Họ và tên : Đinh Quốc Nguyễn Giáo viên cốt cán Điện thoại 0792999177
Trường: Trường Tiểu học Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
BÀI: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực
Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau:
1.1. Năng lực đặc thù
+ Năng lực nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Nhận biết được Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
+ Năng lực tìm hiểu Lịch sử và Địa lí: Trình bày được một số những nét chính về đường Trường Sơn.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm và sưu tầm những tư liệu lịch sử cơ bản có liên quan đến đường Trường Sơn.
1.2. Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, phương tiện CNTT phục vụ bài học; biết phân tích và xử lí tình huống. Biết chơi trò chơi theo cách sáng tạo của bản thân khi giáo viên tổ chức.
2. Về phẩm chất
Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, niềm tự hào lịch sử dân tộc Việt Nam. Có trách nhiệm tuyên truyền về những sự kiện lịch sử nước ta.
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn: Biết tự hào về lịch sử dân tộc, nhớ ơn các anh bộ đội cụ hồ, những người đã làm nên con đường lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:- Bản đồ Hành chính Việt Nam
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng hoá, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Học sinh:- Sách giáo khoa, vở
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
          - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
          - Phương pháp pháp vấn đáp, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu
Nhằm đánh giá kết quả học bài ở nhà của học sinh, khả năng ghi nhớ những mốc son lịch sử quan trọng
b. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp vấn đáp; Nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
c. Cách thức tiến hành
- GV cho 4 câu hỏi, HS chọn đáp án Đúng vào bảng con
+Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội diễn ra trong thời gian nào?
+ Nước nào đã giúp nước ta xây dựng nhà máy Cơ Khí Hà Nội?
+ Một số sản phẩm do Nhà máy Cơ khí Hà Nội sản xuất là:
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?


- GV nhận xét, tuyên dương lớp.








- HS trả lời câu hỏi vào bảng con

+ Đáp án A : 4/ 1958

+ Đáp án B: Liên Xô

+ Đáp án C: Máy phay, máy tiện, máy khoan…
+ Đáp án C : Đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
- HS lắng nghe

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu
Học sinh hiểu được đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
b. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
c. Cách thức tiến hành
* Giới thiệu bài mới:
- GV mở bài: Bài ca Trường Sơn
- Hỏi: Bài hát vừa được nghe nhắc đến địa danh lịch sử nào?
- Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong
nguon VI OLET