THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU
I.KHÁI NIỆM VỀ THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

1.Khái niệm và ý nghĩa của thể dục nhịp điệu:
a) Khái niệm:
TDNĐ là hệ thống các bài tập đa dạng, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các động tác thể dục, vũ đạo và âm nhạc.

b) Ý nghĩa:
-Xúc tiến việc phát triển cơ thể một cách bình thường, tăng cường cơ năng của cơ bắp, dây chằng và hệ thống cơ quan nội tạng.
-Phát triển các tố chất cơ bản của cơ thể, tăng cường thể chất và sức khoẻ cho người tập, hình thành các tư thế chính xác, sữa chữa những khuyết tật về hình thể làm cho cơ thể phát triển cân đối, hài hoà.
-Bồi dưỡng tính thẩm mỹ, tính độc lập sáng tạo,tư tuởng tình cảm, tư thế tác phong nhanh nhẹn, khoẻ đẹp cho người tập.
2.Phân loại Thể dục nhịp điệu:

-Thể dục cho mọi người

-Thể dục cho thi đấu
a)Thể dục cho mọi người:

+Đặc điểm d?i tu?ng: lứa tuổi, gi?i tính .
+Mục đích, nhiệm vụ tập luyện
+Dựa vào cấu trúc giải phẩu
+Phân theo hình thức tập luyện:
+Phân theo giới tính ( bài tập dành cho nam, nữ)
+Dựa vào số người: Bài tập cho cá nhân, hai người và tập thể.
b)Thể dục thi đấu:

Chủ yếu c/c vào qui tắc thi đấu của TDNĐ, dựa vào các môn qui định và yêu cầu của cuộc thi để tập luyện và thi đấu. Bao gồm các nội dung:
Cá nhân (đơn), hỗn hợp (2người) nhóm 3 người và hỗn hợp 6 người.
PHÂN LOẠI THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU


II.ĐỘNG TÁC CƠ BẢN CỦA THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

1.Khái niệm và đặc điểm của động tác cơ bản

a) Khái niệm: Độ�ng tác cơ bản của TDNĐ là những hoạt động chủ yếu nhất, cốt lõi nhất trong đô�ng tác , tất cả các động tác đều lấy đó làm hạt nhân để phát triển.

b) Đặc điểm của động tác cơ bản:

-Động tác cơ bản là là bộ phận điển hình nhất, cốt lõi nhất trong TDNĐ, tất cả mọi biến hoá của động tác trong TDNĐ đều dựa trên cơ sở các động tắc cơ bản để phát triển.
-Động tác cơ bản là cơ sở phát triển độ khó và hình thành các liên kết vận động trong TDNĐ.
-Đông tác cơ bản là thành phần cấu trúc quan trọng nhất, ổn định nhất trong bài tập TDNĐ.
2.Biến hoá của động tác cơ bản:

-Thay đổi tốc độ thực hiện đông tác.

-Thay đổi biên độ thực hiện động tác.

-Thay đổi phương hướng động tác.

-Thay đổi tư thế bắt đầu của động tác
III.PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN BÀI THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

Căn cứ vào mục đích, đặc điểm của đối tượng và những nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết để biên soạn bài tập.

-Đối tượng là ai?
-Mục đích là gì?
-Soạn theo dạng bài tập như thế nào?
2.Nguyên tắc biên soạn:

Quán triệt nguyên tắc phát triển toàn diện
Căn cứ vào đặc điểm giải phẩu cơ thể để chọn lựa một cách toàn diện các động tác đối với các bộ phận chi trên, chi dưới , đầu cổ và thân mình.
Căn cứ vào những nhu cầu cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ bồi dưỡng tư thế chính xác , hình thành cơ thể đẹp, cân đối và phát triển các tố chất chất thể lực.
Cần hết sức coi trọng nghiên cứu, chọn lựa các động tác đối xứng về vị trí, phương hướng, số lần lặp lại v.v...
3.Âm nhạc trong thể dục nhịp điệu

Tiết tấu mạnh mẽ, nhip điệu rõ ràng, thanh thoát, thường sử dụng nhạc nhảy có sức hấp dẫn.
Âm nhạc dùng choTDNĐ hiện đại cũng như âm nhạc dùng cho múa, thường sử dụng nhạc 2/4, 3/4, 4/4 và 6/8.
Tốc độ âm nhạc: thường lấy 60 giây làm đơn vị tính toán .
-Tốc độ chậm là 16 - 18 nhịp/ 10 giây , -Tốc độ trung bình là 20 - 22 nhịp/10 giây -
-Tốc độ nhanh là 20 - 26 nhịp /10 giây
-Âm nhạc sử dụng choTDNĐ thi đấu tốc độ nhanh hơn.
4.Sắp xếp thứ tự động tác và lượng vận động:

Phần thứ nhất (ĐT chuẩn bị)
Phần thứ hai( ĐT cơ bản)
Phần thứ ba: ( phần kết thúc)
5. Các bước biên soạn:
Công tác chuẩn bị
Xây dựng kết cấu tổng thể của bài
Thông qua thực tiễn tập thử để điều chỉnh, sữa chữa bài tập.
Viết lời thuyết minh cho bài tập và vẽ hình chỉ dẫn cho từng động tác.

nguon VI OLET