Trường Tiểu học Vĩnh mỹ A1

PHÒNG GD – ĐT HÒA BÌNH

TRƯỜNG TH VĨNH MỸ A1

THAM LUẬN

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong cuộc đời của mỗi giáo viên, có lẽ ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui nỗi buồn và những kỷ niệm khó quên. Vì thế mà người ta vẫn bảo rằng làm giáo viên chủ nhiệm giống như nuôi con mọn. Công tác chủ nhiệm là một công tác đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và yêu người cùng với việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giáo dục con người. Trong hoạt động dạy học người giáo viên chủ nhiệm có một vai trò hết sức quan trọng là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, giữa học sinh với giáo viên bộ môn và là sợi dây liên kết không thể thiếu với phụ huynh học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm của mình. Vậy làm sao để làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động dạy học của nhà trường là một nỗi trăn trở của giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm. Tham gia với hội nghị hôm nay, tôi xin đóng góp một vài kinh nghiệm, chỉ là một số kinh nghiệm có tính gợi ý để tham khảo cho công tác chủ nhiệm, phát huy vai trò của mình trong hoạt động dạy và học của nhà trường.

Nếu ví tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà nếu giáo viên không thực hiện tốt thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả công tác chủ nhiệm mà còn ảnh hưởng đến cả công tác giảng dạy.  

 II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP:

- Giáo viên hiện nay tiếp thu v công tác giáo dục và công tác ch nhiệm lớp quá ít c v lý thuyết ln thực tập. Các kiến thức được trang b chưa sát với yêu cầu thực tin cuộc sống.

- Giáo viên chưa được trang b các kiến thức, k năng liên quan đến quản lý và thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động, chưa nắm bắt được tâm lý học sinh, chưa biết cách giao tiếp hiệu qu với học sinh, dn đến không hiu các em. Tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn có liên quan rất ít.

- Nội dung, hình thức sinh hoạt lớp còn đơn điệu, nặng n, nhàm chán. Thông thường ch là hướng dn học sinh tổng kết, nhận xét hoạt động của các t, của lớp trong tun qua. Phê bình, nhắc nh học sinh có những biểu hiện chưa tốt làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp làm cho học sinh cảm thấy như một giX án”, khiến học sinh - nhất là học sinh b khuyết đim không hứng thú hay nói đúng hơn là s giờ sinh hoạt cuối tun.

 Trang 1


Trường Tiểu học Vĩnh mỹ A1

- S phối hợp giữa ph huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, giữa các giáo viên b môn với giáo viên chủ nhiệm chưa thường xuyên, thiếu chặt ch.

 III. GIẢI PHÁP:

Thứ nhất: Nghiên cứu đặc điểm gia đình và tâm sinh lí từng học sinh để hiểu thêm những nguyên nhân, yếu tố tích cực hoặc tiêu cực tác động đến các em để phân loại nhóm học sinh theo đặc điểm học lực, tính cách, năng lực, hoàn cảnh,… Từ đó có giải pháp giáo dục thích hợp. Để làm được điều dó, người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh.

Ví dụ như em Thạch Thị Như (Dân tộc Khơme); em Nguyễn Tú Vy Cha mất sớm, mẹ chỉ đi làm mướn nuôi con ăn học, phải ở với bà ngoại; em Nguyễn Lê Như Quỳnh có năng khiếu kể chuyện và viết chữ đẹp ...

Thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng đối với học sinh.

Giáo viên là niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho học sinh. Như chúng ta đã biết, các em học sinh, hầu hết ở độ tuổi mới lớn là lứa tuổi  mưa nắng thất thường, rất dễ tự ái, có lòng tự trọng và sĩ diện. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của giáo viên sẽ để lại ấn tượng không tốt cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh cá biệt. Chúng sẽ biến đó thành trò đùa và không tin vào lời giáo viên nói. Vì thế người giáo viên phải là tấm gương trong sáng, mẫu mực để học sinh noi theo.

Tôi thẳng thắn nhận lỗi nếu tôi thấy mình làm gì chưa đúng dù đó là lỗi nhỏ. Cuối mỗi tuần, tôi sinh hoạt lớp đều đặn theo lịch. Gương mẫu trong ăn mặc và nói năng khi lên lớp.

Thứ ba: Cần quan tâm thường xuyên đến các hoạt động của lớp mình
   Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh. Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi; nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Đặc biệt vào các giờ hoạt động ngoại khóa hay các buổi học đối buổi sẽ có nhiều học sinh nghỉ học và đây là một trong những dấu hiệu dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh, cho nên thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng.

Tôi thông báo kịp thời cho gia đình học sinh biết, đồng thời gần gũi yêu thương động viên, khen ngợi học sinh có biểu hiện tốt dù nhỏ. Tóm lại sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một yêu cầu vô cùng cần thiết để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em một cách tốt hơn. Có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm đã giúp cho hoạt động dạy học của nhà trường diễn ra bình thường.

Thứ : Phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh.

Công tác phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm sẽ làm cho công tác chủ nhiệm thành công hơn – đặc biệt là sự duy trì sĩ số học sinh.

 Trang 1


Trường Tiểu học Vĩnh mỹ A1

Học sinh có thể thích học môn này, không thích môn kia vì những lý do khác nhau nên giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp, nhằm giúp các em có được kết quả học tập tốt hơn, từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ góp phần phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các năng khiếu đó, giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình. Qua trao đổi với các giáo viên bộ môn tôi sẽ nắm vững hơn về số lượng các học sinh nghỉ học của lớp mình qua từng buổi học để tức thời có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên theo dõi các học sinh bỏ học, giúp các em học tốt hơn. Thông qua phương pháp này giáo viên chủ nhiệm cũng có thể phân loại đặc điểm tình hình học sinh trong lớp mình. Bằng cách này, giáo viên không chỉ hiểu rõ hơn học sinh của mình mà còn có thể trở thành điểm tựa tinh thần tin cậy giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức ngày càng hoàn thiện hơn.

Thứ năm: Giáo viên phải công bằng, xử phạt nghiêm minh, khen thưởng kịp thời, nói là làm, làm là phải lựa, biết kết hợp cương - nhu trong mọi tình huống. Bởi không phải lúc nào tình huống đó xảy ra với một em học sinh duy nhất. Không thể có thái độ chỉ quan tâm đến học sinh khá giỏi mà trù dập, coi thường học sinh cá biệt, mà phải động viên khuyến khích các em hoà đồng với bạn bè, lễ độ với thầy cô, tích cực tham gia hoạt động tập thể. 

- Đối với học sinh cá biệt giáo viên phải bằng tấm lòng nhân ái, bao dung, không vụ lợi, đến với học sinh bằng chính tình yêu nghề và lương tâm của người thầy.

- Nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh học sinh về kinh tế, về đời sống tình cảm. Điều đó sẽ có được qua thực tế khi giáo viên xuống thăm gia đình và nói chuyện với phụ huynh học sinh.

- Giáo dục thông qua các đặc điểm tâm lý của học sinh: kích thích, gây hứng thú học tập cho học sinh. 

- Giáo dục bằng khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, đã hứa điều gì là làm cho kỳ được, nghiêm khắc phê phán lỗi học sinh

Thứ sáu: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường. 

- Tôi thường gặp gỡ gia đình học sinh, nhất là học sinh chưa ngoan;

- Kết hợp với Tổng phụ trách đội của nhà trường tổ chức các hoạt động thu hút học sinh dưới dạng chủ đề.

Thiết nghĩ đây không chỉ là các biện pháp hỗ trợ thêm cho công tác chủ nhiệm ở bậc Tiểu học, mà ở bất cứ bậc học nào cũng cần thiết và nên áp dụng. Đặc biệt hơn là góp phần để hoạt động dạy học của nhà trường diễn ra tốt hơn. Chính giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và chia sẻ nhiều nhất những tâm tư, nguyện vọng của học sinh đối với việc học, góp ý phương pháp học tập cũng như tâm sự về cuộc sống.

 Trang 1


Trường Tiểu học Vĩnh mỹ A1

IV. KẾT LUẬN

              GVCN trong nhà trương phổ thông là linh hồn của lớp học. Ngày nay với sự nhận thức đúng đắn về giáo dục, có thể coi GVCN như một nhà quản lý với các vai trò: Người làm công tác tổ chức lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người giúp Hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp Hiệu trưởng kiểm tra sự tu dưỡng, rèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình của lớp...

Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Đa số HS của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học.

Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả.

Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.

Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường.

Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt

Kính chúc toàn thể các thầy giáo, cô giáo làm công tác chủ nhiệm hãy đặt mình vào vị trí của người cha, người mẹ để dạy bảo các em và là những tấm gương để các em noi theo.

KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ MẠNH KHOẺ, HẠNH PHÚC VÀ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG "DẠY CHỮ, DẠY NGHỀ VÀ DẠY NGƯỜI"

Vĩnh Mỹ A, ngày 25 tháng 3 năm 2015

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                      Người trình bày

 

 

 

 

         Huỳnh Văn Nhuần

 Trang 1

nguon VI OLET