BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Hợp đồng số: 88/2020/HĐKT–RGEP/ĐT–1.2/IC/14_5
Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung Chương trình hiện hành
theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
môn Lịch sử và Địa lí – lớp 5
–––––––––––––––––––––––––––––––






Sản phẩm 2. Dự thảo
Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung Chương trình hiện hành theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
môn Lịch sử và Địa lí lớp 5












Hà Nội 12.2020
Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung Chương trình hiện hành theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
môn Lịch sử và Địa lí lớp 5
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
MỤC TIÊU
Sau khi nghiên cứu tài liệu, GV:
– Phân tích, so sánh được các yêu cầu cần đạt của chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2018 với chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 hiện hành.
– Lập được ma trận tổng thể và nhận xét được mối quan hệ giữa các chủ đề nội dung; yêu cầu cần đạt; các chỉ báo phẩm chất, năng lực; phương pháp dạy học, phương tiện dạy học; kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình lớp 5 hiện hành.
– Thiết kế được bài học/ chủ đề ứng với các nội dung của môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 hiện hành theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

NỘI DUNG TÀI LIỆU
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 HIỆN HÀNH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
1. Mục đích
Hướng dẫn điều chỉnh và thực hiện nội dung dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, và chuẩn bị cho GV cũng như nhà trường tiếp cận dần với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2. Nguyên tắc
– Điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện chương trình hiện hành theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS; khắc phục một số hạn chế, bất cập; cập nhật một số yêu cầu dạy học đảm bảo phù hợp, thiết thực hơn.
– Kế thừa những chỉ đạo, hướng dẫn về điều chỉnh chương trình đã có và những hoạt động đổi mới đã được triển khai trong thời gian qua.
– Đảm bảo sự đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá, thi, và các điều kiện thực hiện.
– Tạo điều kiện cho các địa phương, nhà trường vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tăng quyền chủ động cho nhà trường, GV trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục.
3. Nội dung
Việc hướng dẫn, điều chỉnh với môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học tập trung vào: Làm rõ mức độ cần đạt ở một số nội dung trong chương trình nhằm giảm tải nội dung khó tiếp thu, nội dung lạc hậu so với chương trình mới.
4. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
– Với các nội dung được hướng dẫn làm rõ về phạm vi mức độ hoặc được tinh giản: Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. Có thể dành thời lượng của các nội dung tinh giản cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS, tăng cường các hoạt động nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS.
– Bên cạnh việc thực hiện các hướng dẫn về nội dung chương trình, các cấp quản lí giáo dục, các GV cần chú ý tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, đánh giá học tập và cơ chế quản lí thực hiện chương trình:
Về hình thức và phương pháp dạy học: Đẩy mạnh áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS. Tăng cường dạy học phân hóa; tự chọn. Chú ý xây dựng môi trường học tập thân thiện và khuyến khích thúc đẩy việc học tập tích cực của HS. Tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng học tập, công nghệ thông tin. Tăng cường hướng dẫn HS vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.
Về nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS. Cần kết hợp các hình thức, công cụ đánh giá như: miệng, vấn đáp,
nguon VI OLET