Bộ giáo dục và đào tạo
Vụ giáo dục trung học


Tập huấn

Hướng dân dạy học-Kiểm tra đánh giá
theo chuẩn kiến thức kỹ năng
Trong chương trình giáo dục phổ thông

Môn: lịch sử


Khái niệm về Chuẩn:
Chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình môn học: là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT,KN của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài,chủ đề,chủ điểm..)
Chuẩn KT,KN của một đơn vị kiến thức: là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT,KN của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn:
Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn;
Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi và thời gian áp dụng;
Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được;
Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng;
Đảm bảo không mâu thuẫn với các Chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan

Các mức độ về kiến thức-kỹ năng:
Về kiến thức: xác định theo 6 mức độ
+ Nhận biết
+ Thông hiểu
+ Vận dụng
+ Phân tích
+ Đánh giá
+ Sáng tạo
-Về kỹ năng: xác định theo 3 mức độ
+ Thực hiện được.
+ Thực hiện thành thạo
+ Thực hiện sáng tạo
Phần I.
Khát quát về tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN chương trình giáo dục phổ thông.
1. Lý do biªn so¹n tµi liÖu:
2. Môc ®Ých biªn so¹n tµi liÖu:
Kh¾c phôc t×nh tr¹ng d¹y häc ch­a b¸m s¸t chuÈn KTKN trong ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng, t×nh tr¹ng d¹y häc qu¸ t¶i vÒ néi dung kiÕn thøc.
Gióp GV kÕt hîp sö dông cã hiÖu qu¶ gi÷a ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng, SGK,SGV vµ c¸c lo¹i tµi liÖu tham kh¶o.
Tạo sự thống nhất về mức độ yêu cầu trong việc dạy học về kiến thức và kỹ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học
Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức kĩ năng.
3. Cấu trúc t�i li?u hu?ng d?n chu?n ki?n th?c, ki nang c?a chuong trỡnh giỏo d?c ph? thụng
1.L?i gi?i thi?u t�i li?u
2.Ph?n th? nh?t: Gi?i thi?u chung v? chu?n ki?n th?c, ki nang c?a chuong trỡnh giỏo d?c ph? thụng bao g?m:
-Gi?i thi?u chung v? chu?n: khỏi ni?m v? chu?n, nh?ng yờu c?u co b?n c?a chu?n
-Chu?n ki?n th?c, ki nang c?a chuong trỡnh GDPT: Chu?n ki?n th?c c?a chuong trỡnh mụn h?c, chu?n ki?n th?c c?a m?t don v? ki?n th?c, nh?ng d?c di?m c?a chu?n.
3.Ph?n th? hai: Hu?ng d?n th?c hi?n chu?n ki?n th?c, ki nang :
4.Yêu c?u c?a vi?c s? d?ng tài li?u:
Sử dụng kết hợp tài liệu HDTHCKTKN,Chương trình giáo dục phổ thông, SGK và các loại tài liệu tham khảo khác.
Sử dụng trong việc soạn bài, trong việc ra câu hỏi và bài tập, biên soạn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu theo kiến thúc kĩ năng của chương trình GDPT.

Phần II.
Tìm hiểu nội dung tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn ktkn
Học viên đọc tài liệu
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá.
Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ:
+Biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học, đánh giá , đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.
+Chỉ đạo quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
+Xác định mụctiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
+Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

2,Những nguyên tắc định hướng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học bộ môn Lịch sử
- Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Giáo viên đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK để xác định bài, mục, kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh. Ví như khi dạy nội dung về Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Chẳng hạn, khi dạy nội dung Phong trào dân chủ 1936-1939.

- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh. Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.


- Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình. Như GV tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, làm việc cả lớp để nắm vững nội dung, sự kiện lịch sử.



- Với tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên hoàn toàn có thể thoát ly sách giáo khoa, thậm chí sử dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, chỉ cần không đi chệch ra ngoài chương trình. Giáo dục căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với HS trong quá trình học tập.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu sâu kiến thức, qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành của học sinh như lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử, viết và trình bày báo cáo kết quả.



- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn lịch sử như dạy học trên lớp, dạy học tại thực địa, dạy học bảo tàng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề…qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.


- Dạy học theo hướng dẫn Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng các kiến thức lịch sử, các qui luật bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, giáo viên, học sinh tích cực làm đồ dùng, thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dạy học bám sát Chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ.


Kiến thức cơ bản: Là đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính chính xác.
Tính điển hình.
Tính cơ bản.

Phần III.
Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Khái niệm học tích cực?
Học tích cực đặt học sinh vào trong những tình huống bắt buộc học sinh phải đọc, phát biểu, nghe, suy nghĩ kĩ và viết.
Học tích cực lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học.
Học tích cực là bất kì những hoạt động nào mà học sinh thực hiện trong lớp học hơn là việc ngồi nghe bài giảng.
Học tích cực khiến cho những gì mà học sinh học được là một phần của bản thân họ. Học sinh phải thảo luận về những cái họ đang học, đang viết, liên hệ với những kiến thức đã học và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta nhớ được chừng nào ?
Những gì ta nghe

1, Lý luận chung:

- Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giáo viên viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động.
- Tuy nhiên, cần phải nhận thức đúng rằng đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống của bộ môn Lịch sử (trình bày miệng, miêu tả, tường thuật...) mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực môn lịch sử:

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS.
3.Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông:


.
Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử đối với học sinh
Trước hết, cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử...
Bên cạnh đó, cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video..
Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” quá khứ có thực mà hiện không có.


Thứ hai, tổ chức có hiệu quả phương pháp hỏi, trả lời, trao đổi

Đây là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
Có ba mức độ hỏi và trả lời vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa và vấn đáp tìm tòi. Vấn đáp tái hiện nhằm kêu gợi những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm, vấn đáp giải thích minh hoạ làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra để hiểu sâu cụ thể; vấn đáp tìm tòi để phát hiện vấn đề mới, phù hợp với trình độ học sinh.

Thứ ba, tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Trong dạy học Lịch sử: GV có thể tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề cho toàn bộ giờ học, hoặc cho từng phần của giờ học.
-Trong khi tổ chức HS tìm hiểu kiến thức mới GV hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề như:
Giải quyết vấn đề nguồn gốc, hoàn cảnh, cơ sở dẫn đến các sự kiện lịch sử.
Nêu và khẳng định giá trị về các sự kiện tiêu biểu.
Nhận xét, đánh giá vị trí vai trò của các sự kiện
Thứ tư, tổ chức dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ

Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm, là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học,
Thứ năm, quá trình dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được qui định trong chương trình GDPT

GV chưa nắm vững được nhận thức hết sức quan trọng đó là chương trình mới là “pháp lệnh”, còn SGK chỉ là cụ thể hoá của chương trình và là tài liệu cơ bản cho HS học tập.
Một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là GV phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng được thể hiện trong Chương trình GDPT, thông qua nội dung của SGK để xác định và lựa chọn những nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học giúp các nắm vững những nội dung lịch sử với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.
Ngoài ra các phương pháp nêu trên trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học sau:

1 - Kĩ thuật điền khuyết:
Cho đoạn trích về một vấn đề lịch sử, ý nghĩa, nội dung lịch sử, các nhận định, kết quả… nhưng chưa đầy đủ yêu cầu học sinh phải dùng một từ hay một cụm từ để điền vào chỗ trống theo yêu cầu đặt ra.

2- Kĩ thuật mảnh ghép :

Thường được trình bày dưới dạng một bảng thống kê bao gồm hai cột: cột thời gian- cột sự kiện, hay cột nhân vật với cột sự kiện, cột sự kiện với địa danh lịch sử… tuy nhiên trình bày không đúng, học sinh phải ghép các cột sao cho đúng theo yêu cầu đặt ra.


3- Kĩ thuật ghi các kết quả tổng hợp ra giấy:

Cho phép học sinh có một vài phút để trả lời những câu hỏi ra giấy, chẳng hạn: Hôm nay em thấy học cái gì là quan trọng nhất? Câu hỏi quan trọng nào chưa được trả lời? (hoặc có thể các câu hỏi khác, tùy trường hợp). Điều này nâng cao chất lượng của tiến trình học tập và cung cấp cho giáo viên các phản hồi từ học sinh về những chủ đề mà giáo viên đưa ra.


4- Kĩ thuật đặt tiêu đề:

Cho đoạn trích về nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân...Tuy nhiên, không cho biết tên tiêu đề, yêu cầu học sinh phải đọc hiểu được nội dung và đặt tên của tiêu đề.



Phần IV.
Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn Lịch sử trong kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh


1.Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử, cần phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sát, đúng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề (chương), mỗi lớp hay cấp học. Tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.

Chẳng hạn Chương trình Giáo dục phổ thông ở chủ đề Việt Nam từ 1930 đến 1945 trong nội dung Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước mức độ kiến thức cần đạt được là “ phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động khởi nghĩa, nắm khái quát tổng khởi nghĩa của nhân dân trong cả nước, trình bày diễn biến chính khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn” thì trong câu hỏi kiểm tra học sinh GV cũng chỉ tập trung yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi xung quanh các vấn đề trên, tránh quá tải, không bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.

2. Việc kiểm tra thường xuyên (bao gồm kiểm tra miệng cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét), kiểm tra định kì (viết 15 phút, kiểm tra 1 tiết và học kì) phải theo hướng đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong Chương trình THCS môn Lịch sử đồng thời có khả năng phân hoá cao.
3. Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.


4. Cần khắc phục tình trạng nặng về kiểm tra ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (ngày tháng, sự kiện, nhân vật lịch sử…); tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.


Phần V.
Một số lưu ý khi ôn tập môn Lịch sử

1,Cần nắm vững nội dung lịch sử là yêu cầu quan trọng bậc nhất để đạt được kết quả thi.
Việc nắm vững nội dung lịch sử để làm bài thi không phải chỉ là ghi nhớ sự kiện, dù đây là điều kiện đầu tiên, không thể thiếu khi học lịch sử cũng như học bất cứ môn học nào.
Cần phải biết, ghi nhớ sự kiện chính xác, cơ bản khi làm bài. Điều chủ yếu không phải là học thuộc lòng sự kiện, nhồi nhét, mà phải có phương pháp tiếp cận, ghi nhớ sự kiện để hiểu và vận dụng sự kiện để liên hệ với các sự kiện khác hoặc các vấn đề thời sự đang diễn ra.

2.Cần nắm được kiến thức cơ bản của chương trình học, học lịch sử không phải là những sự kiện đơn lẻ mà yêu cầu của việc học lịch sử học sinh cần phải nắm hệ thống kiến thức có liên quan đến một chủ đề nào đó.
Trong khi nắm kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử, học sinh cần hiểu biết lịch sử một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của quá khứ: KT, CT, XH, VH-GD, tư tưởng,… chứ không chỉ tập trung vào diễn biến quân sự, cách mạng.

Một điều cần lưu ý là nội dung chương trình lịch sử ở trường phổ thông gồm có 2 khoá trình riêng, song lại quan hệ chặt chẽ với nhau: lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Thông thường học sinh không biết liên kết kiến thức của hai khoá trình này để hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lịch sử.

Ví như, đề thi nói về hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939 đòi hỏi thí sinh không chỉ hiểu biết tình hình nước ta lúc bấy giờ mà cần thấy rõ những sự kiện của lịch sử thế giới lúc bấy giờ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam như: sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra, chủ trương của Quốc tế cộng sản, thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp…

Trên cơ sở kiến thức cơ bản, toàn diện về lịch sử (dân tộc và thế giới) như vậy, thí sinh cần nắm một số vấn đề chủ yếu và dự đoán những vấn đề sẽ gặp trong các đề thi.
Ví như, xung quanh vấn đề thành lập Đảng, có rất nhiều nội dung cho đề thi: quá trình chuẩn bị về mặt tổ chức, tư tưởng, cán bộ cho việc thành lập Đảng, Hoàn cảnh dẫn đến việc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng, Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng, Nội dung của bản Chính cương Vắn tắt Sách lược Vắn tắt, ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời...
Do đó,học thi không phải là “đoán mò”, “học tủ” mà là nắm vững những vấn đề cơ bản để có thể “ứng phó” với mọi “tình huống” xảy ra.
Kết luận:

1. Đối với cán bộ quản lý.
-Nắm vững chủ trương đổi mới GDPT của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình, SGK,PPDH, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
-Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KT-KN trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
-Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
-Động viên khen thưởng kịp thời…
2. Đối với giáo viên
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK
- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
.
-Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
-Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng.
-Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí.


Phần V.
Hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT-KN với việc thiết kế giáo án Lịch sử
1.Công việc của GV trước khi trình bày bài giảng:
Nghiên cứu chương trình GDPT:
Sử dụng SGK
Sử dụng hồ sơ chuyên môn
Chuẩn bị bài giảng
2.Xây d?ng k? ho?ch bài h?c:

a, Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn KTKN
b,Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan.
c,Xác định được khả nămg đáp ứng và các nhiệm vụ nhận thức của HS
d,Lựa chọn phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá cho phù hợp giúp HS chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tự học
e, Xây dựng kế hoạch bài học:xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và HS
3. Cấu trúc một kế hoạch bài học
a,Mục tiêu bài học:
+ Mục tiêu kiến thức: gồm 6 mức độ
+ Mục tiêu kĩ năng: Gồm 2 mức độ
+ Mục tiêu thái độ
b,Chuẩn bị của GV và HS:
c,Tổ chức các hoạt động dạy học
d,Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
4.Tiến hành bài giảng
GV phải làm chủ lớp học
Cân đối giữa kiến thức và kĩ năng
Sử dụng SGK và các thiết bị, đồ dùng dạy học
Hoạt động của GV và HS
Phần VI.
Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử
Tổ chức thực hiện
-Soạn giáo án :
Lớp 6: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
Lớp 7: Bài 4: Trung quốc thời Phong kiến
Lớp 8: Bài 5: Công xã Pa-ri
Lớp 9: Bài 12: những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của câch mạng KHKT

-Thiết kế đề kiểm tra 1 tiết.
- Đề kiểm tra theo yêu cầu sau:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
+Phù hợp vùng miền.
+Có các hình thức : trắc nghiệm, tự luận, tự luận với câu hỏi mở.

nguon VI OLET