THÁNG 2

LỜI PHÁT ĐỘNG THI ĐUA MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN NĂM 2017

 

        Trong không khí tưng bừng phấn khởi cùng nhân dân cả nước chào đón mùa xuân mới. Hôm nay trường THCS Mỹ Hưng tổ chức sơ kết học kỳ I, tổng kết các phong trào thi đua, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc và phát động phong trào thi đua “Mừng Đảng - mừng xuân"

      Trong buổi sơ kết nhà trường đã tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc trong học kỳ I. Những phần thưởng tới các thầy cô giáo và các em học sinh không lớn về mặt vật chất nhưng có một ý nghĩa rất giá trị tinh thần. Đồng thời thể hiện sự đánh giá khách quan của ban giám hiệu nhà trường trong công tác thi đua khen thưởng. Thay mặt ban giám hiệu nhà trường xin chúc mừng thành tích của các thầy cô giáo và các em học sinh.

 

      Phát huy những thành tích đã đạt được trong học kỳ I vừa qua, thay mặt ban giám hiệu nhà trường, tôi phát động phong trào thi đua “Mừng đảng – mừng xuân”,  chào mừng lễ kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong phong trào thi đua, toàn trường thực hiện tốt các nội dung sau:

       1. Đối với  học sinh

           - Ra sức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

           - Tích cực, tự giác, trung thực trong học tập để đạt kết quả cao nhất trong học kỳ II.

           - Tham gia tốt các kỳ thi giải toán, vật lý, tiếng anh trên mạng Iternet, phấn đấu có nhiều học sinh giỏi cấp huyện.

          -  Đội tuyển Học sinh  giỏi khối 6,7,8  tích cực học tập , phấn đấu đạt học sinh giỏi cấp huyện.

          - Học sinh khổi 8 tích cực học nghề, phấn đấu tốt nghiệp nghề loại giỏi.

          - Học sinh lớp 9 khắc phục khó khăn tồn tại trong học kỳ I, phấn đấu đạt kết quả cao trong đợt tuyển sinh vào trung học phổ thông,

          - Mỗi một lớp học phấn đấu có từ 1- 3 công trình bồn hoa cây cảnh trồng mới và chăm sóc tốt.

          - Thực hiện tốt điều lệ TH và nội quy của nhà trường và pháp luật của nhà nước. Đặc biệt thực hiện nghiêm túc cam kết không vi phạm nghị định 36/CP của thủ tưởng Chính phủ về việc quản lý và sử dụng pháo nổ đèn trời.

          - Tích cực tham gia các hoạt động của liên đội và địa phương .

        2. Đối với CBGV, NV

           - Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua năm 2017.

           - Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế hoạt động của nhà trường.

           - Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn  nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

           - Tích cực tham gia các phong trào thi đua của ngành và địa phương.


      Thi đua lập thành tích mừng Đảng mừng xuân có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôi mong muốn học sinh hãy thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua, phấn đấu đạt kết quả tốt đẹp trong học kỳ II.

       Thay mặt  nhà trường một lần nữa xin chúc các thầy cô giáo và các em học sinh mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc trường THCS Mỹ Hưng gặt hái nhiều thành tích xuất sắc trong năm 2017

           Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


THÁNG 3

Ý nghĩa của ngày 26/3 – ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngày 26/3, ngày Thành lập Đoàn TNCS Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành ngày vô cùng ý nghĩa với lớp lớp các thế hệ trẻ Việt nam. Vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được chứng minh, khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử của Đất nước.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong phần phụ lục nhan đề Gửi Thanh niên Việt Nam trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Người đã tha thiết kêu gọi: “Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ nguy mất nếu đám Thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Vì vậy vai trò của Thanh niên luôn được Người quan tâm xây dựng.  Khi những điều kiện chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức cách mạng đã sẵn sàng, tháng 6/1925 Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đã được thành lập. Ngay lúc đó Người đã lập nhóm TNCS làm nòng cốt cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Lúc đầu mới chỉ có 9 đồng chí, cuối năm 1926 đã lên đến 26 đồng chí, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…những người thanh niên đã góp phần xương máu của mình tô đỏ cho cho mầu cờ của Tổ quốc. Rồi khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác Thanh niên trong nước đã xuất hiện ở nhiều nơi. Ban đầu là ở Nhà máy Xi măng và trường Trung học Bon- Nam (nay là trường Ngô Quyền, Hải Phòng). Chi bộ thanh niên nhà máy xi măng lúc bấy giờ có 10 đoàn viên, ra báo bí mật, lấy tên là Tia lửa. Trong phong trào Xô viết Nghệ tĩnh, tổ chức Thanh niên phát triển mạnh.

Cuối tháng 3/ 1931, trong Nghị quyết của Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 họp tại Sài Gòn nhấn mạnh: “…Tổ chức ra TNCS Đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của giai cấp vô sản, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết. Do đó Đảng phải chủ trương thống nhất các tổ chức TN thành Đoàn TNCS Đông Dương nhằm thu hút TN phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa.Vì vậy  năm 1931 dù từ nước ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho TW Đảng, nhắc nhở việc thống nhất nhanh chóng các tổ chức Thanh niên. Và từ đây Đoàn TN phát triển rộng khắp các tỉnh thành. Đến tháng 4/1931, riêng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã hình thành các Tỉnh ủy Đoàn, Huyện ủy Đoàn khá hoàn chỉnh… Lúc này đã có khoảng 2000 đoàn viên. Từ tháng 5/1936 khi Đảng ra hoạt động công khai và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương thì cùng năm đó, Đoàn TN Dân chủ được thành lập, trên cơ sở Đoàn TNCS Đông Dương.

Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập tại Cao Bằng, đã thành lập Mặt  trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20/4/1941 Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành lập. Đây chính là lực lượng chiến đấu xung kích trong thời kỳ vận động  chuẩn bị cho cách mạng tháng 8.

Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 – 1954, biết bao đoàn viên TN cứu quốc đã hi sinh anh dũng như Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan… Sau hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng 9/1955, Bộ Chính trị TW Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam. Đây là lực lượng đầu tàu, xung kích trong công cuộc xây dựng CNXH với kiểu khẩu hiệu “Sống, chiến đấu theo gương những người cộng sản”. Thế rồi đến ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ C


hí Minh người lãnh tụ thiên tài, Vị cha già kính yêu của dân tộc, người Bác kính yêu của thế hệ trẻ Việt Nam, qua đời. Ban chấp hành TW Đảng họp phiên bất thường và quyết định: “ Đoàn TNLĐ Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong, Đội Nhi đồng tháng 8 được mang tên Bác”. Từ đây đoàn ta mang tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhiều thế hệ trẻ ở cả hai miến Nam Bắc đã dành chọn đời mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Viết lên trang sử sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cùng với các tổ chức khác, tổ chức toàn dân tộc làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giữa tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 họp định ra đường lối chung và đường lối xây dựng CNXH trong cả nước… sửa đổi điều lệ Đảng và bầu ra BCH TW mới. Đảng đổi tên là Đảng CS Việt Nam và Đoàn đổi tên thanh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, biết bao thế hệ TNVN đã nối vòng tay lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng… hết lòng phục vụ nhân dân. Dũng cảm trong chiến đấu, luôn học tập lao động hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đoàn ta đã được mang những cái tên khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Để mỗi thời kỳ phù hợp với mỗi nhiệm vụ mang tính lịch sử. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của  những người Cộng sản trẻ tuổi, có sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

THÁNG 5

 

BÁC HỒ- KẾT TINH HỒN DÂN TỘC

 

Bác Hồ – Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại biết đến và kính nể thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta và bạn bè quốc tế. Bác Hồ – một con người giản dị, nhưng toát lên linh hồn của cả một dân tộc.

Bác Hồ – Tên gọi thật thân thương

Thế hệ trẻ chúng ta không ai may mắn được gặp Bác Hồ, nói chuyện với Bác, nhưng hình ảnh về Bác thì thật gần gũi, gần gũi như chính những người ruột thịt, những người máu mủ của chúng ta vậy. Khi nhỏ, đến trường chúng ta biết đến Năm điều Bác Hồ dạy, vào Đội, lớn lên chúng ta phấn đấu được vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, rồi cao hơn nữa là được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bất cứ khi nào, thời điểm nào, tên gọi Bác Hồ, hình ảnh về một vị lãnh tụ, người đã mở đường cho chúng ta đi, vẫn mãi sát cánh bên chúng ta, dìu dắt, động viên và răn bảo chúng ta.


Một con người – Một cuộc đời – Một dân tộc

Nói đến Việt Nam, bè bạn quốc tế đều biết đến Chủ tịch Hồ Chí Mình, nói về Người bằng tình cảm tôn trọng và khâm phục. Từ lâu hình ảnh của Người trong con mắt họ đã là hình ảnh của một Việt Nam thu nhỏ – một dân tộc anh hùng, mà ở đó con người thật hiền hoà, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất, nhưng cũng vô cũng dũng cảm, kiên gan trong đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho chính mình.

Biết về Bác, thăm quê Bác, thăm ngôi nhà Người đã từng sinh sống khi nhỏ, theo dấu chân bác trên suốt con đường hoạt động cách mạng qua các di tích, được nghe kể về Bác…chúng ta càng thấy kính nể Người hơn, và mới phần nào thấu hiểu tại sao cả dân tộc Việt Nam chúng ta coi Người như Cha, thờ ảnh Người ở những nơi trang trọng nhất và gọi Người bằng cái tên gần gũi nhất. Không ai có thể đếm được hết các vì sao trên bầu trời, bởi mỗi vì sao đó là hiện thân, là hiện hữu cho chính công lao, cho tình cảm mà Bác đã dành cho cả dân tộc Việt Nam chúng ta.

Cái giản dị trong phong cách sống của Bác đã tạo nên hình ảnh về một vị lãnh tụ rất đỗi gần gũi với dân. Giản dị thôi, nhưng không hề giản đơn, bởi bên trong chính một con người giản dị đó là một trí tuệ vĩ đại, một thiên tài về nghệ thuật quân sự, một nhà văn hoá có tầm nhìn rộng. Đó cũng là hiện thân của một dân tộc có sức mạnh tiềm tàng, bền bỉ và tự lực. Một vị lãnh tụ đáng kính với căn nhà ba gian (Nhà 58 – Khu Di tích Phủ Chủ tịch), hay sau đó là một ngôi nhà sàn đơn sơ. Nếu có ai đó được biết đến các giai thoại về mấy lần chuyển nhà của Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch thì còn có thể hiểu sâu sắc hơn nữa cái chất giản dị nơi Bác. Chính sự giản dị đó đã làm kinh ngạc bao vị khách cao cấp quốc tế, các nhà báo nước ngoài khi đến thăm nơi ở và làm việc của Bác. Ai đã từng vào thăm Phủ Chủ tịch và được thăm nơi Bác làm việc, tiếp khách, nghe giới thiệu về những ngày Bác làm việc nơi đây, thì còn kinh ngạc hơn về tấm lòng một lòng vì dân, vì nước của Bác. Thăm căn nhà 67, không ai không thấy bùi ngùi thương Bác. Thương Bác bởi Bác không còn với chúng ta nữa, thương Bác bởi Bác không thể được hưởng trọn niềm vui toàn thắng của dân tộc. Càng thương Bác ta càng thấy tôn trọng Bác hơn, yêu Bác hơn, tự hào về Bác hơn, tự hào về dân tộc Việt Nam của chúng ta hơn.

Cuộc đời hoạt động cách mạng, hiến dâng đời mình cho lý tưởng cách mạng đã phác hoạ cả một giai đoạn lịch sử của một dân tộc từ bùn đen nô lệ vùng lên giành lại tự do, làm gương sáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Người là kết tinh của dân tộc, là đại diện tiêu biểu nhất cho một dân tộc, là người con, người cha của một dân tộc anh hùng, kiên trung.

Một con người – Muôn vàn tình yêu thương

Cả cuộc đời, Bác đã dành trọn tình yêu thương của mình cho đồng loại, cho dân tộc. Đó là một thứ tình cảm được thể hiện bằng chính những cử chỉ nhỏ nhất đến những hi sinh cao cả nhất: Bác sẵn sàng nhường miếng cơm ít ỏi của mình cho người khác, bớt lại từng hạt gạo giúp đồng bào qua cơn hoạn nạn, hi sinh cả tình cảm riêng tư của mình cho cách mạng, cho dân tộc. Đó là những tính cách đã đi vào bản chất của mỗi con người Việt Nam, được tôi luyên qua lửa đạn chiến tranh, qua gian nan đời thường. Nhưng ở Bác cái thứ tình cảm đó dường như có gì đó thiêng liêng hơn, trân trọng hơn, không bởi một lẽ Bác là lãnh tụ của chúng ta.


Người dành tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt của mình cho các em nhỏ, các cụ già, những người tàn tật. Đúng vậy, có ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, và cũng chẳng có ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng. Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không phải bột phát, nó cứ thường xuyên, tự nhiên như chính một thành tố cố hữu tạo nên tính cách một con người. Ở Bác có cả một biển cả tình yêu bao la không bao giờ cạn.

nguon VI OLET