Tổng hợp mật thư



Chào các bạn, mình sẽ trình bày về các dạng mật thư trong TCL (có tham khảo khá nhiều tư liệu). Trong quá trình viết không thể tránh khỏi sơ sót, mong nhận được ý kiến (về nội dung, các thuật ngữ, cách trình bày...) và những đóng góp của các bạn để nội dung được đầy đủ, chính xác, dễ tiếp nhận hơn.


Mật thư là cách dịch sát nghĩa của từ cryptogram (crypto bắt nguồn từ kryptos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là ẩn giấu). Mật thư được sử dụng trong trò chơi lớn để thử thách khả năng suy luận, sự nhạy bén và vốn kiến thức chung của trại sinh. Mật thư có thể viết trên giấy, hoặc được phát cho trại sinh hoặc bị giấu ở những nơi khó tìm; hoặc trên lá cây hay được xếp đặt trên đường đi... Cấu trúc của một mật thư tiêu biểu gồm:

Khóa của mật thư, là gợi ý để tìm ra dạng và chìa khóa của mật thư, kí hiệu là OTT hay O=n / On.

- Mật thư là đoạn văn bản/kí hiệu nằm giữa NW và AR.

Kí hiệu NW và AR từng được sử dụng trong kĩ thuật điện báo vô tuyến (radiotelegraphy) trong đó NW: bắt đầu truyền tin và AR: kết thúc truyền tin. Nhiều nơi mật thư còn được kí hiệu là BV (bản văn - dễ gây nhầm lẫn với bạch văn)

hay MT (mật thư). Thông điệp sau khi giải mã thường được gọi là Bạch văn (BV).

Hiện tại cách gọi thông điệp mã hóa là NW( kết thúc bằng AR) và thông điệp sau khi giải mã là BV (bạch văn) thường được dùng nhất.

Mật thư gồm 3 hệ thống lớn:

  1. Hệ thống thay thế: các chữ hoặc nhóm chữ trong BV được thay bằng các chữ/nhóm chữ hoặc/và kí hiệu (mật thư chuồng bồ câu, chuồng bò...) theo một quy tắc nhất định.
  2. II. Hệ thống dời chỗ: các chữ trong BV được sắp xếp lại theo một quy tắc nhất định.
  3. III. Hệ thống ẩn giấu: gồm 2 dạng chính:
  4. [INDENT]1. BV được ẩn ngay trong mật thư.
  5. 2. Mật thư được ẩn đi bằng các biện pháp hóa học (còn gọi là mật thư hóa học).[/INDENT]
  6. Điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thống thay thế và dời chỗ là việc thay thế sẽ làm thay đổi các "giá trị" của mỗi chữ trong BV mà không thay đổi vị trí của chúng, còn dời chỗ thì ngược lại. Các hệ thống (và các dạng) có thể đồng thời được sử dụng trong mật thư.
  7. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào dạng đầu tiên: dạng Caesar.

QUY ƯỚC CHUNG

1. Trong bài viết này, mật thư sẽ được trình bày như sau:

- OTT:

- NW và BV: có 2 cách trình bày:

+ Ngắt từng từ: XIN - CHAO - CAC - BAN.

+ Ngắt thành từng cụm 5 chữ: XINCH - AOCAC - BAN.

2. Bảng chữ cái:

26 chữ:

[FONT=Courier New]A B C / D E F / G H I  / J K L

M N O / P Q R / S T U / V W X / Y Z[/FONT]

29 chữ:

[FONT=Courier New]A Ă Â / B C D / Đ E Ê / G H I / K L M

N O Ô / Ơ P Q / R S T / U Ư V / X Y[/FONT]

3. Quốc ngữ điện tín (TELEX) và VNI

AS = A1 = Á

AF = A2 = À

AR = A3 = Ả

AX = A4 = Ã

AJ = A5 = Ạ

AA = A6 = Â

OW = O7 = Ơ

(UOW = ƯƠ)

AW = A8 = Ă

DD = D9 = Đ

4. Morse

[FONT=Courier New]A = .-

B = -...

C = -.-.

D = -..

E = .

F = ..

G = --.

H = ....

I = ..

J = .---

K = -.-

L = .-..

M = --

N = -.

O = ---

P = .--.

Q = --.-

R = -.-

S = ...

T = -

U = ..-

V = ...-

W = .

X = -..-

Y = --.-

Z = --..

CH = ----

 

1 = .----

2 = ..---

3 = ...

4 = ....-

5 = .....

6 = -....

7 = --...

8 = ---..

9 = ----.

0 = -----[/FONT]

 

I. HỆ THỐNG THAY THẾ

Mã Caesar là dạng thay thế chữ - chữ đơn giản nhất, mỗi chữ cái trong BV được thay thế bằng chữ cái tương ứng cách nó k chữ trong bảng alphabet. Ví dụ với k=3 thì A thay bằng D, B thay bằng E, ..., Z thay bằng B. Mã này được đặt tên theo Julius Caesar.

 

Với k=3, ta có 2 bảng chữ cái sau:

(các bạn chú ý là bảng chữ cái của NW đã được dịch lên 3 chữ so với bảng của BV)

 

[FONT=Courier New]

BV: A B C / D E F / G H I / J K L

NW: D E F / G H I / J K L / M N O

 

BV: M N O / P Q R / S T U / V W X / Y Z

NW: P Q R / S T U / V W X / Y Z A / B C[/FONT]

Có thể sử dụng vòng đĩa gồm 2 đĩa tròn xoay độc lập và đồng tâm, mỗi đĩa đều có 1 bảng chữ cái. Với k = 3 ta xoay sao cho A (ngoài) và D (trong) khớp nhau, còn k = -3 thì ngược lại.

Trong Trò chơi lớn, mã Caesar được thể hiện dưới 2 dạng: Chữ - chữ và số - chữ.

 

I.1a. Một số dấu hiệu nhận dạng: (sưu tầm)

 

Chữ

 

A: Người đứng đầu(Vua, anh cả,..), át xì, ây, ngôi sao, anh*, ách

B: Bò, Bi, 13, Bê…

C: Cê, cờ, trăng khuyết

D: Dê, đê

E: e thẹn, 3 ngược, tích, em*, đồi* (morse)

F: ép, huyền

G: Gờ, ghê, gà

H: Hắc, đen, thang, hờ, hát

I: cây gậy, ai, số một, tôi*

J: Dù*, gì*, móc, nặng, bồi (bài)

K: Già, ca, kha, ngã ba số 2

L: En, eo, cái cuốc, lờ

M: Em, mờ, mã*

N: Anh, nờ, phương bắc*

O: Trăng tròn, bánh xe, trứng, tròn, không* (tình yêu không phai...)

P: Phở, phê, chín ngựơc

Q: Cu, rùa, quy, ba ba, bà đầm, bà già, đồng (hóa học...)

R: Hỏi, rờ

S: Việt Nam, hai ngược, sắc

T: Tê, Ngã ba, te, kiềng 3 chân*, núi* (morse)

U: Mẹ, you, nam châm

V: Vê, vờ, số 5 La Mã

W: Oai, kép, anh em song sinh, ba nằm, mờ ngược

X: Kéo, ích, Ngã tư, cấm, dấu ngã

Y: Ngã ba, cái ná, kiềng 3 chân*

Z: Kẽ ngoại tộc, anh nằm, co....

** Ngoài ra còn có 1 số trường hơp như "Đầu lòng hai ả tố nga..." thì L=2 và còn có thể áp dụng SMP (semaphore).

Số:

I.1b: Ví dụ và thực hành:

 

VD1:

OTT:Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

NW: DIVD - OHBZ - NPJ - UPU - MBOI - AR.

 

Anh = N, Em = M, tra bảng chữ cái hoặc xoay vòng đĩa với N=M ta có:

 

[FONT=Courier New]NW: A B C / D E F / G H I / J K L

BV: Z A B / C D E / F G H / I J K

 

NW: M N[/COLOR> O / P Q R / S T U / V W X / Y Z

BV: L [COLOR="#0000CD"]M N / O P Q / R S T / U V W / X Y[/FONT]

 

=> BV: CHUC NGAY MOI TOT LANH.

 

VD2:

OTT: Em tôi 16 trăng tròn.

NW: 4, 17, 11 -  8, 16 - 23, 4 - 25, 8 - AR.

 

Em = M, ta có M = 16.

Lập bảng hoặc xoay vòng đĩa để M = 16:

 

[FONT=Courier New]BV: A. B. C. / D. E. F. / G. H. I. / J. K. L.

NW: 4. 5. 6. /  7. 8. 9. / 10 11 12 / 13 14 15

 

BV: M[/COLOR>. N. O. / P. Q. R. / S. T. U. / V. W. X. / Y. Z.

NW: [COLOR="#0000CD"]16 17 18 / 19 20 21 / 22 23 24 / 25 26 1. / 2. 3.[/FONT]

 

Thực hành:

 

1/ 

OTT: Đi chăn bò, cầm cây roi thật to.

NW: FTM - MAN - MATR - MAX - AR.

 

2/

OTT: Con ma con quỷ.

NW: OLSM - HSRK - AR.

 

3/

OTT: Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

NW: ZTGZS - ZSGAU - CBO - NPJ - AR.

 

4/

OTT: sin x = x

NW: 5, 10, 24, 16, 9, 21 - 25, 3 - 12, 3, 8 - 4, 3, 16, 12 - AR.

 

5/

OTT: Áo anh 3 màu.

NW: 23, 2, 15, 21, 21 - 8, 12, 3, 4, 6 - 25, 25, 8, 24, 15 - 9, 17, 8, 1 - AR.

 

6/

OTT: 3/4 = N, 4/3 = ?

NW: 8, 6, 3, 20, 17 - 22, 3, 11, 23 - 26, 3, 12, 2 AR

I.2: Dạng chữ-chữ tổng quát

Trong phần trước, các bạn đã tìm hiểu về mã Caesar. Mã Caesar gồm hai bảng chữ cái tiêu chuẩn bị lệch vài chữ. Đó là trường hợp riêng của dạng mã chữ - chữ nói chung gồm 2 bảng chữ cái, 1 bảng cho NW và 1 bảng cho BV.

I.2a: Mã Atbash

Mã Atbash là một dạng mã thay thế từng được sử dụng cho bảng chữ cái Hebrew. Chữ đầu sẽ được thay thế bằng chữ cuối trong bảng chữ cái, tiếp theo chữ thứ hai sẽ được thay bằng chữ kế cuối... cho đến hết.

Từ đó, ta có bảng tra áp dụng cho bảng 26 chữ:

 

[FONT=Courier New]NW: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

 

BV: Z Y X W V U T S R Q P O N M L K J I H G F E D C B A[/FONT]

 

Hai bảng chữ cái của BV và NW ngược nhau, nên ta sẽ viết gọn:

 

[FONT=Courier New]A B C D E F G H I J K L M

 

Z Y X W V U T S R Q P O N[/FONT]

 

Để giải mật thư chỉ cần tìm chữ trong NW rồi tra qua bên kia là xong.

 

I.2b: Mã "định ước"

 

Là dạng mã chữ - chữ, NW và BV có 2 bảng chữ cái riêng biệt, được khởi tạo bằng 1 hoặc 2 từ khóa có nghĩa.


Xử lí từ khóa. Bảng chữ cái sẽ được khởi tạo bằng cách viết từ khóa, theo sau là phần còn lại của bảng chữ cáitheo đúng thứ tự alphabet. Nếu trong từ khóa có chữ cái bị trùng, ta chỉ để lại chữ cái được xuất hiện đầu tiênthôi. Ví dụ CHIEENS THAWNGS sẽ trở thành CHIENSTAWG.

Bảng chữ cái của NW và BV.

Có 3 cách khởi tạo bảng chữ cái chính cho NW và BV:

Cách 1: Sử dụng từ khóa cho bảng của NW

[FONT=Courier New]NW: K Y X N A W G B C D E F H I J L M O P Q R S T U V Z

 

BV: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z[/FONT]

 

Cách 2: Sử dụng từ khóa cho bảng của BV

 

[FONT=Courier New]NW: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

 

BV: B I N H F M X A C D E G J K L O P Q R S T U V W Y Z[/FONT]

 

Cách 3: Sử dụng từ khóa cho cả hai bảng

 

[FONT=Courier New]NW: M A T J H U W B C D E F G I K L N O P Q R S V X Y Z

 

BV: T H A Y E S B C D F G I J K L M N O P Q R U V W X Z[/FONT]

I.2c: Thực hành

 

1/

OTT: Dòng 13 đến 18 "Đàn ghi ta của Lorca" - Thanh Thảo.

NW: KGUEL - ULNJU - LKRPL - KHEUL - ENLB - AR.

 

2/

OTT: Lên đàng.

NW: WZPSF - BZILR - EZMMT - LRWVN - HZL - AR.

 

3/

OTT: Việc học như con thuyền lội dòng nước ngược, không tiến ắt sẽ lùi.

NW: SLLN - MZB - OZU - GSFDH - YZ - AR.

 

4/

OTT: Anh ở đầu sông em cuối song

Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông.

NW: IKTJR - NZJPU - IKGJR - NZ - AR. 


Mt s ví d v các dng mt thư thường gp:

1/ Mật thư thuộc hệ thống thay thế:

 Mật thư 01:
Khóa: N=12
Bản tin: 124606800302340460268001240461012011203645 – AR
Hướng dẫn: N=12 (Trong ký tự morse N là "_ ." vậy 1 là _ ; 2 là .)
Vậy số lẻ là tè, số chẵn là tích
Số 0 là cách 1 chữ
Số 00 là cách 1 từ
Bản tin là "BI TRIS DUNGX" => "BI TRÍ DŨNG"

 Mật thư 02:
Khóa: N=br
Bản tin: BrasNraH2tAihaTnaKncvB2daeKuihNhiKhtiNhiet – AR
Hướng dẫn: N=br (trong ký tự morse N là "_." vậy b là _ ; r là .)
Vậy chữ cao là tè, chữ thấp là tích
Chữ hoa là cách 1 chữ
Chữ hoa có bình phương là cách 1 từ
Bản tin là: "BI TRIS DUNGX" => "BI TRÍ DŨNG"

 Mật thư 03:
Khóa: X = NA = TU
Bản tin: II . TM . MT . EE . EO – ES . EE . E . E . IT . IE _ AR
Hướng dẫn: Trong ký tự morse chữ X là _.._ mà chữ N là _. kết hợp với chữ A là ._ ta sẽ có chữ X với _.._ ,
Hay với chữ T là_ kết hợp với chữ U là .._ ta sẽ có chữ X với _.._
Loại mật thư này dùng ký hiệu morse dài phân tích ra những ký hiệu ngắn.
VD: Với chữ O là _ _ _ = chữ T với _ và chữ M với _ _
O ( _ _ _ ) = T ( _ ) + M ( _ _ )
Bản tin là "HOOIJ HIEEUS" => "HỘI HIẾU"

)+ Loại mật thư thay thế sử dụng tín hiệu morse này ngoài chữ cái và số ta có thể sủ dụng những ký hiệu có tính đối lập như : – Trăng tròn, trăng khuyết (
- Nốt nhạc có trường độ khác nhau hay cao độ khác nhau
- Núi cao, núi thấp

 Mật thư 04:
Khóa: A=1
Bản tin: 7 . 9 . 1 – 4 . 4 . 9 . 14 . 8 . 6 – 16 . 8 . 1 . 1 . 20 . 10 – 20 . 21 . 23 . 18 – AR
Hướng dẫn: Với khoá là A=1 (một chữ bằng 1 số) ta thay lần lượt các số từ 1 đến 26 vào các chứ cái từ A đến Z. Sau đó dò theo từng số trong bản tin sẽ ứng với 1 chữ cái nhất định. Viết chữ cái ra ta sẽ có 1 bản tin có ý nghĩa.
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Ứng với 10 là J
với 12 là L …..
Bản tin là: "GIA DDINHF PHAATJ TUWR" => "GIA ĐÌNH PHẬT TỬ"

* Ngoài khoá trên ta có thể biến hoá để mật thư thêm phong phú và để người chơi hứng thú hơn .
Ví dụ: "Một phần ít ỏi quá đi thôi " (X =1 )
"Bê con 4 cẳng 1 què" (B =3)
"Dê mà đi 2 chân" (D =2)
"Em lên năm" (M =5)
"Em là tám sắc" (M =8 )
"Bay hỏi ai là anh cả" (A =7)
"Nguyên tử lượng của oxi" (O =2)
"Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" (X =3)
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương đêm rằm" (O =15)

 Mật thư 05:
Khóa: A=N
Bản tin: T . V. N – Q. Q. V. A. U. S – C. U. N. N. G. W – G. H. J. E – AR
Hướng dẫn: Với khoá là A = N (tương tự như mật thư 4) ta lần lượt thay A = N ứng với mỗi chữ cái ta sẽ có 1 chữ cái mới ở hàng dưới. Dò theo bản tin nhận được ta sẽ có 1 bản tin mới có nghĩa.
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
N O P Q R S T U V W X Y Z A B C D E F G H I J K L M
Ứng với T là G
với V là I ….
Bản tin là: "GIA DDINHF PHAATJ TUWR"=> "GIA ĐÌNH PHẬT TỬ "
* Ngoài ra còn có những khoá khác:
Ví dụ: "O Huế đứng ở ngã ba đường" ( O =Y )
"Leo thang cũng như đang ca" (H = K)
"Anh cả đi chăn dê" (A = D)
"Bò con bằng tuổi dê" (B =D)
"Hãy ca hát cho vui" (K =H)
"Rùa bị điện giật" (Q =T)

* Loại mật thư này người ra mật thư còn có thể biến thể ra nhiều loại khoá khác nhau hoặc kết hợp giữa nhiều loại.

Lưu ý: Chấm dứt một bản văn người ta viết chữ AR cuối cùng.

 

  •                               Mật thư 06:

Khóa: D – A = C

          R – M = E

Bản tin: Z – M, K – J, O – N, Y – E, T – J   ;   W –C, J – B, Z – E, Y – B    ;   AR

Hướng dẫn: Thay A =1 ta sẽ có con số tương ứng của mỗi chữ cái, sau đó lấy con số ứng với chữ cái phía trước trừ con số ứng với chữ cái phía sau (D=4) – (A=1) = (C = 3)… . Con số kết quả là con số ứng với chữ cái ta đang tìm:

                     Giải mã: D (4) – A (1)  = C (3)

                                 R (18) – M (13) = E (5)

Bản tin là: "MAATJ THUW" => "MẬT THƯ"

 

  •                               Mật thư 07:

Khóa: A

Bản tin: (A+1)(A+8) – (A+19)(A+17)(A+8)(A+18) – (A+3)(A+20)(A+13)(A+6)(A+23) – AR

Hướng dẫn: Xem xét khoá và bản tin ta nghĩ ngay A chính là gốc. Ứng với từng con số tìm được thay vào dãy ký tự sau ta sẽ có 1 bản tin có ý nghĩa.

A   B   C   D   E   F   G   H   I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z

1    2   3    4    5   6    7    8   9  10  11    12   13   14  15   16  17   18   19   20   21   22   23   24   25  26

                    Ví dụ: (A+1) = (1+1) = 2 š 2 = B

                               (A+7) = (1+7) = 8 š 8 = I

Bản tin là: "BI TRIS DUNGX" => "BI TRÍ DŨNG"

 

  •                               Mật thư 08:

Khóa: Lấy năm điều luật Gia Đình

Thi hành cho đúng đời mình sẽ vui .

Bản tin: 3413 – 4434 . 1323 . 5934 . 332 – AR

Hướng dẫn: Chìa khoá cho biết phải dựa vào năm điều luật của GĐPT. Trong mỗi nhóm số số đầu tiên chỉ thứ tự điều luật. Số thứ hai chỉ thứ tự từ trong điều luật đó, số thứ 3,4 chỉ thứ tự chữ cái trong từ.

                  Ví dụ : nhóm số 3413 : trong điều luật thứ 3, lấy từ thứ 4 (dồi) , lấy chữ cái thứ 1(d) và thứ 3 (i) trong từ "dồi" ta được chữ "di"

Bản tin là: "DI CHUYỂN"

 

  •                               Mật thư 09:

Khóa: Bài ca Sen Trắng

Bản tin: Lòng hào trắng dung – Hào từ dung trí nhìn nghìn ta – hình kìa bùn –AR

Hướng dẫn: Ghi lời bài hát Sen Trắng rồi điền bảng chữ cái tương ứng, ta có:

:Kìa xem đoá Sen trắng thơm. Nghìn hào quang chiếu sang trên bùn. Hình dung Bổn Sư chúng ta,

    A     B     C    D     E      F          G     H      I          J       K    L      M     N     O      P    Q      R     S

Lòng từ bi trí giác vô cùng …"

    T   U  V W   X   Y    Z

                     So sánh với nội dung bản tin ta sẽ có chữ cái tương ứng

Bản tin là: "Theo hướng nam"



I/ MẬT THƯ THÔNG THƯỜNG

1) THÁNH GIÁ

Bản tin:
------------------chúng
------------------điều
------------------huynh
------------------hết

luôn là phải thương + yêu luôn người nhớ

------------------lòng
------------------trưởng 
------------------này
------------------ta 

Chìa khóa: Nhớ làm dấu Thánh giá trước khi ăn cơm.

Cách giải: Làm dấu thánh giá như thường trên, dưới, trái, phải và dịch theo hướng đó từ ngoài vào trong.

Dịch là: Chúng ta luôn nhớ điều này là người huynh trưởng phải luôn hết lòng thương yêu.

2) CHỮ HOA:

Bản tin: Hăng hái Say sưa và Phục tùng là Vụ án giết Mọi
--------Người và Là Lý Lẽ biện hộ cho cuộc Sống Của
--------Người lười biếng Thiếu niên hay phá phách 
--------Nhi đồng thì ít hơn
Chìa khóa: Hái vài bông Hoa để tặng người mình thích.
Cách giải: Lấy các chữ viết hoa ghép lại, loại bỏ các chữ viết thường.
Dịch là: Hăng say phục vụ mọi người là lẽ sống của người thiếu nhi.



3) PHÂN SỐ

Bản tin: Tất cả cùng nhau ca tập hợp để điểm số vòng tròn giữa có tâm vui chơi và ăn bánh ca múa rồi ra về với một bọc bánh kẹo tâm hồn sẵn sàng nhận đơn sơ.

Chìa khoá: 2/3 (hoặc 2-3)

Cách giải: Phân số lấy tử số, bỏ mẫu số. Tức là lấy 2 chữ, bỏ 3 chữ cứ thế tiếp tục đến hết.

Dịch là: Tất cả tập hợp vòng tròn vui chơi ca múa với một tâm hồn đơn sơ.

4)ĐỘI TRƯỞNG

Bản tin: Đến gặp trai trưởng ở nhà
--------Nhà anh ở tận cuối làng
--------Thờ ông thờ bà kính tôn
--------Để cho anh ấy hướng dẫn 
--------Dư cuộc họp mặt vui chơi
--------Lễ mừng kính bổn mạng anh
Chìa khóa: Tập hợp các Đội trưởng lại nghe lệnh.
Cách giải: Đội trưởng đứng đầu hàng. Do đó lấy các chữ đầu hàng ghép lại thành câu.
Dịch là: Đến nhà thờ để dự lễ.

6) ĐẦU – ĐUÔI

Bản tin : Tham lam đừng có đem 
--------gia cảnh là một niềm
--------Sinh hoạt luôn tươi vui
--------hoạt động phải biết cho
--------là đem ích cho đời
Chìa khoá: Chặt đầu chặt đuôi đem đi nấu cháo
Cách giải: Lấy các chữ đầu hàng và các chữ cuối hàng của bản tin.
Dịch là: Tham gia sinh hoạt là đem lại niềm vui cho đời.

7) ĐỒNG HỒ

Bản tin: Nhật gắng hy sinh chút
--------Chúa cố nhớ đi ít
--------mỗi và + dự thời
--------chơi đặng đều lễ giờ
--------vui hoạt sinh đến để

Chìa khóa: Đúng 12 giờ đồng hồ bắt đầu chạy
Hay: (ốc bò theo chiều kim đồng hồ)

Cách giải: Bắt đầu từ 12 giờ và chạy xoắn từ trong ra.

Dịch là: Nhớ đi dự lễ đều đặn và cố gắng hy sinh chút ít thời giờ để đến sinh hoạt vui chơi mỗi Chúa Nhật.

8) MẪU TỰ

Bản tin: Nộp hai vàng để trò kiến tìm cho bắt con quản
Chìa khóa: t b h c k v đ n ch q tr
Cách giải: Đối chiếu mẫu tự đầu với bản tin sẽ được bản tin yêu cầu.
Dịch là: Tìm bắt hai con kiến vàng để nộp cho quản trò.

9) TAM GIÁC CÂN (CHIẾC KHĂN QUÀNG)

Bản tin: 
------Tất cả hãy tập hợp vòng tròn 
--Trong vòng trung tâm trước nhà xứ
---Ngoài sân cặp bên cạnh nhà chung
----Thờ để sinh hoạt vui chơi nhé

Chìa khóa: Tam giác cân từ hai cạnh bên bằng nhau 
Hay: (kiểm soát kỹ chiếc khăn quàng trước khi quàng vào cổ).

Cách giải: Tam giác cân nằm trong mật thư do đó dịch từ đỉnh xuống, rồi tới lần lượt xen kẻ từng chữ của hai cạnh bên, rồi tới cạnh đáy.

Dịch là: Tập trung trước sân nhà thờ để sinh hoạt vui chơi nhé.

10) BẢN ĐỒ

Bản tin:
Phía ở thờ nhà vào trung tập
Tầng trên lầu là phòng lớp học
Có một cung tên lấy bắn chim
Ở trong phòng thánh có nhiều người
Hãy bí mật đừng để họ biết
Rồi sau đó ra sau cầu tiêu 
Cha lạy kinh mười đọc và nguyện
Chìa khóa : Bản đồ Việt Nam hình chữ S.

Cách giải: Chữ nằm trong bản tin. Do đó dịch theo chiều viết chữ S hay sẽ có bản tin yêu cầu.

Bài tập ứng dụng:

1. OTT:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
BV: 131, 121, 234 - 321, 462, 463, 354 - AR.

2. OTT: ab=A
BV : bg, cd, f - h, aoeu, cof - AR

3. OTT: 
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
BV: TWZRJWOZJIWMUZA - AR

4.OTT: 
Ba chàng bơi ngược sông Hàn
Một chàng về đích, hai chàng chết trôi.
BV: HBZXVUTMAC - AR

OFF :Vầng trăng khi tỏ khi mờ, 
Khi tròn , khi khuyết , khi vờ trong mây. 

Mật thư: CFUQZ - MSWBNF - ZABQ AR/ 

 


Cựu Olympia 'mách nước' bạn cách giải mật thư

Bùi Tứ Quý đã chỉ cho teen quy luật, cách giải mật thư một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Vlog đầu tay của cựu Olympia Bùi Tứ Quý mang tên Giải mật thư như thế nào?đang nhận được quan tâm của nhiều bạn yêu thích trò chơi thú vị này.

Giải mật thư là trò chơi quen thuộc trong nhiều hoạt động của học sinh, sinh viên hiện nay. Trò chơi này thường đòi hỏi sự nhanh nhạy, thông minh và tinh thần đoàn kết cao của cả đội.

2013-10-05-165100.jpg

Để giải được mật thư bạn phải tìm được đúng quy luật của nó. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Mật thư là một bản tin được mã hoá theo một cách nhất định. Có nhiều dạng mật thư khác nhau: mật thư chữ thay chữ, chữ thay số, mật thư đọc theo khoá, mật thư toạ độ, mật thư hoá chất... Mỗi dạng mật thư đều rất đa dạng và có độ khó khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giải mật thư một cách dễ dàng.

Xuất phát từ mong muốn chia sẻ với nhiều bạn trẻ về cách giải mật thư, Bùi Tứ Quý đã làm vlog “giấu mặt” để giúp teen tháo gỡ những bài toán đau đầu. Điều kiện tất yếu bạn phải nắm vững khi tham gia trò chơi này là: thuộc bảng chữ cái tiếng Anh, biết đếm, thuộc bảng mã telex....

2013-10-05-165140.jpg

Mẹo tịnh tiến bảng chữ cái để tìm ra đáp án của mật thư. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Trong vlog này, Tứ Quý đã chỉ ra cách để giải 2 dạng mật thư quen thuộc là đọc theo khóa và mật thư dạng chữ thay chữ. Với mỗi dạng, Tứ Quý đã đưa ra ví dụ minh họa cụ thể để người xem dễ dàng hiểu nhất. Phần cuối vlog là những dạng bài tập để người học có thể luyện tập sau khi được “thầy giáo” Tứ Quý chỉ dẫn.

2013-10-05-165206.jpg

 


Kỹ năng mật thư trong trò chơi lớn


Khái niệm:Là một bức thư được viết dưới dạng bí mật. Nhằm giữ kín nội dung mà giữa người gửi và người nhận cần trao đổi.
Mật thư thường có 2 phần:
1. Bản mật mã:Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
2. Chìa khóa:Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ.Ký hiệu của chìa khóa là:O

Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là:
Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.

BẢNG CHỮ CÁI QUỐC TẾ:

A B C D E F G H I J K L M

N O P Q R S T U V W Y Z


I. Quốc ngữ điện tín:
- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.
Ví dụ: Với câu: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Sẽ được viết là:
Coong cha nhuw nuis Thais Sown
Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra.
II. Đọc ngược:
Có 2 cách đọc:
1. Đọc ngược cả văn bản:
Ví dụ với câu: Kỹ năng sinh hoạt.
Có thể viết là:tạoh hnis gnăn ỹk
(jtaoh hnis gnwan xyk)
2. Đọc ngược từng từ:
ỹk gnăn hnis tạoh
(xyk gnwan hnis jtaoh)
III. Đọc lái:
Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.
Ví dụ ta nghe người nào đó nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.
IV. Đánh vần:
Ở cách này, yêu cầu người dịch phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.
V. Bỏ đầu bỏ đuôi:
Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.

 
 

VI. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.

 

Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó.
VII. Chữ thay chữ:
Khác với loại mật thư “Số thay chữ” ở trên, loạmật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:

 

Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.

VIII. Mưa rơi:
Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa. Ở đây, chữ đầu tiên là chữ C, chữ thứ nhì theo hướng đi của khóa là chữ O. Theo đó, ta sẽ dịch được hết bản tin.

IX. Chuồng bò:
Đây là một dạng mật thư rất quen thuộc (còn gọi là mật thư góc vuông – góc nhọn). TRước hết, chúng ta phải nắm rõ 2 khung cơ bản dưới đây. Cứ mỗi ô sẽ chứa 2 chữ:

Với chữ nằm ở phía bên nào thì ta chấm 1 chấm ở phía bên đó.
Riêng ở khung chéo thứ 2, cách thể hiện cũng chưa có sự thống nhất ở nhiều tài liệu khác nhau. Do đó, chúng tôi liên kê ra hết để cho người soạn mật thư tuỳ ý lựa chọn để lập chìa khóa chom mình. Có tất cả 6 cách để thể hiện, ta muốn làm theo kiểu nào thì đặt khóa theo kiểu nấy.

Đây là dạng mật thư mà ta thường thấy đăng trên các báo Nhi đồng.
Khi thấy một hình vẽ nào đó, ta phải liên tưởng ngay nó là hình gì? Thí dụ như đó là: hình trái CAM. Nếu thấy bên trên ghi là –C và +N, thì ta cứ thực hiện theo yêu cầu của hình. Tức là CAM – C = AM; AM + N = NAM. Vậy chữ dịch được sẽ là chữ NAM. Cứ thế, ta lần lượt tìm ra ý nghĩa của những hình khác còn lại. Sau đó ráp nối lại sẽ thành một câu có ý nghĩa.
Bản mật thư trên sẽ được dịch là:NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ.

CÁCH GIẢI MÃ MẬT THƯ

1. Phải hết sức bình tĩnh
2. Tự tin nhưng không được chủ quan
3. Nghiên cứu khóa giải thật kỹ
4. Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết
5. Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
6. Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.

 

nguon VI OLET