THAM LUẬN VỀ “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH, CHUẨN BỊ CHO VIỆC TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018”.

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa tất cả các đồng chí
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, các anh chị bạn bè, đồng nghiệp lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất, chúc hội nghị thành công rực rỡ. () . Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo tổng kết năm học 2020 – 2021 và nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.
Được chủ trì cho phép,tôi xin đại diện cho các đồng chí khối 5 trình bày bản tham luận về“Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, chuẩn bị cho việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018”.
Thưa hội nghị!
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là chuyển từ HSbiết những gì? sang HS biết làm gì từ những điều đã biết?. Để đảm bảo được điều đó,nhất định các lớp học kế cận phải đổi mới đồng bộ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quảgiáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học, điều chỉnh một số nội dung chương trình. Sau đây, tôi xin phép đượcphát biểu một vài ý kiến tham luận như sau:
Thuận lợi:
- Đa số giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng,tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực, chuẩn bị cho việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018”. Giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình soạn bài và lên lớp. - Giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao; vận dụng được qui trình kiểm tra, đánh giá mới.
- Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá những năm qua đã được đặc biệt chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Có thể nói, những thuận lợi trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực, chuẩn bị cho việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018” còn gặp phải những hạn chế sau cần khắc phục. Cụ thể là:
- Một số giáo viên chưa thực sự nắm việc dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực.
- Tài liệu hướng dẫncủa BGD về điều chỉnh nội dung CT lớp 5 hiện hành theo CT GDPT 2018 có một số nội dung không biết nên lồng ghép vào đâu cho phù hợp như đơn vị đo độ (0C),….Dạy chính tả từ chính tả “nghe – viết” chuyển sang “ nghe – ghi” cũng đang rất khó khăn với HS. Sự chưa đồng bộ giữa chương trình học và phương pháp giảng dạy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của giờ dạy.
- Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa chủ động trong việc nghiên cứu bài học, chưa tích cực, chưa tự lực trong các hoạt động học tập cũng như khámphákiến thức.
- Sĩ số học sinh trong một lớp khá đông (khoảng 35 học sinh). Với sốlượng như vậy, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạnchế. GV không thể kiểm soát hoạt động học tập của tất cả HS trong một giờ học.Vìthế nhiều HS ỷ lại, dựa dẫm, không tích cực, chưa,chủ động suy nghĩ, tìm tòi kiếnthức.
- Về cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên các phòng học, phòng học bộ môn để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp tíchcực hiện nay của trường cũng chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.
* Từ những thực trạng trên tôi xin đưa ra 1 số giải pháp
Giải pháp:
Muốn thực hiện được điều này, cần phải thay đổi phương pháp dạy học, hình thức dạy học từ “thụ động” thành “chủ động”. Tổ chức cho học được trải nghiệm giúp các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức được học, hình thành và phát triển năng lực và hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất. Ngoài ra, cần tăng cường thảo luận nhóm, tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh để thúc đẩy sự phát triển năng lực xã hội của học sinh.
*
nguon VI OLET