽ điểm Mnằm trên đường tròn, điểm E nằm trong đường tròn đó.
+) Đáp án:
Đường tròn (O ; 2 cm)
+) Điểm M nằm trên (O);
+) Điểm E nằm trong (O).
 /


Hoạt động 1. Tìm hiểu tam giác ABC là gì ? (19’)
- Mục tiêu: HS định nghĩa được tam giác ABC, chỉ ra được đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
- Đồ dùng: Thước thẳng, compa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

*) GV vẽ tam giác ABC lên bảng:
/

- Trên hình vẽ có bao nhiêu đoạn thẳng, đọc tên các đoạn thẳng đó?
-Ba điểm A, B, C có thẳng hàng hay không?
-Một hình vẽ như thế gọi là tam giác ABC vậy tam giác ABC là gì?


- Gọi vài học sinh nhắc lại định nghĩa và vẽ hình tam giác ABC vào vở


*) GV vẽ hình lên bảng:
/

- Hình vẽ trên có mấy đoạn thẳng
-Hình trên có phải là tam giác ABC hay không? Tại sao?
-Vậy trong định nghĩa các em chú ý điều kiện là ba điểm A, B, C phải không thẳng hàng.
- Trình chiếu đề bài tập 43 gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời.
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau để được câu đúng:
Hình tạo thành bởi…. được gọi là tam giác MNP.


b)Tam giácTUV là hình………..



- Gọi học sinh khác nhận xét và sửa lại nếu sai

- Ký hiệu tam giác ABC: (ABC.

Giới thiệu cách đọc và ký hiệu khác: (ACB, (BCA.

- Tương tự em hãy nêu cách đọc khác của (ABC.
- Chốt lại có 6 cách đọc tên (ABC.
- Một tam giác có mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy góc?

Hãy:
- Đọc tên 3 đỉnh của (ABC
- Đọc tên 3 cạnh của (ABC
- Có thể đọc cách khác không?

-Đọc tên 3 góc của (ABC.

- Trình chiếu đề bài tập 44 / 95. Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau:
/

Tên tam giác
Tên đỉnh
Tên ba góc
Tên ba cạnh

(ABI
A,B,I



(AIC


𝑨𝑰𝑪 ,
𝑨𝑪𝑰 ,
𝑪𝑨𝑰



(ABC


AB,BC, CA


-Giao các phiếu học tập cho các nhóm HS và theo dõi các nhóm thảo luận.
Thu bài làm của các nhóm sau đó trình chiếu đáp án và nhận xét.
-Yêu cầu học sinh cho ví dụ một số vật có dạng hình tam giác.

+) GV vẽ điểm M nằm trong tam giác ABC và yêu cầu học sinh nhận xét vị trí của điểm M so với 3 góc của tam giác?
- Khi nào ta nói được điểm M nằm trong Â?
- Điểm M nằm trong cả ba góc của tam giác gọi là điểm nằm bên trong tam giác(còn gọi là điểm trong của tam giác).

Lấy điểm N không nằm trong tam giác và hỏi học sinh điểm N có nằm trong tam giác ABC không? Vì sao?
nguon VI OLET