TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH BÌNH THUẬN
TỔ VẬT LÝ – KĨ THUẬT
( (















NĂM HỌC 2009 - 2010





















THÁNG 4 NĂM 2010 PHẦN I: CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1. Động lượng là gì ? Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng.
Phát biểu và viết biểu thức dạng khác của định luật II Newton.
Câu 2. Nêu định nghĩa về công và công suất. Viết biểu thức và nêu rõ các đại lượng có mặt trong biểu thức.
Câu 3. Nêu định nghĩa và công thức động năng, thế năng trọng trường .
Câu 4. Định nghĩa và viết công thức cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường ,
Phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn cơ năng .
Câu 5. Phát biểu nội dung, viết biểu thức định luật ba định luật về chất khí: Định luật Boyle – Mariotte; định luật Charles và định luật Gay lussac.
Câu 6. Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng và suy ra các đại lượng .
Câu 7. Nội năng là gì ? tại sao nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích ?
Câu 8. Phát biểu và viết biểu thức (nếu có) của nguyên lý I và nguyên lý II của nhiệt động lực học.
Câu 9. Chất rắn kết tinh là gì? Phân biệt chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể ?
Câu 10. Phát biểu và viết biểu thức của định luật Hooke về biến dạng cơ của vật rắn .


PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TOÁN CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

DẠNG 1: ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
1. Động lượng: Động lượng  của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc  là một đại lượng được xác định bởi biểu thức:  = m
Đơn vị động lượng: kgm/s hay kgms-1.
Dạng khác của định luật II Newton: Độ biến thiên của động lượng bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
t =
2. Định luật bảo toàn động lượng: Tổng động lượng của một hệ cô lập, kín luôn được bảo toàn.
 = const
3. Những lưu ý khi giải các bài toán liên quan đến định luật bảo toàn động lượng:
a. Trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) cùng phương, thì biểu thức của định luật bảo toàn động lượng được viết lại: m1v1 + m2v2 = m1 + m2
Trong trường hợp này ta cần quy ước chiều dương của chuyển động.
- Nếu vật chuyển động theo chiều dương đã chọn thì v > 0;
- Nếu vật chuyển động ngược với chiều dương đã chọn thì v < 0.
b. trường hợp các vector động lượng thành phần (hay các vector vận tốc thành phần) không cùng phương, thì ta cần sử dụng hệ thức vector: =  và biểu diễn trên hình vẽ. Dựa vào các tính chất hình học để tìm yêu cầu của bài toán.

DẠNG 2: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA
1. Công cơ học: Công A của lực  thực hiện để dịch chuyển trên một đoạn đường s được xác định bởi biểu thức: A = Fscos trong đó  là góc hợp bởi và hướng của chuyển động.
Đơn vị công: Joule (J)
Các trường hợp xảy ra:
+ 0o => cos = 1 => A = Fs > 0: lực tác dụng cùng chiều với chuyển động.
+ 0o <  < 90o =>cos > 0 => A > 0;
Hai trường hợp này công có giá trị dương nên gọi là công phát động.
+  = 90o => cos = 0 => A = 0: lực không thực hiện công;
+ 90o <  < 180o =>cos < 0 => A < 0;
+ 180o => cos = -1 => A = -Fs < 0: lực tác dụng ngược chiều với chuyển động.
Hai trường hợp này công có giá trị âm, nên gọi là công cản;
2. Công suất:
Công suất P của lực  thực hiện dịch chuyển vật s là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công trong một đơn vị thời gian, hay còn gọi là tốc độ sinh công. P = 
Đơn vị công suất: Watt (W)
Lưu ý: công suất trung bình còn được xác định bởi biểu thức: P = Fv
Trong đó, v là vận tốc trung bình trên của vật trên đoạn đường s mà công của lực thực hiện dịch chuyển.

BÀI TẬP ÁP DỤNG
nguon VI OLET