PHẦN 3
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
A- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Quan niệm về phương tiện, thiết bị dạy học địa lí
a) Thiết bị dạy học là một phần cơ sở vật chất của nhà trường, có tác dụng phục vụ gián tiếp cho việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh (HS) như: phòng bộ môn địa lí, vườn địa lí, các máy móc dùng để rèn luyện kĩ năng cho HS,...
b) Phương tiện dạy học (PTDH) gồm toàn bộ những phương tiện ít nhiều có tính trực quan, có tác dụng trực tiếp đến sự lĩnh hội tri thức địa lí của HS như các loại bản đồ, tranh ảnh địa lí, các loại bảng số liệu, tranh ảnh, băng video, đĩa CD có nội dung địa lí,...
- Tên gọi phương tiện trực quan đã có từ lâu, gắn liền với các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống. Chức năng minh họa của phương tiện được coi trọng và được giáo viên (GV) sử dụng nhằm hình thành biểu tượng địa lí cho HS một cách rõ ràng, sinh động.
- Các phương tiện trực quan chứa trong bản thân mình dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tìm tòi, phân tích thì các đặc điểm đó mới được bộc lộ. Vì vậy, quan niệm đầy đủ về phương tiện trực quan là PTDH.
PTDH là “hình ảnh kép” của PPDH. Mỗi PPDH với đặc trưng là hệ thống các hoạt động của GV và HS nhằm đạt mục đích dạy học- đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động phù hợp.
Nội dung dạy học được chứa trong PTDH dưới dạng nguồn tri thức. Do đó có thể nói rằng PTDH chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và PPDH. Quan niệm như vậy là đề cao chức năng nguồn tri thức của PTDH.
2. Khuynh hướng sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay
- Xác định các phương tiện tối thiểu cho từng cấp học, lớp học.
- Tăng cường các thiết bị và phương tiện có những tính năng sử dụng được ở nhiều cấp, nhiều lớp, nhiều bài khác nhau. VD bản đồ, Atlat,…
- Tăng cường các thiết bị và phương tiện nghe nhìn giúp cho việc hình thành ở HS các biểu tượng, các khái niệm, các kĩ năng, kĩ xảo cụ thể và chính xác. VD băng hình địa lí, đĩa CD,…
- Tăng cường thiết bị và phương tiện tự làm đơn giản và rẻ tiền. VD các sơ đồ, lược đồ,…
3. Vai trò của thiết bị và phương tiện dạy học địa lí
- PTDH là cơ sở để hình thành biểu tượng địa lí cho HS, giúp HS nắm vững kiến thức hơn.
- PTDH là cơ sở cho hoạt động trí tuệ của HS, góp phần nâng cao năng lực tư duy cho các em.
- PTDH là cơ sở quan trọng để HS rèn luyện các kĩ năng địa lí.
4. Một số nguyên tắc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học địa lí
- Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học để lựa chọn phương tiện cho phù hợp.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng loại thiết bị và PTDH.
- Đảm bảo tất cả các HS đều quan sát được một cách rõ ràng.
- Kết hợp các PTDH một cách nhuần nhuyễn.
Phối kết hợp giữa việc sử dụng phương tiện với các phương pháp dạy học theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của HS.
- Cần chọn lọc phương tiện dạy, tránh sử dụng quá nhiều PTDH trong một tiết học.
- Sử dụng phương tiện phải đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ.
- Khai thác tối đa chức năng của các phương tiện sẵn có, tăng cường tự làm các phương tiện đơn giản, rẻ tiền.
5. Quy trình sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí
- Xác định nội dung bài dạy học (kiến thức và kĩ năng cần hình thành và bổ sung).
- Lựa chọn PTDH.
- Xác định các nội dung của bài học có thể khai thác từ PTDH.
- Xác định cách thức sử dụng (minh họa hoặc làm nguồn tri thức…) đặt câu hỏi, ra bài tập và dự kiến các chỉ dẫn đối với HS,...
- Xác định thời điểm sử dụng, PPDH phù hợp với từng phương tiện.
- Xem xét và sử dụng PTDH trước khi lên lớp.
(Thời điểm sử dụng, cách thức sử dụng PTDH nên ghi rõ trong giáo án. Trong quá trình lên lớp, thực hiện việc sử dụng PTDH như trong giáo án đã đề ra
nguon VI OLET