BCĐ TTSP TRƯỜNG ĐH HOA LƯ

BCĐ TTSP TRƯỜNG THPT Ninh Bình – Bạc Liêu

 

                     

                   BÀI TẬP TÂM LÝ – GIÁO DỤC

              ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM GIAI ĐOẠN I

 

Họ và tên sinh viên : Trần Thị Thương

Lớp : D8 Toán

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Hương

Thực tập tại lớp: 10D

 

         Thực tập tại Trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu

 

 

 

Đề tài: Tìm hiểu phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT nơi anh (chị) thực tập.

                                      

  

 

 

1

 


 

 

 

 

                                   MỤC LỤC

A. Phần mở đầu

I. Lí do chọn đề tài

II. Đối tượng nghiên cứu

III. Mục đích nghiên cứu

IV.Khách thể và nhiệm vụ nghiên cứu

V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

 

     B. PHẦN NỘI DUNG

I.Cơ sở lí luận

II. Khái niệm trường học thân thiện học sinh tích cực

III. Mục đích, ý nghĩa của phong trào” Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

IV. Nội dung phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

V.Thực hiện phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu nơi tôi đang thực tập.

VI. Các giải pháp tổ chức thực hiện phong trào.

VII. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

1

 


A. PHẦN MỞ ĐẦU

  1.                    Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta đang từng bước hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực; nền kinh tế đang chuyển đổi cơ cấu biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực.
Học sinh ngày nay được nuôi dưỡng và giáo dục tốt hơn, các em có điều kiện tiếp xúc với các luồng văn hoá đa chiều. Xu hướng các nước trên thế giới cải cách GD theo hướng tạo môi trường học tập an toàn, chú trọng đến phát huy tiềm năng cá nhân HS, đến tính sáng tạo, tính nhân văn. Xuất phát từ mục tiêu GD, học tập kinh nghiệm có chọn lọc của các nước trên thế giới, thực tiễn gần 10 năm thực hiện các dự án, gần 5 năm triển khai và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu đã có những bước chuyển biến tích cực: Chất lượng giáo dục được đánh giá cao, môi trường giáo dục lành mạnh an toàn, xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; sự sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa mang tính chất giáo dục cao.Chính vì vậy đề tài nghiên cứu của tôi là "Tìm hiểu phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở  trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu” nơi tôi thực tập. 

II.  Đối tượng nghiên cứu:

   Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu.

III. Mục đích nghiên cứu.

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học để tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, mang đến sự hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập cho các em. Phát triển những kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp học sinh mạnh dạn chủ động tiếp thu kiến thức, tự tin trong mọi hoạt động học tập cũng như vui chơi, xây dựng trường lớp sạch đẹp, an toàn. Trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo cần có cho các em học sinh, để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

IV. Khách thể và nhiệm vụ nghiên cứu

1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phong trào thi đua Trường học thân thiện-học sinh tích cực(THTT-HSTC) của trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu.

1

 


2.2. Khảo sát thực trạng vấn đề xây dựng và quản lý xây dựng THTT-HSTC ở trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu.
2.3. Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng THTT-HSTC ở  trường THPT
Ninh Bình- Bạc Liêu.

 

 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

Đối với nhà trường: Cảnh quan nhà trường xanh, sạch và đẹp, chất lượng và hiệu quả đáp ứng đủ các tiêu chí của trường học đạt chuẩn .

Đối với giáo viên: Sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh, học sinh dễ tiếp thu kiến thức.

Đối với học sinh: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, tu dưỡng và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, học sinh có tinh thần thoải mái, vui vẻ trong học tập. Học sinh được rèn luyện kỹ năng học tập, kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục, các trò chơi lành mạnh và bổ ích, các em tự tin hơn trong giao tiếp, biết trân trọng giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

 

 

 

B. PHẦN NỘI DUNG

  I. Cơ sở lý luận.

      Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế hội nhập, đang tiến đến nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, chính vì vậy đòi hỏi cần có những con người có kỹ năng tư duy cao, tự tin phát triển năng lực của mình. Để yêu cầu trên đạt hiệu quả cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2013- 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả. Các thầy giáo, cô giáo thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá xếp loại kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, thể hiện sự công bằng, khách quan trong giảng dạy và giáo dục học sinh, thể hiện lương tâm, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục đối với thế hệ học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

1

 


- Xây dựng môi trường trường học thân thiện: bảo đảm các lớp học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. Học sinh tích cực tham gia tạo cảnh quan lớp học, giữ gìn vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân.

- Giảng dạy tích cực: Các thầy giáo, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tính tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh, rèn luyện khả năng tự học của các em. Hiệu quả dạy và học đạt chất lượng ngày càng cao

- Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm và kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống bằng các trò chơi học tập tích cực.

- Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể, đoàn kết, thân thiện.

- Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương qua các câu chuyện kể, qua việc tham gia giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình có công với cách mạng ở địa phương, qua các trò chơi dân gian, qua điệu múa, câu hát.

 

 II. Khái niệm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực’.

    a, Giới thiệu sơ lược về TrườngTHPT Ninh Bình- Bạc Liêu

Trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu nằm ở số 1, Lí Thái Tổ,phường Thanh Bình, tỉnh Ninh Bình, nhà trường có 1 Hiệu trưởng, 3 hiệu phó và 50 giáo viên, nhân viên, có 19 lớp với 689 học sinh. Đa số các trang thiết bị thông tin đều được trang bị đầy đủ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh trong trường.

  • Thuận lợi: Trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Các trang thiết bị đầy đủ hiện đại. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nhân dân.
  • Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó, nhà trường vẫn còn có đối mặt với những khó khăn nhất định như:

- Học sinh.Chất lượng đầu vào còn thấp , một số học sinh chưa xác rõ ràng mục đích của việc học tập là gì, nhất là học sinh ở lớp đại trà,  tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh khá chưa cao, số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh chưa nhiều.

- Cơ sở vật chất. Khuôn viên trường còn chật hẹp, khó khăn trong các hoạt động

thể dục thể thao và vui chơi của các em.

 

b.Khái niệm trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại nhiều

1

 


trường Tiểu học và THCS, Bộ GD-ĐT quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở tất cả các cấp học phổ thông (có cả THPT).

- Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời.

- Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v…

- Là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.

III. Mục đích, ý nghĩa của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.

- Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

- Cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vai trò các thầy cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện kế hoạch này, phải từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

1

 


IV. Nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định 6 nội dung gồm:

1- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

2- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

3- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

4- Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.

5- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

6- Về tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức dộ tiến bộ của trường trong thời gian qua.

V. Phong trào “xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” ở trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu trong học kì vừa qua :

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường THPT Ninh Bình- Bạc Liêu trong học kì vừa qua tiêu biểu như:

     1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường:

Khuôn viên trường tuy chật hẹp nhưng luôn sạch sẽ .Học sinh thực hiện tốt nề nếp vệ sinh sân trường và hành lang lớp học.Không có hiện tượng học sinh xả rác bừa bãi trong sân trường, không vứt kẹo caosu trên cầu thang. Có công trình vệ sinh xây mới và luôn được giữ gìn sạch sẽ. Số công trình vệ sinh (SCTHV)/tổng công trình vệ sinh (CTVS): 02 SCTHV/02 CTVS.

b. Trường có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: 01 trường, trong đó có 100% bàn ghế bằng ghỗ tự nhiên, chất liệu và chủng loại tốt, phù hợp với độ tuổi học sinh.

1

 


Các phòng học được trang bị đầy đủ máy chiếu và bảng phụ 100% phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh.Có phòng thực hành tin học.

c. Kết quả thực hiện “Ba đủ” (Đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở).

- Trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị để thực hiện tốt việc đảm bảo “Ba đủ” cho học sinh: Như công đoàn nhà trường, đoàn TNCS HCM nhà trường và đoàn TP Ninh Bình, các xã có con em học tại nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường để năm bắt thông tin kịp thời và giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn, đảm bảo đúng chế độ cho các em thuộc diện gia đình nghèo, gia đình khó khăn hoặc bản thân các em học sinh gặp tai nạn, rủi ro đột xuất.

- Những chuyển biến trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở.Cụ thể: Không có học sinh thiếu ăn, thiếu mặc hay bỏ học vì thiếu ăn thiếu mặc.

- Thực hiện đúng chính sách của nhà nước đối với những học sinh là con của hộ nghèo, đói, học sinh là người dân tộc, là con của gia đình chính sách, có chính sách giảm thu đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nếu gia đình học sinh có đơn đề nghị và được chính quyền địa phương xác nhận.

- Sẵn sàng kết hợp với các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn có con em tham gia học tập tại trường để qua tâm giúp đỡ kịp thời trong trường hợp có học sinh ở diện thiếu đói.

- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm tới học sinh của lớp, nắm bắt tâm lý của học sinh để kịp thời nắm bắt những hoàn cảnh riêng của từng học sinh khi các em gặp khó khăn từ đó có kế hoạch trợ giúp kịp thời.

a. Kết quả thực hiện đi học an toàn năm học 2017-2018:

- Chỉ đạo của nhà trường :

Tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo Trật tự An toàn Giao thông và học sinh nhà trường nghiêm túc thực hiện.

- Giải pháp của địa phương, nhà trường trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh:

1

 


+ Tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường về ý thức chấp hành luật lệ giao thông, đảm bảo Trật tự An toàn Giao thông.

+ Nhà trường đã kết hợp với chính quyền và công an các xã,  công an Tp Ninh Bình trong việc xử lý học sinh vi phạm luật lệ an toàn giao thông, không đội mũ bảo hiểm; xử lí nghiêm các hành vi rủ rê, kéo bè phái đánh nhau đối với học sinh trong trường.

+ Nhà trường kết hợp thường xuyên với công an Tp Ninh Bình công an Tỉnh Ninh Bình trong việc giải quyết các vụ việc xích mích của học sinh và những hiện tượng gây rối của các đối tượng bên ngoài đối với trường học.

* Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện các nội dung này.

   + Ưu điểm:

- Trong học kỳ I nhà trường không có trường hợp học sinh nào bị tai nạn giao thông trên đường đến trường và từ trường về nhà.

- Nhà trường đã kết hợp với  kịp thời ngăn chặn một vụ gây rối đánh nhau trước cổng trường của nhóm thanh niên địa phương. Kịp thời xử lý các hiện tượng học sinh có xích mích với nhau không để xảy ra việc nghiêm trọng nào.

  + Nhược điểm:

Một số gia đình học sinh chưa nghiêm khắc nên vẫn còn để con em điều khiển xe gắn máy ngoài đường, một sốt học sinh chưa có ý thức rèn luyện còn gây gổ với bạn trong trường làm mất đoàn kết ở một số học sinh.

 

2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập:

a. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục cuối  kỳ I

Tổng hợp kết quả chung:

 

 

 

 

 

Kết quả

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Toàn tr­ường

So

1

 


 

 

 

 

 

 

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Học lực

271

100

213

100

204

100

688

100

Giỏi

9

3,3

07

3,3

16

7,8

32

4,7

Khá

150

55,4

118

   55,4

146

71,6

414

60,2

Trung bình

100

36,9

83

39

42

20,6

225

32,7

Yếu

12

4,4

5

2,3

0

0

17

2,5

Kém

0

0

0

0

0

0

0

0

Hạnh kiểm

271

100

213

100

204

100

688

100

Tốt

213

86,7

193

90,6

195

95,6

623

90,6

Khá

31

11,4

16

7,5

9

4,4

56

8,1

Trung bình

5

1,8

3

1,4

0

0

8

1,2

Yếu

0

0

1

0,5

0

0

1

0,1

 

b, Số học sinh bỏ học năm học 2017-2018: 1 học sinh(HS)/tổng số 689 HS, chiếm tỷ lệ 0%

c, Trường đã có ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dậy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: các giáo viên đã tận dụng tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin và dậy học đảm bảo nâng cao hiệu quả giáo dục, song không ỷ lại vào công nghệ thông tin làm lười ý thức tự học và sáng tạo của mình trong việc soạn giảng.

3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:

a, Trường đã xây dựng được quy tắc ứng xử văn hoá giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó, ngay từ đầu năm học.

b, Trường đã tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng trông tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh.

c, Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức câu lạc bộ học sinh:

1

 


- Thuận lợi: Nhà trường có đội ngủ giáo viên trẻ, nhiệt tình và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, các em có ý thức trong việc học tập và rèn luyện sức khoẻ, đặc biệt là ý thức ham học hỏi.

- Khó khăn:Thời gian các học sinh tham gia còn hạn chế.

4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh:

a, Trường có chương trình hoạt động tập thể định kỳ và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt.

- Hàng tuần có các hoạt động như: sinh hoạt dưới cờ, lao động, làm vệ sinh trường lớp, giáo dục hướng nghiệp.

- Hàng tháng có các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức chương trình thể thao: ” Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

b, Trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh taị trường. Như đánh cầu lông nam nữ, đá bóng nam, cắm hoa chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3….

* Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện nội dung này:

+ Ưu điểm:

Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho đoàn trường và các tổ nhóm giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể.

Bản thân các giáo viên tích cực, đội ngũ đoàn trường chủ động và sáng tạo trong việc tạo sân chơi trong điều kiện khó khăn về khuôn viên nhà trường.

Học sinh nhiệt tình hưởng ứng các trò chơi mà các thày cô tổ chức.

+ Khuyết điểm: Các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục, khâu tổ chức chưa được đổi mới tạo thêm hứng thú cho học sinh tham gia.

+ Giải pháp cho thời gian tới:

Tiếp tục tuyên truyền giáo dục cán bộ, giáo viên và học sinh về ý nghĩa của các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động

1

 

nguon VI OLET