1. Phản ứng giữa glixerol và thuốc tím.

- Vị trí: Sách hóa học 11 nâng cao. Chương 8. Dẩn xuất halogen – Ancol – Phenol. Bài 54. Ancol. I. Tính chất hóa học.

- Mục đích: + Thể hiện tính khử của glixerol khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.

+ Rèn luyện cho học sinh cách quan sát hiện tượng thí nghiệm để đi đến kết luận khoa học và chính xác, từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cũng như lòng tin vào khoa học cho các em.

- Cách tiến hành: Cho một ít thuốc tím vào cốc thủy tinh. Nghiền nhỏ thuốc tím, sau đó nhỏ vào vài giọt glixerin.

- Hiện tượng: Có khói trắng bay lên nhiều. Thuốc tím bốc cháy mạnh chảy thành dung dịch.

- Giải thích: 14KMnO4 + 4C3H5(OH)3   7K2CO3 + 7Mn2O3  + 5CO2 + 16H2O

Khói trắng là khí CO2 đi ra cùng với hơi nước.

KMnO4 oxi hóa mạnh glixerin làm phản ứng tỏa nhiều nhiệt thuốc tím bốc cháy mạnh.

 

2. Phản ứng tráng bạc của glucozơ

- Vị trí: Sách hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Bài 5. Glucozơ. III. Tính chất hóa học.

- Mục đích: Chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm anđehit –CH=O, từ đó giúp phát triển năng lực tư duy cho học sinh, biết cách chọn thuốc thử để chứng minh được tính khử của glucozơ do có nhóm –CH=O.

- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm sạch 1ml dung dịch AgNO3 1% sau đó nhỏ từng giọi dung dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan hết. Thêm tiếp 1ml dung dịch glucozơ. Đun nóng nhẹ ống nghiệm hoặc đặt ống nghiệm vào cốc nuớc nóng.

http://image.elib.tlvnimg.com/document/thumbnail/collection/240x160/458306-980_1429979613.jpg- Hiện tượng: Trên thành ống nghiệm thấy xuất hiện một lớp bạc sáng như gương.


- Giải thích: Xảy ra phản ứng:

AgNO3 + NH3 +H2O AgOH +  NH4NO3

AgOH tạo thành kém bền nên chuyển nhanh thành Ag2O

2AgOH Ag2O +H2O

Tiếp tục nhỏ từ từ dd NH3 đến dư

Ag2O + 4NH3 + H2O   2[Ag(NH3)2]OH

Phức bạc amoniac đã oxi hoá glucozơ thành amoni gluconat tan vào dung dịch và giải phóng  bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH     CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 +H2O

 

3. Phản ứng lên men của glucozơ

- Vi trí: Hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Bài 5: Glucozo. III. tính chất hóa học của glucozơ.

- Mục đích: Nắm được quá trình lên men rượu từ glucozơ, từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh, biết vận dụng kiến thức vào thực tế khi lên men các loại hoa quả.

- Cách tiến hành:

+ Bước 1: Chuẩn bị dung dịch glucozơ: Hòa tan 5 gam glucozơ vào cốc thủy tinh chứa  100ml  nước và lắc cho đều. Cho vào bình định mức. Cho thêm nước cất vào đến vạch.

+ Bước 2: Thêm 5g nấm men khô vào dung dịch glucozơ. Đậy bình bằng nút có nối ống dẫn khí..

+ Bước 3: Nhúng bình chứa dung dịch glucozơ /men vào 1 chậu nước ấm. Cho nước vôi trong Ca(OH)2 vào 1 cốc thủy tinh. Dẫn khí thoát ra từ dung dịch trên vào cốc.


- Hiện tượng:  Lúc đầu glucozơ bị hòa tan, dung dịch màu trong suốt. Khi thêm nấm men khô vào dung dịch chuyển sang màu trắng đục. Khí thoát ra làm dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.

-  Giải thích: + Glucozơ là chất dễ tan trong nước. Khi tan tạo thành dung dịch trong suốt.

+ Hỗn hợp men và glucozơ hòa tan có màu trắng đục là do men khi hòa tan. Chưa có phản ứng hóa học diễn ra.

+ Hỗn hợp glucozơ và men hòa tan khi được làm nóng (tO: 30 – 35OC) sẽ xảy ra phản ứng:

                                   C6H12O6 2C2H5OH  +  2CO2

Sau phản ứng trong dung dịch có chứa ancol etylic và có khí thoát ra là CO2.

CO2 thoát ra tác dụng với Ca(OH)2:

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3↓ + H2O

Kết tủa CaCO3 làm đục màu dung dịch nước vôi trong.

 

4. Phản ứng của Glixerol, Glucozơ với Cu(OH)2

- Mục đích: + Phân biệt tính chất khác nhau giữa Glixerol và Glucozơ; đó là Glucozơ ngoài tính chất của ancol đa chức giống Glixerol còn có tính chất của anđêhit do trong dung dịch có nhóm –CHO.

+Giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu nội dung kiến thức, biết sử dụng thí nghiệm để so sánh tính chất của các hợp chất khác nhau, nhằm phát triển được tư duy cho các em.

- Cách tiến hành: Cho 1-2 ml dung dịch NaOH loãng 10% vào 2 ống nghiệm. Cho tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 5% để tạo thành kết tủa màu xanh của Cu(OH)2, chia làm 2 ống nghiệm.

Nhỏ từ từ dung dịch Glixerol trong nước vào ống nghiệm 1 thu được ở trên, lắc nhẹ.

Lấy tinh thể Glucozơ cho vào ống nghiệm rồi cho vào một lượng nhỏ nước cất, lắc nhẹ để Glucozơ tan hết trong nước tạo thành dung dịch trong suốt. Đổ từ từ dung dịch Glucozơ trong nước vào ống nghiệm 2 đựng kết tủa Cu(OH)


2 thu được ở trên rồi lắc nhẹ. Sau đó đun nhẹ ống nghiệm này.

-  Hiện tượng: + Ống nghiệm 1: kết tủa Cu(OH)2 tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

+ Ống nghiệm 2: kết tủa Cu(OH)2 tan ra cho dung dịch màu xanh lam, khi đun nóng nhẹ ống nghiệm này xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

https://i.ytimg.com/vi/qkpXq_Q8eLk/maxresdefault.jpghttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3a/Cupric_hydroxide_.JPG/800px-Cupric_hydroxide_.JPG            

 

 

 

 

 

 

 

-  Giải thích: + Glixerol có 2 nhóm OH gắn với 2C cạnh nhau tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành phức chất màu xanh lam.

http://www.langson.gov.vn/gddt/hoahoc/TCHH-2.png

 

 

                                                                                         đồng(II) glixerat, màu xanh lam

+ Trong dung dịch ở nhiệt độ thường glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề (poliancol) nên hòa tan cho dung dịch phức đồng–glucozơ có màu xanh lam.

2   +              +   2


(glucozơ)                              phức đồng–glucozơ

Trong có –CHO  nên khi đun nóng trong môi trường bazơ glucozơ có thể khử Cu(II) trong thành Cu(I) dưới dạng Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.

CHO + 2 + NaOH COONa + O + 3O.

 

5. Phản ứng thủy phân saccarozơ

- Vị trí: SGK lớp 12. Chương 2. Cacbohidrat. Bài 6: Saccarozơ. III. Tính chất hóa học.

- Mục đích:+ Biết được sản phẩm thủy phân saccarozơ có tính khử.

+ Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết tính chất của sản phẩm thông qua thí nghiệm, từ đó nâng cao lòng tin vào khoa học.

- Cách tiến hành: + Cho vào ống nghiệm 1chứa 4ml dung dịch saccarozơ 42%  và 2-3 giọt H2SO4 đặc 2M. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn từ 3-5 phút.

+ Cho vào ống nghiệm 2 sạch 1ml dung dịch AgNO31%, sau đó nhỏ từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan. Rót thật nhẹ tay dọc theo thành ống nghiệm dung dịch saccarozơ đã bị thủy phân ở ống nghiệm 1 vào hợp chất Ag thu được ở ống nghiệm 2. Hơ nhẹ ống nghiệm hoặc đun cách thủy.

-                                                                                                                                                                                                                              Hiện tượng: + Ống nghiệm 1 dung dịch trong suốt.

+ Ống nghiệm 2 có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.      

-  Giải thích: + Saccarozơ trong axit bị thủy phân theo phương trình:

  C12H22O11  + H2O    C6H12O6     +    C6H12O6


(saccarozơ)                  (glucozơ)       (fructozơ)

Dung dịch sau phản ứng là glucozơ và fructozơ không màu nên dung dịch tạo thành trong suốt.

+ Phức bạc amoniac tạo thành theo phản ứng:

Ag+ + 2NH3  + H2O [Ag(NH3)2]OH  + H

Chính phức bạc amoniac tạo thành đã oxi hóa glucozơ tạo thành khi thủy phân saccarozơ thành amoni gluconat và giải phóng bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.

CH2OH[CHOH]4CHO +2[Ag(NH3)2]OH  CH2OH[CHOH]4COONH4  + 2Ag + 3NH3  + H2O

6. Đường saccarozơ tác dụng với H2SO4 đặc

- Vị trí: Sách hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Cacbohidrat. Bài 6: Saccarozơ.

- Mục đích: Biết được tính dễ mất nước của đường saccarozơ hóa thành than, từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.

- Cách tiến hành: Đổ axit H2SO4 đặc vào cốc chứa đường saccarozơ. Dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.

Đặt cánh hoa hồng đỏ lại gần cốc phản ứng.

-  Hiện tượng: + Sau một thời gian axit H2SO4 đặc đã biến đường thành than, bị đẩy ra ngoài cốc.

+ Cánh hoa hồng nhạt màu.

Giải thích: Axit sunfuric đặc hấp thụ nước mạnh từ các hợp chất gluxit nên saccarozơ bị hóa thành than.

C12H22O11      H2SO4 đặc      12C  + 11 H2


-                                                                                                                                                                                                                              Một phần C bị H2SO4 đặc oxi hóa thành khí CO2 cùng với SO2 bay lên làm sủi bọt, đẩy C trào ra ngoài cốc. Khí SO2 thoát ra có tính tẩy màu làm nhạt màu cánh hoa hồng.

7.  Phân hủy đường saccarozơ bằng  nhiệt.

- Vị trí: Sách hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Cacbohidrat. Bài 6: Saccarozơ.

- Mục đích: Biết được tính chất dễ phân hủy của đường, rèn luyện cho học sinh kỹ năng lắp ráp thí nghiệm.

- Cách tiến hành: Dùng ngọn lửa đèn cồn hơ ống nghiệm có chứa một ít đường trắng. Sau đó đun tập trung tại vị trí có chứa đường.

- Hiện tượng: Đường bị nóng chảy và chuyển dần sang màu đen. Đồng thời xuất hiện những giọt nước ở gần miệng ống nghiệm.

- Giải thích: Đường bị phân hủy bi nhiệt:

C12H22O11       to     12C  + 11 H2O

hóa thành than.

 

 

 

8. Phản ứng của hồ tinh bột với iot.

- Vị trí: Sách hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Cacbohiđrat. Bài 7. Tinh bột. III. Tính chất hóa học.

- Mục đích: + Nắm được cấu trúc của tinh bột, từ đó biết được giữa Iot và hồ tinh bột là tương tác vật lý , hoàn toàn không có phản ứng hóa học xảy ra.


http://data.nslide.com/uploads/previews/611/2447727/images/Slide10.JPG+ Giúp học sinh có các cơ sở khoa học để khẳng định đây không phải là một phản ứng hóa học, góp phần phát triển tư duy suy luận cho học sinh.

Phản ứng này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại.

- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch hồ tinh bột 2% rồi thêm vài giọt dung dịch iot 0,05%, lắc nhẹ.

Đun nóng dung dịch có màu ở trên rồi lại để nguội. Quan sát hiện tượng, giải thích.

 

-  Hiện tượng:  Dung dịch hồ tinh bột đựng trong ống nghiệm nhuốm màu xanh tím. Khi đun nóng, màu xanh tím biến mất, khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện.

-  Giải thích:

+ Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin. Các phân tử amilozơ có cấu trúc dạng xoắn theo kiêu lò xo, mỗi vòng xoắn được giữ vững nhờ 

có liên kết hiđro giữa các nhóm OH.

+ Ở nhiệt độ phòng, mạch phân tử amilozơ không phân nhánh và xoắn thành dạng hình trụ. Các phân tử Iot đã len vào nằm phía trong ống trụ và tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím.

+ Tương tác giữa Iot và hồ tinh bột trong hợp chất bọc là tương tác yếu. Ở nhiệt độ cao cấu trúc vòng xoắn này dãn ra theo hình ziczăc và Iot được giải phóng, dung dịch mất màu.

+ Khi để nguội cấu trúc vòng xoắn được tái tạo, Iot bị hấp phụ lại vào vòng xoắn nên dung dịch có màu xanh tím trở lại.


http://pubs.rsc.org/services/images/RSCpubs.ePlatform.Service.FreeContent.ImageService.svc/ImageService/Articleimage/2006/SM/b517354j/b517354j-f19.gif  

 

                      Dạng vòng xoắn                                                                                          Dạng ziczăc

 

 

9. Phản ứng thủy phân tinh bột

- Vị trí: Sách hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Cacbohiđrat.  Bài 7. Tinh bột. III. Tính chất hóa học.

- Mục tiêu:+ Biết được tinh bột bị thủy phân trong axit nóng tạo thành sản phẩm có tính khử.

+ Rèn luyện cho học sinh khả năng lựa chọn thí nghiệm để chứng minh tinh chất của hợp chất hóa học, phát triển năng lực tư duy.

- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm vài ml dung dịch NaOH 0,5N và dung dịch CuSO4 thì xuất hiện kết tủa màu xanh Cu(OH)2, khuấy đều rồi chia làm 2 ống nghiệm.

+ Đun nóng ống nghiệm 1


+ Cho dung dịch tinh bột vào ống nghiệm 2, sau đó thêm vào vài giọt dung dịch axit H2SO4 70%, đun nóng. Lấy ống nghiệm ra khỏi đèn cồn, đổ ống nghiệm 2 chứa Cu(OH)2 ở trên vào ống nghiệm này, khuấy đều và tiếp tục đun nóng.

- Hiện tượng: +Ống nghiệm 1: Xuất hiện nhiều kết tủa màu xanh.

+ Ống nghiệm 2: kết tủa Cu(OH)2 tan ra cho dung dịch màu xanh lam , khi đun nóng nhẹ ống nghiệm này xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

-  Giải thích: +Ống nghiệm 1: Kết tủa Cu(OH)2 bị nhiệt phân tạo thành CuO, dung dịch ban đầu có màu xanh lam làm kết tủa tạo thành nhuốm màu xanh.

                                             Cu(OH)2       to     CuO   +    H2O

+ Ống nghiệm 2: Tinh bột bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozơ.

      (C6H10O5)n  +  nH2O     H+,to              nC6H12O6

      (tinh bột)                                           (glucozơ)

Trong dung dịch ở nhiệt độ thường glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề (poliancol) nên hòa tan cho dung dịch phức đồng–glucozơ có màu xanh lam.

 

2   +              +   2

(glucozơ)                              phức đồng–glucozơ

Trong có –CHO  nên khi đun nóng trong môi trường bazơ glucozơ có thể khử Cu(II) trong thành Cu(I) dưới dạng Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.

CHO + 2 + NaOH COONa + O + 3O.


10. Xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc có H2SO4 đặc làm xúc tác

- Vị trí: Sách hóa học 12 nâng cao. Chương 2. Cacbohiđrat.  Bài 8. Xenlulozơ. III. Tính chất hóa học.

- Mục đích: Biết đượccách điều chế thuốc súng từ Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh do đó học sinh phải cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm này.

- Cách tiến hành: Cho 4ml axit HNO3 vào cốc thủy tinh, sau đó thêm tiếp 8ml H2SO4 đặc, lắc đều và làm lạnh hỗn hợp bằng nước. Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khoảng 60-70oC) khuấy nhẹ trong 5 phút, lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước rồi ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).

- Hiện tượng: Sản phẩm thu được có màu vàng. Khi đốt, sản phẩm cháy nhanh, không khói, không tàn.

- Giải thích: Xenlulozơ phản ứng với (HNO3 + H2SO4) khi đun nóng cho xenlulozơ trinitrat:

    [C6H7O2(OH)3]n  +  3nHNO3   H2SO4,to        [C6H7O2(ONO2)3]n  +3nH2O

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng.

11. Phản ứng phân biệt glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột.

- Mục đích: Giúp học sinh biết được các phản ứng đặc trưng để phân biệt 3 nhóm chính của cacbohiđrat khi trộn chung chúng lại với nhau, gồm monosaccarit (glucozơ), đisaccarit (saccarozơ) và polisaccarit (hồ tinh bột).

+ Kích thích tính tò mò, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh cũng như nắm rõ các bước tiến hành thí nghiệm để phân biệt được hỗn hợp sản phẩm.

- Cách tiến hành: + Lấy lần lượt 3 dd đã được đánh số tùy ý vào ba ống nghiệm có số tương ứng, sau đó nhỏ thêm vào mỗi ống nghiệm 1-2 giọt dd Iot. Quan sát hiện tượng, nhận biết được một dd.

+ Lấy 2 ống nghiệm khác đã được đánh số tương ứng với 2 dd chưa biết. Cho vào mỗi ống 1-2 ml dd AgNO3, sau đó thêm từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa mới sinh ra tan hoàn toàn, rồi cho lần lượt khoảng 2ml dd chưa biết vào 2 ống nghiệm 

nguon VI OLET