BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Hợp đồng số 89/2020/HĐKT-RGEP/ĐT-1.2/IC/14_3
-------------------------------



TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5 HIỆN HÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CHƯƠNG TRÌNH MỚI











Hà nội 12.2020
MỤC LỤC

Trang

Các chữ viết tắt
3

I. Giới thiệu tổng quan
4

II. Mục tiêu
7

III. Nội dung
8

Nội dung 1. Rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học Đạo đức lớp 5 hiện hành theo Chương trình Đạo đức lớp 5 mới
8

Nội dung 2. Tổ chức dạy học nội dung điều chỉnh, bổ sung Đạo đức lớp 5 hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS.
30

Phụ lục
68

Danh mục tài liệu tham khảo
82










Các từ viết tắt
GDĐT
Giáo dục và Đào tạo

CT
Chương trình

GD
Giáo dục

GDPT
Giáo dục phổ thông

GV
GV

HĐ
Hoạt động

HS
Học sinh

KN
Kỹ năng

KNS
Kỹ năng sống

KT
Kĩ thuật

PP
Phương pháp

PPDH
Phương pháp dạy học

KTDH
Kĩ thuật dạy học

SGK
Sách giáo khoa

SGV
Sách GV

THCS
Trung học cơ sở

THPT
Trung học phổ thông

XH
Xã hội


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (GDPT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện với sự hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới (WB). Mục tiêu của Dự án là nâng cao kết quả học tập của HS thông qua các hoạt động: (i) Điều chỉnh và thực hiện Chương trình (CT) theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực; (ii) Nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa (SGK) phù hợp với CT điều chỉnh. Tổng số vốn của Dự án là 80 triệu USD, trong đó vốn vay là 77 triệu USD từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) và vốn ngân sách đối ứng là 3 triệu USD. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2016 đến hết năm 2020.
Dự án gồm 4 thành phần:
Thành phần 1: Hỗ trợ phát triển CT
Kết quả đầu ra của thành phần 1 gồm: (i) CT GDPT mới, gồm CT tổng thể và các CT môn học, hoạt động giáo dục (sau đây môn học và hoạt động giáo dục gọi chung là môn học) với các năng lực được tích hợp theo yêu cầu được ban hành; (ii) Hướng dẫn cho các nhà xuất bản mong muốn phát triển SGK theo CT mới; (iii) Một hệ thống tập huấn, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GD qua mạng toàn diện và đầy đủ chức năng; (iv) Tất cả GV được tập huấn, bồi dưỡng và hỗ trợ thông qua tập huấn trực tiếp và qua mạng cũng như hỗ trợ của GV cốt cán và cán bộ CT ở trường học để có được sự hiểu biết đầy đủ về CT mới và những gợi ý đối với những thực hành trong lớp học nhằm thực hiện thành công CTvà SGK mới.
Thành phần 2: Hỗ trợ biên soạn và thực hiện SGK theo CT.
Kết quả đầu ra của thành phần 2 gồm: (i) Bộ SGK mới do Bộ GDĐT tổ chức biên soạn được phê duyệt cho phép sử dụng, Tài liệu hướng dẫn sử dụng SGK và các tài liệu sư phạm khác phù hợp với CT mới cho các trường khó khăn; (ii) Tăng tính sẵn có của SGK cho HS ở các trường khó khăn có thể mượn; (iii) SGK điện tử một số môn học được biên soạn và thử nghiệm; (iv) SGK song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số tiếng dân tộc thiểu số có chữ viết) được biên soạn đối với một số môn học.
Thành phần 3: Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến CT và chính sách GDPT.
Kết quả đầu ra thành phần 3 gồm: (i) Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng GDPT quốc gia (NCSDGEQ) và Trung tâm Khảo thí ngoại ngữ quốc gia (NCFLT) được thành lập và xây dựng với các trung tâm chính ở Hà Nội và các văn phòng vệ tinh ở 4 địa điểm khác trên cả nước; (ii) Một nhóm chuyên gia kỹ thuật và quản lý chịu trách nhiệm phát triển CT và đo lường chất lượng GD phổ thông được tích hợp và đào tạo, tập huấn trong việc lãnh
nguon VI OLET