BÀI SOẠN :

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA

I.MỤC TIÊU

- HS chỉ ra được 3 cách sử dụng nhân hóa:

 + Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi con người

 + Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả con người

 + Nói với sự vật thân mật như nói với con người

- Biết vận dụng phép nhân hóa để viết câu văn có sử dụng phép nhân hóa

- Biết viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa

- Yêu thích môn học

* Giới thiệu đại biểu: Cô xin giới thiệu với các em “Rất vinh dự cho cô trò chúng ta hôm nay được đón các thầy cô giáo là những giáo viên giỏi của trường tới thăm lớp chúng ta đề nghị các em nhiệt liệt chào đón”

* Khởi động: Hát: Thật là hay

Các em hay quá! Bây giờ cô cùng các em bắt đầu học bài nhé!

II. Bài mới:

GV

HS

1. Giới thiệu bài

 Ở những giờ học trước các em đã được học về biện pháp tu từ nhân hóa để giúp các em ôn tập về NHÂN HÓA cô cùng các em tìm hiểu qua nội dung của bài học hôm nay:  ÔN TẬP BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA- GV ghi bảng

- 2 bạn đầu tiên của dãy giữa đọc cho cô tên bài học ngày hôm nay

- Phép nhân hóa làm cho sự vật trở nên gần gũi và sinh động hơn. Để biết phép nhân hóa được dùng theo mấy cách, sử dụng như thế nào và nhân hóa có tác dụng gì, cô trò chúng ta cùng đến với bài tập số 1 nhé.

Bài 1: GV bật Slide  ghi nội dung  hai đoạn thơ

  Mời 2 em đọc đề bài 1

 - Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?

 

 

 

- Bài 1 có mấy yêu cầu? đó là những yêu cầu nào?

 

- Mời 1 hs đọc câu thơ thứ nhất của phần a

- Trong câu thơ này sự vật nào được nhân hóa?

(- chị tre: HD - chị dùng để gọi ai? Chải tóc là hoạt động của ai? Vậy những từ gọi người và chỉ hoạt động của con người mà gán cho vật là phép nhân hóa đó các em a!)

Vừa rồi cô đã hướng dẫn các em trả lời mẫu của BT1

Bây giờ các em cùng nhau làm  bài tập 1 vào phiếu bài tập bằng hình thức thảo luận cặp đôi nhé. Thời gian làm bài các em là 5 phút

- GV phát phiếu cho HS

- Thời gian thảo luận bắt đầu - Giáo viên gõ thước 1 cái

(- Trong thời gian học sinh làm bài : GV đi đến từng nhóm theo dõi giúp đỡ ; cô khen nhóm 2 làm bài tích cực; cô khen nhóm 3 làm bài chăm chỉ;.....

- Thời gian làm bài đã hết- GV gõ thước xuống bàn 1 tiếng. Yêu cầu tất cả các em nhìn lên bảng = dùng nam châm đặt dưới kí hiệu khoanh tay)

 

- Cô mời nhóm ...lên bảng trình bày bài làm của mình

 

- Nhóm nào có ý kiến khác không?

- Cô cũng đồng ý với ý kiến của nhóm...Cả lớp thưởng cho nhóm... 1 tràng pháo tay thật lớn nào

- đây cũng chính là đáp án của cô- Bật Siled

 

 

 

 

 

 

 

(- Em đọc lại khổ thơ thứ hai

- Khổ thơ này ai nói với ai?

- những câu thơ này bạn nhỏ nói với trống như nói với ai? Vậy khổ thơ này tác giải đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?)

À đúng rồi tác giả đã sử dụng biện pháp ghệ thuật nhân hóa đấy các em a!

Các em đã làm bài tập 1 rất tốt cô khen cả lớp một tràng pháo tay thật lớn nào!

- Các em đã biết nhũng sự vật được nhân hóa và chỉ ra được những từ ngữ dùng để nhân hóa. Vậy tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng cách nào? – GV bật siled câu hỏi 3

(Nếu HS không trả lời được thì phải hỏi những từ:  chị, nàng, bác , bà là những từ dùng để gọi ai?

- À đúng rồi tác giả đã gọi tre,mây, nồi đồng, chổi bằng những từ chỉ người đây chính là cách nhân hóa thứ nhất. 

- Những từ ngữ chải tóc, ghé vào soi gương, hát, nghỉ, ngẫm nghĩ để chỉ hoạt động  của ai?

- Lom khom là từ chỉ đặc điểm của ai?

- À đúng rồi tác giả đã dùng những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để chỉ hoạt động, đặc điểm của sự vật đây cũng chính là cách nhân hóa thứ 2.

- Khổ thơ:

           Buồn không hả trống

          Trong những ngày hè

          Bọn mình đi vắng

         Chỉ còn tiếng ve?...

 Là cậu học trò đã làm gi?

- à đúng rồi cậu học trò đã nói với cái trống thân mật như như nói với 1 người bạn đây cũng chính là cách nhân hóa thứ 3)

 

- Như vậy để nhân hóa các sự vật trong  bài tập 1 tác giả đã sử dụng mấy cách nhân hóa ? đó là những cách nào?

 

 

 

 

 

- Đưa 3 cách nhân hóa slide – Mời 3 em đọc lại

* Tiểu kết: Qua bài tập 1 cô đã thấy các em đều chỉ ra được những sự vật được nhân hóa, nhận ra những cách  dùng để nhân hóa. Để biết sử nhân hóa có tác dụng gì cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập số 2

- GV bắn Slide của bài tập 2

Bài 2: Từ những hình ảnh được nhân hóa trong bài tập 1, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

- Mời 3 HS đọc bài theo dãy dọc + Cả lớp đọc thầm theo

- Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?

GV gạch chân những yêu cầu của bài tập 2

- gọi 4 HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kết: Vậy biện pháp nhân hóa có tác dụng gì?

 

Các em đã biết được tác dụng của phép nhân hóa vậy để viết được những câu văn hay bằng cách vận dụng phép nhân hóa như thế nào cô trò chúng ta cùng chuyển sang bài tập số 3

- Cô có 2 câu văn sau: - GV đọc

- Hai câu văn này đã sử dụng biện pháp nhân hóa chưa?

- À đúng rồi đấy các em ạ. Hai câu văn này chưa sử dụng biện pháp nhân hóa nhiệm vụ của các em là : Sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại các câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm.

- GV chiếu siled ghi yêu cầu BT3

Bài 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại các câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm.

a, Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu những tia nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.

b, Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây.

- Các em tự làm ra nháp trong thời gian 2 phút, thời  gian làm việc bắt đầu.

- Mời 2 em lên bảng chữa bài

- ở câu thứ nhất (thứ hai) bạn đã nhân hóa sự vật nào? Bằng từ ngữ nào?

- Cô cũng đồng ý với ý kiến của bạn.

GV kết luận: Để viết lại câu có sử dụng biện pháp nhân hóa, cô có một cách đơn giản là chúng ta có thể thay từ mặt trời bằng từ ông mặt trời, từ mọc bằng thức dậy, từ chiếu bằng từ gieo.

Mấy con chim bằng mấy chú chim, từ hót bằng từ hát.

GV cho chạy slide – GV khen HS làm bài tốt

TK: các em đã biết cách chuyển câu văn thành câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. Để  viết được đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa, cô và các em cùng đến với bài tập 3

 

   Bài 3: Em hãy viết đoạn văn miêu tả bầu trời trong ngày nắng đẹp hoặc tả bồn hoa mà em thích (từ 5 đến 7 câu) trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. Sau khi viết xong, em hãy gạch chân những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa.

- Mời 1 bạn đọc yêu cầu bài 3

- Cả lớp chúng mình đọc thầm 2 lượt nhé.

 

- Bài có mấy ý hỏi? Là những ý nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bài tập yêu cầu chúng ta viết đoạn văn miêu tả  gì?

 

 

- khi viết em phải chú ý điều gì? 

- Đoạn văn gồm có mấy câu?

- Sau khi viết bài xong, chúng ta phải làm gì?

 

 

GV gạch chân trên đề bài những từ khóa trong  slide

Hướng dẫn:

+ Em hãy nêu cách viết 1 đoạn văn?

 

*Miêu tả bầu trời trong ngày nắng đẹp

+Em định viết đoạn văn miêu tả cảnh nào?

+Vậy khi tả bầu trời thì cần tả những cảnh vật nào?

+ Em dùng những từ nào để nhân hóa mặt trời?

+ Em dùng những từ nào để nhân hóa gió?

+ Em dùng những từ nào để nhân hóa mây?

GV viết bảng

- mặt trời: ông, gieo, rải..

- gió: chị, mơn man, dịu dàng...

- mây: lang thang du ngoạn..

*Tả bồn hoa

- Vậy còn khi tả bồn hoa thì chúng ta phải miêu tả những sự vật nào?

+ Em dùng những từ nào để nhân hóa các cây hoa, bông hoa?

+ Vậy còn những con bướm thì sao? Em sử dụng biện pháp nhân hóa như thế nào?

 

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu cách miêu tả bầu trời trong ngày nắng đẹp và tả bồn hoa.Bây giờ các em cùng làm bài tập 3 vào vở thật nhanh trong thời gian 10 phút. Bạn nào viết chữ đẹp , làm bài tốt cô sẽ trao thưởng.

-         Khi HS viết bài GV cần quản lớp như trên và HD những HS viết chưa nhanh, con khó khăn.

-         GV chấm 5 em làm xong trước- tìm ra 2 em làm bài hay khen trước lớp và gọi lên đọc bài làm

-         Thời gian làm bài đã hết cô mời các em dừng bút ngồi đẹp và nhìn lên bảng để chúng ta cùng chữa bài nhé

-         Cô vừa chấm 5 bài của những bạn làm xong trước cô thấy bạn …,…,… làm bài rất tốt. Cô mời em … lên đọc đoạn văn của mình cho cả lớp cùng nghe nào.

- Vừa rồi các em đã được nghe 2 bạn trình bày đoạn văn mà bạn đã viết. Cô có một phần quà để tặng cho 2 bạn, cả lớp chúng mình nổ một tràng pháo tay thật lớn để khen bạn nào. Xin mời 2 bạn về chỗ                                                                                 

-         Còn thời gian thì chơi trò chơi Bắn tên: Gv nêu luật chơi Hô như bên ai không làm được thì phải hát bài, múa bài hoặc nhảy lò

- GV cho làm thử 1 lượt

- Mời bạn lớp trưởng lên làm trước

 

 

 

 

Củng cố :

- hôm nay chúng ta học bài gì ?                     

- Bài học hôm nay em ôn được những gì?

 

- Mời 1 Em nhắc lại 3 cách nhân hóa sự vật – GV bật Slide ghi 3 cách nhân hóa

Vậy cô muốm các em hãy sử dụng phép nhân hóa để viết văn cho bài văn sinh động và gợi tả nhé

- Giờ học hôm nay đến đây là hết rồi xin khính chúc các thầy cô mạnh khỏe , mời các em nghỉ

 

 

 

 

 

 

- Ghi vở

 

 

 

 

 

 

 

- HS cả lớp đọc thầm theo

- Tìm những sự vật được nhân hóa.

- Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?

- 2 yêu cầu + HS nhắc lại 2 yêu cầu BT1

 

 

- sự vật được nhân hóa: tre

 

 

 

 

 

 

- HS làm bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lên bảng dùng thước chỉ trình bày hết 2 ý:

- Những sự vật được nhân hóa: tre, mây, nồi đồng, chổi

- Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó chị (tre):

+ chị, nàng, bác, bà,

+ chải tóc, áo trắng, ghé vào soi gương, hát, nghỉ, ngẫm nghĩ, lom khom.

+ Buồn không hả trống

   Trong những ngày hè

   Bọn mình đi vắng

   Chỉ còn tiếng ve?...

 

 

 

 

-Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa

 

 

- HS vỗ tay

 

 

 

 

 

- dùng để gọi người

 

 

 

- Để chỉ hoạt động của sự vật

 

- Chỉ đặc điểm của người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- đã nói với cái trống thân mật như nói với người bạn

 

 

 

- Tác giả đã dùng 3 cách nhân hóa là:

Cách 1 : gọi sự vật bằng các từ chỉ người

Cách 2: Tả sự vật bằng những từ để con tả người.

C3: Nói với sự vật thân mật như nói với con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Em thích nhất hình ảnh chị tre chải tóc bên ao; nàng mây..... Vì hình ảnh này cho ta thấy tre, mây như cô thiếu nữ xinh đẹp duyên dáng đang trang điểm sắc đẹp bên bờ ao; bác nồi đồng... vì bác nồi đồng vui tính, vô tư ...dang ca hát.Bà chổi... chăm chỉ, cần cù chịu khó làm cho sự vật trong nhà buổi sáng thật sinh động gần gũi với con người

- thích hình cái trống....vì bằng cách nhân hóa đó làm cho trống thân thiết, gần gũi và sinh động hơn

-mời em trả lời : làm cho sự vật được miêu tả trở lên gần gũi và sinh động hơn

 

 

 

 

 

- chưa ạ!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS dưới lớp đọc thầm theo bạn

 

 

- bài có 2 ý hỏi?

Ý 1: Em hãy viết đoạn văn miêu tả bầu trời trong ngày nắng đẹp hoặc tả bồn hoa mà em thích (từ 5 đến 7 câu) trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Ý 2: Sau khi viết xong, em hãy gạch chân những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa.

- Đoạn văn miêu tả bầu trời trong ngày nắng đẹp hoặc tả bồn hoa mà em thích

- Sử dụng biện pháp nhân hóa

- Từ 5 đến 7 câu.

- Sau khi viết xong, chúng ta phải gạch chân những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa.

 

 

+ Viết hết đoạn thì mới xuống dòng, 1 câu mở bài, 1 câu kết bài.

- Miêu tả bầu trời trong ngày nắng đẹp

+Mặt trời, mây, gió, nắng...

+ ông, gieo, rải..

+ chị, mơn man, dịu dàng...

+ lang thang du ngoạn..

 

 

 

 

 

- Hoa cúc, hoa thược dược, cây, ong bướm, gió..

+ chị, vui đùa trong gió, lắc lư..

 

+ cô, nàng, vui đùa, tinh ngịch ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS hô bắn tên bắn tên – cả lớp tên gì? tên gì? – người chơi đầu tiên: Tên Lan – bạn  chơi đầu giơ một đồ vật bất kì mình có yêu cầu bạn Lan  đặt câu có sử dụng nhân hóa – cả lớp hô 5,4,3,2,1,0 - hết giờ bạn không trả lời được theo đúng luật chơi bạn chịu phạt- CẢ LỚP HÁT BÀI lỚP CHÚNG MÌNH

 

- ôn tập biện pháp nhân hóa

- 3 cách nhân hóa và viết được đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa

 



PHIẾU BÀI TẬP

b) Đoạn thơ trên có những sự vật được nhân hóa:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Những từ ngữ giúp em nhận ra điều đó:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng cách nhân hóa:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

PHIẾU BÀI TẬP

b) Đoạn thơ trên có những sự vật được nhân hóa:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Những từ ngữ giúp em nhận ra điều đó:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng cách nhân hóa:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

1

 

 

nguon VI OLET