TÀI LIỆU TẬP HUẤN - ĐỊA LÍ.

HOẠT ĐỘNG 1:

1.Vì sao phải đổi mới PPDH địa lí?

 Hiện nay dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân HS, việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn, mà còn là quá trình HS tự khám phá, tự phát hiên, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn, giúp đở, tổ chức các hoạt động học tập của GV. Vì vậy, dạy học ngày nay không còn đơn thuần chỉ là việc truyền đạt kiến thức của GV cho HS, mà phải tạo ra những cơ hội để phát triển ở học sinh khả năng tự tìm kiếm, xử lí và thu thập thông tin, nói cách khác là phải rèn luyện cho học sinh khả năng tự học để họ có thể tự bổ sung kiến thức của mình và khả năng học tập suốt đời.

 Trong mối quan hệ giữa ba thành tố của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung và phương pháp thì phương pháp dạy học phải nhằm thực hiện mục tiêu và phụ thuộc vào nội dung dạy học.

Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của KH-KT, mục tiêu dạy học của môn địa lí ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh (HS), mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực hành động; tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm; năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề những tình huống, vấn đề của cuộc sống xã hội.

 Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung dạy học địa lí trường THCS cũng đã có những thay đổi, một số nội dung dạy học địa lí ở trường THCS cũng đã có sự thay đổi, một số nội dung mới được đưa vào chương trình, vì vậy chương trình hiện hành toàn diện và cập nhật hơn so với chươnh trình cũ.

 Đồng thời với sự thay đổi nội dung chương trình (CT), việc thể hiện nội dung CT SGK địa lí của các lớp cũng có sự thay đổi, SGK không chỉ còn là tài liệu trình bày kiến thức để HS dựa vào đó mà trả lời các câu hỏi của giáo viên nêu ra trên lớp, ghi nhớ, kiểm tra, thi cử, mà được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để GV tổ chức các hoạt động học tập của HS. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK cũng chú trọng đến cách thức làm việc của HS có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức.

 Sự thay đổi của mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phương pháp dạy học (PPDH) cũng phải thay đổi cho phù hợp, chỉ khi người giáo viên địa lí chuyển từ dạy học theo kiểu liệt kê, mô tả và thông báo-tái hiện sang một kiểu dạy học mới đòi hỏi HS phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn thì khi đó mới có phát triển ở HS các năng lực tư duy, sáng tạo và năng lực hành động như mục tiêu dạy học đã xác định, đồng thời mới đảm bảo được nội dung dạy học.

2.Hiểu đổi mới PPDH là thế nào?

 Đổi mới PPDH địa lí nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học địa lí ở các trường THCS.

 Chất lượng dạy học địa lí được nâng cao thể hiện ở chỗ HS tiếp thu nội dung bài học tốt hơn, nắm vững kiến thức địa lí hơn, các kĩ năng thực hành và trí tuệ được hình thành và phát triển tốt hơn, các phẩm chất mới của HS được hình thành, củng cố và phát triển một cách mạnh mẽ hơn.

 Việc đổi mới PPDH thực sự sẽ tạo cho quá trình dạy học địa lí một chất lượng tốt hơn và một hiệu quả cao hơn so với dạy học theo kiểu cũ. Vì vậy, chất lượng tốt, hiệu quả cao của dạy học là hai tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá thành công của quá trình đổi mới PPDH của GV địa lí.

 Tóm lại: Đổi mới PPDH là làm sao để học sinh lĩnh hội được kiến thức b môn. Làm sao cho phù hợp với kiểu bài dạy ở từng bài dạy.

3.Thực trạng về đổi mới PPDH ở địa phương.

 - Hiệu quả chưa cao, nhiều bất cập.

 - GV chưa có nhiều kinh nghiệm đổi mới (lạm dụng phương tiện mà chưa rèn kĩ năng địa lí).

 - Thiếu trang thiết bị phục vụ dạy học cho bộ môn.

 - HS chưa hứng thú học tập, coi đây là môn phụ.

 - (…)

HOẠT ĐỘNG 2:

1.Quan điểm đổi mới PPDH địa lí:

 1.1. Đổi mới PPDH Địa lí theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS không có nghĩa là loại bỏ các PPDH hiện có (hay còn gọi là các PPDH truyền thống) và thay vào đó là các PPDH mới (hay còn gọi là PPDH hiện đại), bởi các PPDH hiện có như: PP giảng dạy dùng lời, PP sử dụng các phương tiện trực quan… vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, mà phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các PPDH hiện đang dùng, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta hiện nay.

 1.2. Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới PP dạy (cách dạy) của thầy mà còn phải quan tâm đến PP học (cách học) của trò, phải “dạy cách tự học” cho HS. Từ đó, từng bước hình thành cho HS năng lực tự học để họ có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời.

 1.3. Đổi mới PPDH phải chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học. PPDH có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các PPDH đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn.

 1.4. Cần đa dạng các hình thức dạy-học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp; học trong lớp và trong thực địa…) nhằm hình thành và phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp…

 1.5. Đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS, bởi đánh giá kết quả học tập của học sinh là một thành tố của quá trình dạy học, có mối quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình dạy học, đặc biệt với PPDH, sự đổi mới đánh giá sẽ có tác dụng thúc đẩy đổi mới PPDH.

2.Định hướng đổi mới PPDH.

 - Luật giáo dục, điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 - Định hướng đổi mới PPDH Địa lí “Tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập”.

 - Cốt lỗi của đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

 - Từ định hướng chung của đổi mới PPDH nêu trên, định hướng đổi mới PPDH Địa lí là “Tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập”.

Cụ thể: Đổi mới PPDH Địa lí cần tạo điều kiện để học sinh trở thành chủ thể nhận thức, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. HS cần phải thực sự hoạt động để đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng của bộ môn, mà quan trọng hơn là tiếp thu được cách học, cách tự học. Do đó, người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của HS. Người thầy sẽ không còn là “nguồn phát thông tin duy nhất”, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của HS.

3. Một số giải pháp đổi mới PPDH Địa lí ở THCS.

 - Đổi mới trong việc soạn thảo giáo án          Thiết kế kế hoạch bài học.

 - Đổi mới trong tổ chức dạy học trên lớp:

 + Tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động với các phương tiện dạy học địa lí.

 + Tổ chức, hướng dẫn HS thu thập, xử lí thông tin trong SGK và trình bày lại.

 + Tổ chức hoạt động của HS theo những hình thức học tập khác nhau.

-         Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo định hướng đổi mới, đồng thời tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Cụ thể như sau:

3.1.Đổi mới trong việc soạn giáo án:

 Để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, việc soạn giáo án hiện nay không đơn thuần chỉ là việc tóm tắt những nội dung chính của SGK, mà giáo án phải là một bản thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. Vì vậy việc soạn giáo án còn được gọi là thiết kế giáo án.

 Nội dung cơ bản cốt lỗi của giáo án bao gồm hai thành phần cơ bản có mối quan hệ chặt chẻ với nhau. Một là những tình huống học tập, những vấn đề, những  bài tập nhận thức được đặt ra từ nội dung bài học phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. Hai là, ứng với mỗi tình huống học tập, vấn đề, bài tập là một hệ thống các hoạt động, các thao tác được GV sắp xếp hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tự tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.

 Như vậy thiết kế giáo án là thiết kế những tình huống học tập, vấn đề, bài tập và hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng, chứ không phải là thiết kế những việc làm của GV trên lớp để truyền thụ một chiều cho học sinh. Tiến trình giờ học do vậy là tiến trình hoạt động thật sự của bản thân chủ thể học sinh và thời gian chủ yếu phải dành cho hoạt động của HS.

-         Các bước thiết kế giáo án:

 + Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học.

Xác định mục tiêu của bài là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất khi thiết kế giáo án. Mục tiêu của dạy học địa lí hiện nay không chỉ nhằm làm cho học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức, mà còn phải biết vận dụng kiến thức, biết cách làm việc (các thao tác) với các phương tiện học tập và biết vận dụng các thao tác tư duy để phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức. Do đó, GV cần xác định các động từ khi xác định mục tiêu bài học (động từ hóa mục tiêu). Như vậy mục tiêu của bài học của HS, vừa thể hiện cả kết quả của quá trình đó.

+ Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm, các nọi dung chính của bài.

Những nội dung đó cần được nêu lên thành các vấn đề, các câu hỏi, bài tập (hoặc sử dụng các câu hỏi, bài tập có sẵn trong bài).

+ Bước 3: Thiết kế các hoạt động của GV và HS.

 Căn cứ vào mục tiêu bài học mà GV cân nhắc và thiết kế các hoạt động của GV và HS một cách hợp lí theo tiến trình của bài dạy. Kết quả của bước này là GV lập được kế hoạch chi tiết về hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học trên lớp, bao gồm: các hoạt động, hình thức hoạt động và thời gian của mỗi hoạt động.

 Mỗi  GV có thể thiết kế và trình bày giáo án dưới các hình thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện dạy học, vào đối tượng HS. Tuy vậy, trong khi thiết kế giáo án, cần lưu ý một số điểm quan trọng:

 + Xác định rõ mục tiêu bài học.

 + Bài giảng phải có cấu trúc lôgic.

 + Cần có nhiều hoạt động của HS.

 + Có nhiều PPDH khác nhau.

3.2. Đổi mới trong tổ chức dạy học trên lớp.

 Đổi mới PPDH Địa lí phải làm sao phát huy mạnh mẽ các hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của HS bằng việc tăng cường các hoạt động học tập, các hoạt động tương tác, hợp tác của HS. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi việc dạy học trên lớp được tiến hành thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS.

- Tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động với các phương tiện dạy học Địa lí.

 - Tổ chức, hướng dẫn HS thu thập, xử lí thông tin trong SGK và trình bày lại.

 + Thu thập thông tin: hoạt động thu thập thông tin của HS được tiến hành qua việc quan sát các hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ (kênh hình) và qua bài viết (kênh chữ) trong SGK.

 + Xử lý thông tin và trình bày lại: thông qua các câu hỏi, bài tập trong mỗi bài, GV hướng dẫn HS căn cứ vào các thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết về một hiện tượng, sự vật địa lí hoặc nêu các biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ địa lí.

 + Tổ chức hoạt động của HS theo những hình thức học tập khác nhau: Hình thức học tập cá nhân, hình thức học tập theo nhóm.

 + Cải tiến các PPDH truyền thống theo định hướng đổi mới, đồng thời tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới: Các PPDH học thường được sử dụng (còn gọi là các PPDH truyền thống) trong dạy học Địa lí hiện nay ở trường THCS là: PP giảng dạy dùng lời (PP thuyết trình, PP giảng giải, PP đàm thoại), PP sử dụng các phương tiện trực quan. Các PP này luôn là các PP quan trọng trong dạy học, đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống, mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Các PPDH truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các  PPDH truyền thống cần kết hợp sử dụng các PPDH mới, đặc biện là những PP phát huy tính tích cực của HS như: PP giải quyết vấn đề, PP hợp tác, PP thảo luận, PP nghiên cứu trường hợp, PP đóng vai… Việc các phương pháp này được coi là các PPDH mới hay PPDH hiện đại chỉ mang tính tương đối, bởi vì chúng được đề cập đến ở một số tài liêị về PPDH trong những năm gần đây, chỉ có điều từ trước đến nay còn ít được sử dụng hoặc chưa được sử dụng thường xuyên trong dạy học ở các nhà trường phổ thông Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG 3

Tìm hiểu về việc vận dụng các PPDH Đị lí theo định hướng mới:

1. Kĩ thuật “khăn trải bàn”

 - Nhiệm vụ 1: Hãy cho biết một số PPDH Anh/chị thường sử dụng để giảng dạy Địa lí THCS? Hãy cho VD về một số PPDH Địa lí mà Anh/Chị đã sử dụng có hiệu quả?

 Một số PPDH học thường sử dụng để dạy học Địa lí: Thuyết trình, đàm thoại, trc quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

 VD: Một số PPDH Địa lí có hiệu quả là: trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm nhỏ.

-         Nhiệm vụ 2: Những điểm mới trong việc sử dụng PPDH:

* PP dùng lời:

+ PP thuyết trình: Trước khi thuyết trình, cần nêu lên những  vấn đề, tình huống hoặc câu hỏi có liên quan đến nội dung thuyết trình, nhằm kích thích tư duy định hướng hoạt động nhận thức của học sinh.

 + PP đàm thoại: Cần tăng cường PP đàm thoại gợi mở và nâng cao chất lượng của các câu hỏi.

 * PP sử dụng các phương tiện trực quan: Sử dụng các phương tiện trực quan cần theo một quy trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ phương tiện trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi/hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh quan sát và tự khai thác kiến thức.

 

 

 

Lưu ý khi vận dụng một số PPDH theo hướng đổi mới:

- PP thuyết trình: Trước và  trong khi thuyết trình, cần nêu lên những vấn đề, tình huống hoặc câu hỏi có liên quan đến nội dung thuyết trình, nhằm kích thích tư duy định hướng hoạt động nhận thức của học sinh.

 VD: Bài 17, Lớp vỏ khí (Địa lí 6)

Sử dụng PP thuyết trình để dạy mục 3: Các khối khí:

-         Bước 1: Mở đầu

Định hướng nhận thức cho học sinh về nội dung thuyết trình bằng một số câu hỏi nêu vấn đề như: Khối khí là gì? Vì sao các khối khí lại hình thành ở tầng đối lưu? Các khối khí này có những điểm gì khác nhau?...

-         Bước 2: GV thuyết trình nội dung về các khối khí.

+ GV nêu khái niệm khối khí và nguyên nhân hình thành các khối khí ở tầng đối lưu.

+ Bằng con đường quy nạp, GV trình bày những điểm khác nhau của các khối khí và giải thích nguyên nhân: Các khối khí trong tầng  đối lưu được chia ra thành: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương, khối khí lục địa.

  • Các khối khí nóng được hình thành ở các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
  • Các khối khí lạnh được hình thành ở các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
  • Các khối khí đại dương được hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
  • Các khối khí lục địa được hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

Sau khi nêu t/c và nơi hình thành của từng loại khối khí, GV khái quát: Như vậy, các khối khí có sự khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm; nguyên nhân là do các khối khí được hình thành ở những vùng vĩ độ khác nhau và bề mặt đệm bên dưới các khối khí là lục địa hay đại dương.

 + GV nêu câu hỏi để kích thích HS suy nghĩ trước khi tiếp tục thuyết trình nội dung khác: Vậy các khối khí được hình thành ở các vùng vĩ độ thấp (hoặc vĩ độ cao) và trên lục địa (hay đại dương) sẽ có t/c  như thế nào? Các khối khí có quan hệ gì với thời tiết? Tính chất của các khối khí có thay đổi hay không?

 GV tiếp tục thuyết trình và lần lươt giải quyết các vấn đề nêu ra. Sau đó GV lấy ví dụ về ảnh hưởng của các khối khí đến thời tiết nước ta và sự biến tính của các khối khí để làm sáng tỏ mối quan hệ của các khối khí với thời tiết và cho thấy t/c của các khối khí có thể thay đổi so với lúc ban đầu khi mới hình thành.

-         Bước 3: GV yêu cầu HS đặt câu hỏi sau khi thuyết trình.

Nếu HS không có câu hỏi ngược trở lại cho thầy, GV yêu cầu HS nêu những điểm chính trong nội dung phần thuyết trình.

- PP đàm thoại: Cần tăng cường PP đàm thoại gợi mở và nâng cao chất lượng của các câu hỏi.

 VD: Bài 19. Môi trường hoang mạc (Địa lí 7)

- Bước 1: Mục đích của cuộc đàm thoại nhằm tìm hiểu sự phân bổ của các hoang mạc trên thế giới và nguyên nhân của sự phân bổ đó.

- Bước 2: GV nêu câu hỏi lớn: Quan sát lước đồ hình 19 (SGK), cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Vì sao?

Các câu hỏi nhỏ:

1) Các hoang mạc thường phân bố ở khu vực Xích đạo hay chí tuyến? Ở gần hay xa biển?

2) Nơi phân bố các hoang mạc là các đai áp cao hay áp thấp? Gần các hoang mạc thường có các dòng biển nóng hay lạnh chảy qua?

3) Khí áp và các dòng biển đó có tác dụng như thế nào đến sự hình thành các hoang mạc trên thế giới?

- Bước 3: GV tóm tắt và chốt kiến thức (sau phần trả lời của HS): Các hoang mạc trên thế giới thường phân bổ ở khu vực chí tuyến, khu áp cao, sâu trong lục địa hoặc gần nơi có dòng biển lạnh chảy qua.

Nguyên nhân: Các hoang mạc phân bổ ở khu vực chí tuyến, khu vực có khí áp cao là nơi ít mưa, sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển, hoặc ven biển có các dòng biển lạnh nên ít mưa.

- PP trực quan: Sử dụng các phương tiện trực quan cần theo một quy trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các phương tiện trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi/hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh quan sát và tự khai thác kiến thức.

+ PP sử dụng bản đồ:

VD: Bài 6. Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á (Địa lí lớp 8).

-         Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu.

 Dựa vào lược đồ (SGK), bản đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á, bản đồ tự nhiên châu Á để tìm hiểu sự phân bố dân cư châu Á và giải thích.

- Bước 2: HS vận dụng các bước khai thác kiến thức từ bản đồ để tìm hiểu và giải thích sự phân bố dân cư châu Á.

+ Tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á; đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiệnt trên bản đồ là mật độ dân số và các thành phố lớn của châu Á; mật độ dân số được biểu hiện bằng các điểm chấm, còn các thành phố lớn được biểu hiện bằng kí hiệu hình học (hình tròn).

+ Dựa vào bản đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á để chỉ ra đặc điểm của sự phân bố dân cư châu Á.

+ Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học để giải thích đặc điểm phân bố dân cư của châu á.

- Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc với bản đồ; GV chuẩn xác kiến thức.

+ Sự phân bố dân cư châu Á: Dân cư phân bố không đều; nơi đông dân (mật độ dân số trên 100 người/km2) là vùng ven biển, ven sông ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á; nơi thưa dân (mật độ dân số dưới 1 người/ km2) là các vùng nội địa Bắc Á và Trung Á.

+ Giải thích: Những nơi đông dân là vùng đồng bằng, trung du; vùng khí hậu nhiệt đới, ôn đới; gần nguồn nước (sông ngòi) thuận lơi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Những nơi thưa dân là vùng núi, cao nguyên; vùng có khí hậu giá lạnh, khô khan không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.

(…)

 - PP phát hiện và giải quyết vấn đề: Mấu chốt của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS.

 VD: Sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề để dạy mục “khí hậu châu Phi” (Địa lí 7).

 - Bước 1: Đặt vấn đề:

 Vì sao châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương nhưng lại là châu lục có khí hậu nóng khô vào bậc nhất thế giới?

 - Bước 2: Giải quyết vấn đề:

 + HS nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu châu Phi nóng và khô vào bậc nhất thế giới: do vị trí châu Phi nằm ở vĩ độ thấp (đới nóng), do châu Phi có kích thước rộng lớn, lục địa dạng hình khối, do ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí lục địa khô nóng…

 + GV hướng dẫn HS thảo luận. Mỗi HS (hoặc nhóm HS) nêu lí lẽ để bảo vệ giả thuyết của mình.

 + GV cho HS quan sát và phân tích bản đồ Tự nhiên châu Phi kết hợp  với kiến thức đã học để tìm ra nguyên nhân làm cho châu Phi có khí hậu khô và nóng (do vị trí, kích thước rộng lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ; ảnh hưởng của dòng biển lạnh, gió mậu dịch Đông Bắc, khối khí lục địa…).

 - Bước 3: Kết luận.

 Sự phối hợp tác động của tất cả các nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu châu Phi khô và nóng.

 Như vậy, trong dạy học giải quyết vấn đề, GV đưa HS vào tình huống có vấn đề rồi giúp HS giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS vừa lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng, vừa nắm được phương pháp nhận thức, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo.

 - PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ: Không phải bài học nào cũng thích hợp với việc tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Cần chú ý trách nhiệm cá nhân trong nhóm.

 VD: Tìm hiểu về các loại hình quần cư ở nước ta (Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư-Địa lí 9)

 GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với trình tự sau:

 - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

 Phương án 1: (Tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ như nhau):

Nhiệm vụ: Đưa vào hình 3.1, kênh chữ ở mục 2 trong SGK, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, hãy:

-         Cho biết nước ta có mấy loại hình quần cư? So sánh và giải thích sự khác nhau giữa các loại hình quần cư đó.

-         Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị của Việt Nam.

Phương án 2 (Các nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau: các nhóm số lẻ làm câu a và b, các nhóm số chẳn làm câu c và d).

Nhiệm vụ: Dựa vào hình 3.1, kênh chữ ở mục 2 trong SGK, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, hãy:

a) Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi, hoạt động kinh tế chính, cách bố trí không gian nhà ở…).

b) Trình bày những thay đổi của hình thức quần cư nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Lấy ví dụ ở địa phương em.

c) Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị (mật độ dân số, cách bố trí không gian nhà ở, phương tiện giao thông, hoạt động kinh tế…).

d) Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị của Việt Nam.

- Bước 2: Các nhóm thực hiện công việc (Phân công công việc trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm).

- Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm; các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

- Bước 4: GV tóm tắt ý kiến phản hồi từ các nhóm, sau đó cùng thảo luận với cả lớp để chốt lại những nội dung chủ yếu của bài học:

+ Quần cư nông thôn:

  • Các điểm dân cư ở cách xa nhau, nhà ở và tên gọi điểm dân cư có khác nhau giữa các vùng miền, các dân tộc.
  • Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi cùng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

+ Quần cư thành thi:

  • Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến.
  • Các đô thị tập trung ở đồng bằng ven biển.

 

HOẠT ĐỘNG 4

SOẠN TRÍCH ĐOẠN VÀ TRÌNH BÀY TRÍCH ĐOẠN

 

 

 

 

ﻰﻰﻰHẾTﻰﻰﻰ

 

1

nguon VI OLET