Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan dạy học lịch sử dân tộc TK XVI - XVIII

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.........................................2

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................3

NỘI DUNG...........................................6

I. Thiết kế nhóm đồ dùng trực quan hiện vật................6

II. Thiết kế nhóm đồ dùng trực quan tạo hình................10

III. Thiết kế nhóm đồ dùng trực quan quy ước...............14

KẾT LUẬN...........................................21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lôøi noùi ñaàu

Chủ đề năm học 2009 – 2010Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục_ Đây là năm thứ tư triển khai cuộc vận động “Hai không”; Năm thứ ba “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; Năm thứ hai triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Là năm bắt đầu “Chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc – chép”. Đó là những tiền đề rất quan trọng để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới.

Là một giáo viên, tôi không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để những kiến thức khi truyền đạt cho học trò phải thực sự gây được hứng thú và phải phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Có như vậy học sinh sẽ cảm thấy giờ học ít áp lực hơn, những kiến thức khô khan cũng trở nên sinh động hơn…Đó là động lực để tôi viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong qúa trình giảng dạy của mình.

         Do khả năng trình bày và tư duy còn nhiều hạn chế, chắc chắn bài viết này còn nhiều thiếu sót. Rất mong Hội đồng giám khảo và Quý đồng nghiệp chân thành đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện thành một đề tài đầy đủ và có ý nghĩa hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây, việc dạy học lịch sử không ngừng được nâng cao chất lượng bằng việc cải cách sách giáo khoa và cải tiến phương pháp. Việc đưa công nghệ thông tin vào trường học là một bước tiến lớn giúp cho những bài học lịch sử trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên, không phải ở đâu, lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng công nghệ vào dạy học. Do vậy, sách giáo khoa và phương pháp dạy học truyền thống vẫn là nền tảng của dạy học lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay.

Sách giáo khoa lịch sử hiện nay là kết quả của quá trình sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện các bộ sách giáo khoa lịch sử trước đây, ngày càng hoàn chỉnh cả về hình thức lẫn nội dung. Tính phổ thông và khoa học là hai đặc tính của sách giáo khoa lịch sử, thể hiện ở chỗ trình bày lịch sử một cách có hệ thống và tương đối dễ tiếp thu đối với độ tuổi học sinh phổ thông (từ 15 đến 18 tuổi).

Nhưng lịch sử mang đặc tính lâu dài và phức tạp lại không thể tiếp cận thực nghiệm, do vậy nếu chúng ta "gói gọn" lịch sử hàng ngàn năm của loài người vào 3 quyển sách giáo khoa khoảng hơn 300 trang là một điều không tưởng. Cách đây hơn 30 năm, sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ về lịch sử dân tộc họ đã đến gần 1000 trang cho khoảng hơn 200 năm hình thành và phát triển. Trong khi đó nước ta có lịch sử 2000 năm mà chỉ có khoảng hơn 100 trang giáo khoa về lịch sử dân tộc. Bất cập này dẫn đến sự hời hợt của cả người dạy và người học về quá khứ của đất nước, tổ tiên mình.

Do vậy nhiệm vụ dạy học lịch sử hiện nay là hết sức nặng nề ở chỗ: với một thời lượng rất ít lại phải truyền đạt một lượng kiến thức cô đọng nhất để học sinh biết và hiểu về một giai đoạn lịch sử vài mươi đến vài trăm năm. Trong khi ở các bộ môn khác thì một tiết học thường là một vấn đề như toán học, 1 tiết lý thuyết học về 1 định lý nào đó và có đến 3, 4 tiết thực hành...

Trong hoàn cảnh đó, người giáo viên lịch sử phải không ngừng sáng tạo để giúp cho học sinh hiểu bằng cách bổ sung kiến thức mà sách giáo khoa không cung cấp và tìm những phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp nhận được khối lượng kiến thức cần thiết trong thời gian ngắn nhất. Điều này sẽ khó khăn hơn đối với những giai đoạn lịch sử phức tạp, điển hình là lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến XVIII nằm trong phần lịch sử Việt Nam sách giáo khoa lịch sử lớp 10 hiện nay.

Qua giảng dạy, tôi nhận thấy đây là thời kỳ có nhiều biến động và ảnh hưởng nhiều đến lịch sử đất nước trong những giai đoạn sau. Đầu thế kỷ XVI, nhà nước phong kiến Lê bắt đầu có những dấu hiệu đi xuống sau hơn một thế kỷ ổn định và phát triển. Lợi dng tình hình bất ổn, Mạc Đăng Dung nổi lên chiếm đoạt quyền lực nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Sau đó, Trịnh Kiểm lấy danh nghĩa phục hưng nhà Lê đã xây dựng ở Thanh Hóa một chính quyền tồn tại song song với nhà Mạc tạo thành hình thái lưỡng cực mà ta thường gọi là Nam - Bắc triều. Sau đó Lê – Trịnh đánh đuổi Mạc từ Thăng Long chạy về Cao Bằng, chính quyền trung ương thì xuất hiện cục diện vua Lê - chúa Trịnh. Cũng trong thời điểm này, dòng họ Nguyễn bắt đầu phát triển về phía Nam và tranh giành quyền lực với chúa Trịnh gây ra cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài gần nữa thế kỷ (1627 - 1672), kết quả của cuộc chiến này là nước ta bị chia cắt thành hai vùng: Đàng Ngoài từ sông Gianh (Quảng Bình) ra phía Bắc và Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam. Những hậu quả do chiến tranh tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến gây ra là sự đi xuống của nông nghiệp do dân cư li tán, đất đai bị bỏ hoang làm cho nền phong kiến Việt Nam, vốn rất hùng mạnh ở Đông Nam Á bị rạn nứt; dấu ấn của việc chia cắt hai Đàng do cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn gây ra vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay... Trong hoàn cảnh đó, phong trào Tây Sơn bùng nổ và đã giải quyết những rối ren của thời cuộc bằng việc đập tan các tập đoàn phong kiến thống nhất chính quyền và bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài (quân Xiêm và nhà Thanh).

Qua đó, tôi nhận thấy rằng việc học sinh nắm bắt được những nội dung này là hết sức quan trọng cho việc hiểu được những giai đoạn tiếp theo của lịch sử dân tộc. Nhưng nếu chỉ sử dụng sách giáo khoa thì khó có thể thực hiện được điều này. Vì vậy, thông qua thực tiễn giảng dạy của mình, tôi mạnh dạn viết đề xuất về việc thực hiện bộ công cụ gồm nhiều công cụ trực quan trợ giúp cho việc học tốt lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.

Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học lịch sử đã được quan tâm từ lâu cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, sự kết hợp nhiều công cụ trực quan đặc biệt là các loại hình từ truyền thống đến hiện đại chưa được đề cập đến nhiều. Vì vậy, việc xây dựng một bộ công cụ có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều giáo viên, nhiều trường, có thể dùng ở các phòng học hiện đại hay chỉ là lớp học truyền thống là nỗ lực của tôi nhằm bổ sung cho những điểm khuyết trong việc thiết kế và sử dụng đồ dụng trực quan trong dạy học lịch sử trước đây.

Nếu sử dụng thành công bộ công cụ trực quan dạy học thời kỳ lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến XVIII sẽ giúp cho học sinh tham gia tích cực vào việc học tập thông qua tính sinh động, lôi cuốn của các đồ dùng. Từ đó các em sẽ hiểu và nhớ tốt hơn nội dung những bài học mà nếu không được trực quan sẽ rất khó có thể hình dung và nắm bắt được.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NỘI DUNG

Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành khái niệm lịch sử. Quan trọng nhất là giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử. Đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau cụ thể chia làm 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất: Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật (di tích lịch sử, di vật khảo cổ).

Nhóm thứ hai: Đồ dùng trực quan tạo hình (mô hình, tranh ảnh lịch sử, phim).

Nhóm thứ ba: Đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ lịch sử, niên biểu, sơ đồ, hình vẽ trên bảng đen).

Căn cứ vào mục đích và yêu cầu  của bài học, giáo viên có thể chọn lựa để giảng dạy sao cho có hiệu quả và đảm bảo phát huy được tính tích cực của học sinh. Trong những năm qua khi dạy chương III phần lịch sử lớp 10 (Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII). Tôi đã vận dụng phương pháp trực quan cụ thể như sau:

I. Thiết kế nhóm đồ dùng trực quan hiện vật: Đây là một loại tài liệu gốc rất có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức như di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn, bảo tàng Quang Trung ở Bình Định, phố cổ Hội An ở Quảng Nam. Tuy nhiên học sinh không có điều kiện quan sát thực tế nên giáo viên dùng hình ảnh để giới thiệu về những địa danh này

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo tàng Quang Trung (Bình Định)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chùa Thiên Mụ (Huế)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)                  Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt

II. Thiết kế nhóm đồ dùng trực quan tạo hình: Có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể sinh động và khá xác thực. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất phải cần trang bị thiết bị dạy học hiện đại (máy vi tính và máy chiếu).

     Mô hình:

Ứng dụng thích hợp ở bàiPhong trào Tây Sơn” trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm 1785 và kháng chiến chống Thanh 1789.

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã xây dựng mô hình trực quan diễn biến hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh bằng phần mềm Microsoft PowerPoint và áp dụng thành công vào việc dạy bài “Phong trào Tây Sơn”.

Microsoft PowerPoint là phần mềm trình diễn chuyên nghiệp hỗ trợ nhiều công cụ giúp giáo viên có thể xây dựng bài giảng một cách dễ dàng trong đó có cả việc thiết kế các bản đồ, mô hình lịch sử sinh động. Trên cơ sở sử dụng một bản đồ tĩnh kết hợp với các hình khối (shape), các hiệu ứng (Custom Animation), các hình ảnh.. cùng với một chút sáng tạo, chúng ta có thể tạo ra nhiều công cụ dạy học hấp dẫn. lý thú.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM – XOÀI MÚT (1785)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN THANH

     Tranh ảnh:

một loại trực quan phổ biến nhất hiện nay, nó vừa giúp học sinh khai thác nội dung lịch sử, tạo hứng thú trong học tập đồng thời bổ sung cho bài giảng của giáo viên. Vấn đề là giáo viên khi đưa tranh ảnh phải có tính chọn lọc, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hiệu quả của nó.

Bài 21: Phủ vua Lê (ảnh trên), chúa Trịnh (ảnh dưới)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 22: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, đô thị

 

 

 

 

 

 

 

 

Tranh vẽ cung đình thế kỷ XVIII về cảnh đón rước vua Lê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hổ bằng gốm (trái) và đỉnh gốm (phải)

thời Cảnh Hưng (1740 – 1786)

 

 

 

 

 

 

 

Vĩnh Thọ Thông Bảo (Tiền nhà Lê Trung Hưng)

     Phim

Do điều kiện khách quan mà phim tư liệu về thời kỳ này không nhiều, chủ yếu là sử dụng hình ảnh đ dựng thành phim. Sử ca về Quang Trung – Nguyễn Huệ là phim nhạc hay được tôi sử dụng khi dạy bài “Phong trào Tây Sơn. Những lời ca “Đoàn quân anh dũng xông pha tràn lên trong khói sương dâng bao niềm hào hùng, ngọn cờ Tây Sơn tung bay thật cao in bóng vua Quang Trung muôn đời lẫy lừng…có tác dụng tốt trong việc hình thành tình cảm yêu quý của học sinh đối với nhân vật lịch sử lớn này.

III. Thiết kế nhóm đồ dùng trực quan quy ước: Đây không chỉ là phương tiện đ cụ thể hóa lịch sử mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh. Trong dạy học giáo viên bắt buộc phải sử dụng loại đồ dùng trực quan này.

     Bản đồ lịch sử

Nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.

Khi dạy lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, như đã nói ở trên đây là thời kỳ đất nước có nhiều biến cố lớn. Ngay ở mục bài 21 đã nêu: “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII”. Nhưng sách giáo khoa lại không cung cấp bản đồ để học sinh dễ hình dung những biến đổi phức tạp này. Vì vậy, giáo viên cần tự thiết kế bản đồ để giảng dạy. Tùy vào điệu kiện giáo viên có thể chọn 1 trong 3 cách sau:

+ Cách thứ nhất: là giáo viên tự vẽ lên bảng lược đồ Việt Nam sau đó đánh dấu sự kiện cần trình bày. Để vẽ một cách chính xác và thẩm mỹ, giáo viên cần tham khảo bản đồ sách giáo khoa lịch sử lớp 10 trang 126; chia bảng thành 4 ô vuông ngang và 8 ô vuông dọc.

Nếu thao tác quen thì đây là cách nhanh nhất, ít tốn công sức nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dùng bảng để vẽ và trình bày bản đồ

+ Cách thứ hai: giáo viên vẽ bản đồ Việt Nam lên một tấm giấy rôki, sau đó dùng xốp màu cắt những sự kiện có liên quan và kết dính bằng keo. Cách này đòi hỏi giáo viên phải khéo tay, tỉ mỉ. Nhưng khi sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ thích thú hơn vì có thể thực hành ở trên lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dùng bìa cứng, xốp màu để thiết kế bản đồ

+ Cách thứ 3: giáo viên sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint (hoặc các phần mềm khác như Flash, Violet…) để thiết kế bản đồ trực quan sinh động. Đây là cách làm được khuyến khích nhiều nhất hiện nay. Đối với cách này, giáo viên chỉ bỏ công sức một lần nhưng sử dụng lâu dài. Có thể trao đổi, sửa chữa, ứng dụng linh hoạt trong dạy học… Có tính chính xác cao, thẩm mỹ, gây được sự chú ý từ học sinh.

Để thực hiện bản đồ trực quan bằng PowerPoint chúng ta sử dụng một bản đồ mẫu tĩnh làm nền và sử dụng các công cụ hỗ trợ (như đã nói ở trên) của phần mềm này để thiết kế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình thái Nam  - Bắc triều nửa sau thế kỷ XVI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558)

Để thực hiện thành công ba cách nêu trên ngoài kỹ năng kỹ xảo, giáo viên cần phải chuẩn bị kiến thức thật kỹ. Giáo viên phải tóm tắt giai đoạn lịch sử đó thành một câu chuyện để truyền đạt cho học sinh một cách liền mạnh, lôgich.

     Niên biểu

Nhằm hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian.

Bài 21: Niên biểu liệt kê cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 23: Niên biểu các sự kiện thời Tây Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Sơ đồ

Nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng mô hình hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị.

Bài 21: Sơ đồ bộ máy nhà nước Đàng Trong – Đàng Ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Để đạt được hiệu quả trong dạy học lịch sử là một việc không dễ trong điều kiện thời lượng ít, nội dung nhiều và chỉ thiên về lý thuyết. Do vậy, muốn dựng lại lịch sử một cách sinh động như nó từng xảy ra giáo viên phải chủ động, sáng tạo sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện dạy học nhằm đạt kết quả cao nhất. Sự phát triển khoa học kỹ thuật của ngày nay hỗ trợ rất nhiều cho bài giảng, làm cho tiết học lịch sử sinh động hơn bằng hàng loạt các công cụ trực quan khác nhau như hình ảnh, bản đồ động, video…

Việc áp dụng nhiều loại hình trực quan vào việc dạy học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đã giúp cho học sinh của tôi tiếp thu bài học một cách dễ dàng và nhớ lâu sự kiện. Quan trọng hơn là các em có thể nắm được bản chất của những biến động lịch sử trong thời kỳ này làm tiền đề để học tốt các bài học tiếp theo. Kết quả đạt được rất đáng khích lệ là có 40% học sinh nắm chắc bài tại lớp, 75% đạt điểm khá giỏi khi kiểm tra 15 phút trong chương này…

Để có một bài giảng hay, học sinh học tích cực và đạt được một kết quả tốt…ngoài việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học như đã trình bày, người giáo viên còn phải tự trang bị cho mình kiến thức sâu và rộng trong giai đoạn lịch sử này để bổ sung cho bài giảng phong phú hơn, dễ hiểu hơn. Như chúng ta thường nói “biết mười để dạy một”, đây cũng là phương châm để người giáo viên phải luôn luôn tự tìm tòi nghiên cứu và học tập trong quá trình giảng dạy cho học của mình. Kiến thức trong chương này ngoài Sách giáo khoa, Sách giáo viên chúng ta còn phải đọc thêm sách “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của Nhà xuất bản giáo dục do PGS. TS Nguyễn Quang Ngọc chủ biên; cuốn “Đại Việt thế kỷ XVI – XVIII” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội do Lương Ninh chủ biên; cuốn “Kiến thức lịch sử 10” của Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh  do Phan Ngọc Liên chủ biên

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

...................................

 

1

GVTH: Dương Quỳnh Nga

 

nguon VI OLET