PHÒNG GD & ĐT THẠCH HÀ

TRƯỜNG THCS LONG SƠN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Long Sơn, ngày 30 tháng 12 năm 2008

 

 b¶n tham luËn

V/v thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và  sáng tạo"

Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

- Hôm nay, ngành và Công đoàn GD Thạch Hà t chức hội ngh sơ kết thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Được s đồng ý của ch trì hội ngh, cho phép tôi phát biểu một vài ý kiến. -   

- Trước hết thay mặt thầy và trò trường THCS Long Sơn gửi tới quý v đại biểu, quý v khách quý, các thầy cô giáo  lời chào kính trọng, lời chúc sức khỏe, chúc cho hội ngh thành công tốt đẹp.

Chúng ta thấy rằng: Hiện nay, một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, việc tự học và tự nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy. Cá biệt có một số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học. Những vi phạm này làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, làm tổn hại đến danh dự nhà giáo, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và còn ảnh hưởng xấu trong việc giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.

Chính vì vậy, ngày 20/11/2007 nhân dịp kỷ niệm 25 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Công đoàn GD Việt Nam phát động cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Cho nên hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, Công đoàn giáo dục các cấp, công đoàn các trường học và cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức tọa đàm, trao đổi, giới thiệu tấm gương nhà giáo điển hình về đạo đức, tự học và sáng tạo ở đơn vị.

Thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, trường  THCS Long Sơn đã tổ chức thực hiện như sau:

 

1. Mục đích

- Tạo được phong trào rèn luyện trong toàn trường theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức nhà giáo.

- Phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, trong việc giữ gìn uy tín để phát triển bền vững nhà trường.

1

 


- Nâng cao vai trò, uy tín của mỗi thầy giáo, cô giáo, cán bộ và viên chức nhà trường trong hoạt động giáo dục và giảng dạy.

- Xây dựng những tấm gương sinh động về đạo đức, về tinh thần tự học và sáng tạo trong đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ và viên chức trong nhà trường

 

2. Nội dung

         Toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường thực hiện tốt các phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và tính sáng tạo của mỗi nhà giáo và cán bộ theo các nội dung sau:

a. Về đạo đức nhà giáo:

            - Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục.

            - Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh.

            - Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn đồng nghiệp vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp.

b. Về tự học của nhà giáo:

            - Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn và tin học để phục vụ công tác giáo dục, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

            - Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên để rèn luyện k năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu đ chiếm lĩnh kiến thức, k năng giáo dục và nghệ thuật sư phạm.

            - Việc tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường, vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa là để nêu gương cho học sinh noi theo.

c. Về tính sáng tạo của nhà giáo:

            - Sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năngđổi mới phương pháp vào quá trình giảng dạy.

            - Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và học sinh.

            - Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ tin học vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo những học sinh học yếu kém.

            - Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo.

 

3. Kế hoạch thực hiện

 Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được tổ chức gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cức”.

1

 


 Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:

 - Tổ chức quán triệt Nghị quyết số 442/NQ-CĐN ngày 20/11/2007 của  Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc phát động cuộc vận độngMỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Tổ chức triển khai kí cam kết thực hiện cuộc vận động: mỗi giáo viên viết một bản cam kết.

- Tiếp tục học tập các nội dung về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”, các nội dung về quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”.

- Kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động của cán bộ, giáo viên thông qua công tác kiểm tra chuyên môn, dự giờ thăm lớp.

- Phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày l lớn trong năm như: 20-11; 22-12; 08-03; 26-03; ...nội dung thi đua tập trung vào các vấn đề về phẩm chất đạo đức nhà giáo; đổi mới phương pháp dạy học; tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong công tác và quan tâm đến học sinh

- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động trong năm học 2007-2008 và rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học 2008-2009.

 

4. Biện pháp thực hiện

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thi đua trong các hoạt động của nhà trường, phát huy vai trò của mỗi cán bộ, giáo viên tự giác hưởng ứng phong trào, nâng cao tinh thần tự học, sáng tạo trong giảng dạy và quản lý.

- T chức rà soát đánh giá, xếp loại CB,GV, NV trên từng mặt: Đạo đức, t học và sáng tạo, .... Để t đó có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ.

- Công đoàn phối hợp với nhà trường t chức phân công chuyên môn một cách hợp lý trên cơ s năng lực, nghiệp v, sức khỏe và hoàn cảnh của từng đoàn viên nhằm tạo điều kiện v thời gian để mỗi đoàn viên có điều kiện t học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp v.

- T chức các lớp học: Tin học, các bui chuyên đề, các buổi học chính tr, ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức chính tr và chuyên môn, nghiệp v để giáo viên giảng dạy tốt hơn.

- Gắn công tác thi đua của các tổ, khối chuyên môn với cá nhân và tập thể giáo viên, cán bộ quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, phục vụ, coi thi và chấm thi.

- Các tổ chuyên môn trong toàn trường tiến hành kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện các nội dung cuộc vận động vào cuối các đợt thi đua.

- Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn tổ chức thực hiện  kế hoạch, kiểm điểm và đánh giá theo học kỳ và năm học.

1

 


- Ban chấp hành công đoàn chủ động và là lực lượng quan trng trong việc đôn đốc, phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch.

 

5. Kết quả đạt được:

 - Chi b đạt chi b trong sạch, vững mạnh (t l Đảng viên đạt 75%)

 - Trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh.

 - Công đoàn được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng khen.

 - V tin học: 35 Đ/c có trình độ tin học chứng ch B (trong đó năm học 2008-2009 đã t chức được một lớp học cho 25 Đ/c).

 - V trình độ chuyên môn: có 85% giáo viên đã và đang học đại học.

 - Công tác viết SKKN: 100% cán b, giáo viên viết SKKN, xếp th 2 huyện. Có nhiều SKKN xếp bậc 4 cấp tỉnh.

 

6. Đề xuất, kiến nghị:

 - Xuất phát t thực trạng đội ngũ giáo dục cần tiếp tục thực hiện tốt cuộc vân động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đồng thời ngành GD & ĐT cần phải có ch trương đào tạo, tuyển dụng giáo viên và đề bạt cán b phải đảm bảo chất lượng.

- Thực hiện chế độ tinh giảm hoặc đào tạo lại đội ngũ, nhằm để nâng cao chất  lượng giáo dục.

 

 

1

 

nguon VI OLET