BỘ TÀI CHÍNH

 

Số: 68/2012/TT-BTC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2012

 

 

THÔNG TƯ

Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì

hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân

­­­­

 

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự án đầu tư xây dựng) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên từ các nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này phải thực hiện đấu thầu theo các quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

1

 


Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Nội dung mua sắm tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Đấu thầu, gồm:

a) Trang thiết bị, phương tiện làm việc quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

b) Vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;

c) Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

d) May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);

đ) Dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có);

e) Phương tiện vận chuyển: ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);

g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hoá phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;

h) Các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và tài sản khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;

i) Dịch vụ tư vấn (tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác);

k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);

l) Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản.

1

 


2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, gồm:

a) Kinh phí ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị;

b) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý      (nếu có);

c) Nguồn vốn đầu tư phát triển (ODA) vay ưu đãi (trừ trường hợp Hiệp định vay hoặc điều ước quốc tế có quy định khác);

d) Nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp mua sắm theo yêu cầu của nhà tài trợ);

đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật;

e) Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập;

g) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).

Điều 3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp

1. Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng.

2. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.

Điều 4. Các hình thức lựa chọn nhà thầu

Bao gm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Căn c thông báo phê duyt bng văn bn v ngun kinh phí, ni dung hàng hoá, dch v mua sm cho mt năm ngân sách hoc giai đon thc hin đối với từng nội dung, chủng loại hàng hoá, dịch vụ ca cp có thm quyn, Thủ trưởng cơ quan, đơn v áp dng hình thc lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản theo đúng quy định. Nghiêm cm vic chia l gói thu để thc hin vic mua sm theo các hình thc không phi đấu thu hoặc lựa chọn hình thức đấu thầu không đúng quy định hoặc cố tình quyết định mua sắm tài sản, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu không đảm bảo theo thẩm quyền quy định tại Chương II Thông tư này và phân cấp tại đơn vị.

Chương II

THẨM QUYỀN TRONG ĐẤU THẦU

Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản

1

 


1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng cơ quan ở trung ương), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định mua sắm tài sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành.

Thủ trưởng cơ quan ở trung ương căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Căn cứ phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định việc phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành.

2. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản thuộc phạm vi được cơ quan quản lý cấp trên phân cấp.

3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; khoản 2 Điều 41 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các quy định của pháp luật, của cơ quan cấp trên có liên quan.

4. Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định việc mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa  học và công nghệ công lập, khoản 2 Điều 41 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quy định của pháp luật, của cơ quan cấp trên có liên quan.

5. Người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 trên đây hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản giao tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu sau đây gọi chung là Bên mời thầu.

Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của cấp mình theo quy định.

1

 


Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt hoặc tùy từng trường hợp cụ thể, có thể uỷ quyền (hoặc giao) cho cấp dưới phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của cấp mình.

Chương III

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU MUA SẮM TÀI SẢN

Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản

1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.

2. Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này).

3. Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).

4. Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

5. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá; của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá.

Điều 9. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu

Việc phân chia mua sắm tài sản thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng, trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu.

2. Giá gói thầu.

Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, cơ quan, đơn vị mời thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:

a) Giá hàng hoá cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;

b) Dự toán gói thầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, số lượng, đơn giá...);

1

 


c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá, của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá;

Đối với những loại hàng hoá, dịch v yêu cầu phải thẩm định giá theo quy định của Chính phủ v việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và quy định của pháp luật có liên quan phải có thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý giá.

d) Giá thị trường tại thời điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố được khai thác qua mạng Internet;

đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hoá tương tự trong thời gian trước đó gần nhất.

3. Nguồn kinh phí.

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu.

5. Thời gian lựa chọn nhà thầu.

6. Hình thức hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng.

Điều 10. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (hoặc trưởng bộ phận, phòng, ban) được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên (hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình) giao nhiệm vụ mua sắm tài sản có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được quy định tại Điều 37 Thông tư này.

2. Hồ sơ trình duyệt:

a) Văn bản trình duyệt gồm:

- Phần công việc đã thực hiện liên quan đến chuẩn bị đấu thầu mua sắm tài sản, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng (nếu có) và các căn cứ pháp lý để thực hiện.

- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 Thông tư này. Trong đó, đối với các gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình kế hoạch đấu thầu, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về đấu thầu và Thông tư này.

- Phần kế hoạch đấu thầu bao gồm những công việc đã hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 12, Điều 13, Điều

1

 


14, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 Thông tư này.

b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt:

Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản phải gửi kèm theo dự thảo Hồ sơ mời thầu và bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 11. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kế hoạch đấu thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 6 Thông tư này có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu, đồng thời phê duyệt hồ sơ mời thầu hoặc yêu cầu điều chỉnh Hồ sơ mời thầu (nếu có) làm căn cứ cho cấp dưới tổ chức thực hiện.

Thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo trình duyệt kế hoạch đấu thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định.

 

Chương IV

THỰC HIỆN LỰA CHỌN NHÀ THẦU ÁP DỤNG HÌNH THỨC

ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, ĐẤU THẦU HẠN CHẾ VÀ CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 12. Đấu thầu rộng rãi

1. Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này đều phải thực hiện đấu thầu rộng rãi trừ những trường hợp được quy định tại các Điều 13, Điều 14, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 Thông tư này.

2. Khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự đấu thầu. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 (ba) nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì Bên mời thầu phải báo cáo ngay (trực tiếp, điện thoại, email, fax hoặc bằng văn bản) đến người có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản để xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 4 giờ theo một trong hai cách sau đây: Quyết định cho phép kéo dài thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm hồ sơ dự thầu hoặc cho phép mở thầu để tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu đã nộp.

Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời hạn nộp hồ sơ mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu mới.

Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu.

1

 


Điều 13. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu.

2. Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

3. Việc thực hiện đấu thầu hạn chế phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Bên mời thầu phải mời tối thiểu 5 (năm) nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Thông tư này xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

Điều 14. Chỉ định thầu

Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Mua sắm hàng hoá để khắc phục sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần phải khắc phục ngay.

2. Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.

3. Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia cần chỉ định thầu để bảo đảm yêu cầu về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo mật.

4. Mua sắm các hàng hoá đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu.

5. Hàng hoá chỉ do một nhà sản xuất và cung cấp với giá bán thống nhất trong phạm vi cả nước.

6. Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng), gói thầu mua sắm tài sản thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng); trường hợp thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quyết định tổ chức đấu thầu theo quy định.

7. Mua sắm các loại tài sản để phục hồi, duy tu, duy trì, nâng cấp, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm công nghệ thông tin mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ hoặc không hiệu quả, làm tăng chi phí.

Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân Thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu quy định tại Điều 32 Thông tư này.

1

 


Mục 1

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ

ĐỐI VỚI GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN TRONG TRƯỜNG HỢP

NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC

Điều 15. Chuẩn bị đấu thầu

1. Lựa chọn danh sách nhà thầu để mời tham gia đấu thầu (danh sách ngắn). Tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng gói thầu, khi thực hiện đấu thầu rộng rãi, cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm có thể thông báo mời thầu ngay theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc áp dụng Thủ tục lựa chọn danh sách nhà thầu tư vấn để mời tham gia đấu thầu (danh sách ngắn) song phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Thủ tục lựa chọn danh sách nhà thầu tư vấn để mời tham gia đấu thầu (danh sách ngắn) được thực hiện bao gồm:

a) Đối với đấu thầu rộng rãi:

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung yêu cầu về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; yêu cầu về kinh nghiệm;

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng theo tiêu chí "đạt", "không đạt" và cần được nêu trong hồ sơ mời quan tâm, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; tiêu chuẩn về kinh nghiệm;

- Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được gửi để đăng tải trên Báo Đấu thầu tối thiểu 3 kỳ liên tiếp. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;

- Kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm. Trường hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm không phát hành hồ sơ mời quan tâm theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ mời quan tâm sẽ bị xử lý theo quy định về cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định hiện hành;

- Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm;

- Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn và trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt danh sách ngắn.

b) Đối với đấu thầu hạn chế:

1

 


Bên mời thầu xác định danh sách ngắn gồm tối thiểu 5 nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có nhu cầu tham gia đấu thầu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt. Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phải trình Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

2. Lập hồ sơ mời thầu:

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

- Danh mục nội dung dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Quyết định mua sắm của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu liên quan;

- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;

- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;

- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác có liên quan;

Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định mua sắm thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành); trong đó phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau: 

- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, nhà thầu thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu không đúng quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu;

- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;

- Đơn dự thầu không hợp lệ;

- Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức giá;

- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

1

 


- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

- Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.

Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.

3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu: thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

4. Mời thầu:

a) Thông báo mời thầu:

Trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mua sắm gửi thông báo mời thầu để thực hiện đăng tải (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) theo Mẫu hướng dẫn (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành) trên Báo Đấu thầu, Trang thông tin điện tử về đấu thầu tối thiểu 3 kỳ liên tiếp. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác (nếu thấy cần thiết).

b) Gửi thư mời thầu:

Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 16. Tổ chức đấu thầu

1. Phát hành hồ sơ mời thầu:

a) Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi (trường hợp không áp dụng Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn), cho các nhà thầu trong danh sách ngắn với giá bán theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Thông tư này. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu.

Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu.

b) Việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 Luật Đấu thầu.

2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu:

1

 

nguon VI OLET