CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DẠY HỌC THEO BÀI HỌC STEM:
TẠO SẢN PHẨM THAY THẾ TÚI LI NÔNG TỪ VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN.
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
+ Tìm hiểu nội dung : Ô nhiễm môi trường là gì?
+ Tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
+Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
+Vận dụng tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
+ Tạo sản phẩm thay thế túi li nông bằng các vật liệu dễ tìm, dễ làm.
II. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
+ Dạy học theo định hướng Stem trong bộ môn Sinh học lớp 9 gồm nội dung của bài: Bài 54-55: Ô nhiễm môi trường - Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương” thông qua chủ đề “Tạo sản phẩm thay thế túi li nông từ vật liệu đơn giản”
III. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được các dạng ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ra các tác hại ô nhiễm môi trường đó.
- Tìm hiểu và đánh giá được tình hình ô nhiễm tại địa phương – nơi mình đang sống.
- Đưa ra một vài biện pháp thiết kế đơn giản cho các thiết bị nhằm khắc phục hoặc hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
2. Năng lực
*. Các năng lực chung
a. Năng lực tự học
- Học sinh chỉ được các cấu tạo cơ bản của hệ bài tiết nước tiểu
- Học sinh nêu được một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu
b. Năng lực giải quyết vấn đề
Được hình thành thông qua: Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện...
d. Năng lực tự quản lí
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian: Lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội dung học tập khác phù hợp.
+ Biết cách thực hiện các biện pháp phòng chống, biết bảo vệ bản thân và nhắc nhở mọi người xung quanh việc vệ sinh hệ bài tiết
- Quản lí nhóm:
Phân công công việc phù hợp với năng lực điều kiện cá nhân
e. Năng lực giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hơp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, HS với người dân. Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo
f. Năng lực hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
g. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách báo, internet tìm kiếm thông tin
h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành
- Trình bày đúng văn phong, khoa học, rõ ràng, logic
*. Các kĩ năng khoa học
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhên:
+ Nhận thức được sự thay đổi của môi trường tự nhiên khi có tác động của con người
+ Trình bày được môi trường tự nhiên sẽ biến đổi tích cực khi con người bảo vệ môi trường
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
+ Khai thác thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương
*. Vận dụng kiến thức liên môn:
-Kiến thức môn sinh học:
- Mối quan hệ sinh thái giữa sinh học với môi trường
- Tác động của chất thải đối với môi trường
- Môn hóa học
- Tác động của các chất thải hóa học, khí thải đối với môi trường
- Môn Lịch sử
- Các giai đoạn phát triển của loài người
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống
- Nhân ái:Không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng; sử dụng năng lượng sạch; không chặt phá rừng.........
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống; tham gia trồng cây xanh; ......
- Trung thực: Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.....
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu power point; hệ thống tranh ảnh minh họa
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
- Các video clip sưu tầm liên quan đến chủ đề
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
- Một số vật liệu: vải; quần ( áo) không sử dụng nữa; ......
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 28
Tiết 55 + 56
Ngày soạn:
nguon VI OLET