Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

A. LÝ THUYẾT

I. Cách thức ra đề gần đây

1. Nếu là văn xuôi:

 - Cho đoạn có sử dụng từ nước ngoài trong khi từ đó có trong tiếng Việt và yêu cầu phát hiện lỗi, chữa lỗi.

 - Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.

 - Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.

 - Ý nghĩa của một chữ, một hình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra.

 - Nêu ý nghĩa nhan đề hoặc đặt tên cho đoạn trích.

 - Nhận xét mối quan hệ giữa các câu. Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn.

 - Từ một hoặc hai câu nào đó trong ngữ liệu, yêu cầu viết đoạn xung quanh nội dung ấy.

 - Nêu nội dung của văn bản. Nội dung ấy chia thành mấy ý,…

2. Nếu là thơ:

 - Xác định thể thơ, cách gieo vần?

 - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy?

 - Cảm nhận về nhân vật trữ tình?

 - Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?

2. Khái niệm, mục đích, yêu cầu, kiến thức đọc hiểu

a. Khái niệm:  

 - Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.

 - Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?

 ->Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.

b. Mục đích:

 - Nội dung của văn bản.

 - Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.

 - Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

 - Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.

 -Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.

 - Thể lọai của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?

c. Yêu cầu:

 -Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt,cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…

 - Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.

 - Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

 - Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.

 - Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

d. Kiến thức:

 - Kiến thức về từ:

` + Các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ tuần Việt, từ Hán Việt,

 + Các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa sự việc, nghĩa tình thái,

 - Kiến thức về câu:

 + Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

 + Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).

 + Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…

 - Kiến thức về các phép tu từ:

 + Tu từ về ngữ âm: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…

 + Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

 + Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

 - Kiến thức về văn bản:

 + Các loại văn bản; phong cách chức năng; thể loại: kịch, thơ, truyện, kí, nhật dụng,…             

 + Các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự,…

B. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TIẾNG VIỆT

1. Nhận diện phép tư từ và tác dụng của việc sử dụng của nó

 - Tu từ về ngữ âm: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…

 - Tu từ về từ:

 + Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 + Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có  quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 + So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

 - Tu từ về câu:

 + Phép lặp cú pháp: lặp kết cấu cú pháp trong văn xuôi, thơ, trong một số thể loại dân gian như thành ngữ, tục ngư…nhằm mục đích tạo giá trị biểu cảm hoặc giá trị tạo hình.

 + Phép liệt kê: Kể ra hàng loạt sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất tương đương, có quan hệ với nhau nhằm nhấn mạnh hay tạo giá trị biểu cảm.

 + Phép chiêm xen: Xen vào trong câu một thành phần câu được ngăn cách bằng dấy phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn để ghi chú một cảm xúc hay một thông tin cần thiết.

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

2. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

 - Những nét chung của ngôn ngữ xã hội trong lời nói cá nhân: âm, tiếng, từ, ngữ cố định, quy tắc và phương thức ngữ pháp chung,…

 - Những nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi dùng ngôn ngữ chung: giọng nói, vốn từ, sự chuyển nghĩa cho từ, việc tạo từ mới,…

3. Thành ngữ, điển cố

 - Thành ngữ: là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng sử dụng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt, mang lại cho lời nói sắc thái thú vị. Tiêu biểu ở tiếng Việt là các thành ngữ so sánh (ví dụ: “Nhanh như sóc”), thành ngữ đối (ví dụ: “Chân ướt chân ráo”), thành ngữ thường (ví dụ: “Nói vã bọt mép”).

 - Điển cố: là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hoá dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, điển cố không có hình thức cố định mà có thể được biểu hiện bằng từ, ngữ, hoặc câu, nhưng về ý nghĩa thì điển cố có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm.

4. Một số kiểu câu trong văn bản

 - Câu bị động: có chủ ngữ ở đầu câu biểu hiện đối tượng của hoạt động, có các từ bị, được, phải sau chủ ngữ.

 - Câu có khởi ngữ: đứng đầu câu thể hiện đề tài v2 điểm xuất phát của thông báo, có thể có từ thì, là, mà đi sau để tách biệt.

 - Câu có trạng ngữ chỉ tình huống: ở đầu câu, do động từ hay cum động từ, cụm tính từ đảm nhiệm và biểu hiện hoạt động trạng thái đồng thời hay xảy ra trước hoạt động, trạng thái ở vị ngữ của câu.

5. Nghĩa của câu

 - Về nghĩa sự việc:

 + Ứng với sự việc được nói đến trong câu. Thường biểu hiện: hành động, quá trình, trạng thái, tính chất, quan hệ,…

 + Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ,...

 - Về nghĩa tình thái: 

 + Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

 + Bài học chỉ giới hạn ở hai nội dung dễ nắm bắt:(a) thái độ, sự đánh giá của người nói (viết) đối với sự việc được đề cập đến trong câu và (b) thái độ, tình cảm của người nói (viết) đối với người nghe (đọc).

6. Đặc điểm loại hình tiếng Việt

 - Loại hình ngôn ngữ hòa kết: các tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức,…

 - Loại hình ngôn ngữ đơn lập: các tiếng Hán, Việt,…

7.Gĩư gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống những qui tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết).

- Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác: Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

Hán, tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ, Độc lập, Du kích, Nhân đạo, Ôxi, Các bon, E líp… Song không vì vay mượn mà quá lợi dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt: Không nói “xe cứu thương” mà nói “xe hồng thập tự”; không nói “máy bay lên thẳng” mà nói “trực thăng vận”.

- Thể hiện ở phẩm chất văn hóa, lịch sự của lời nói: Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt. Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hóa làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt. Xin lỗi người khác khi làm sai. Cám ơn người khác khi được giúp đỡ. Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ. Điều tiết âm thanh khi giao tiếp,…

8.Luật thơ

 - Lục bát: một câu 6 và một câu 8

 - Song thất lục bát: hai câu 7 và một câu 6, một câu 8

 - Thất ngôn: thể thơ 7 chữ

 - Thơ tự do: không quy định số chữ (tiếng) số câu, số dòng

 - Thơ ngũ ngôn: thể thơ 5 chữ

9. Các phong cách chức năng ngôn ngữ

a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin,trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

b. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

 Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc  lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

 Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kch).

d. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

  Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội:“Về luân lý xã hội ở nước ta“Xin lập khoa luật”             

e. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

 Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

g. Phong cách ngôn ngữ báo chí:

 - Khái niệm:

 + Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

 + Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

 - Một số thể loại văn bản báo chí:

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

 + Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.

 + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

 + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

10. Các phép liên kết: Thế, lặp, nối, liên tưởng, tương phản,

11. Thực hành về hàm ý

 Một số cách tạo hàm ý thông dụng: người nói chủ yếu vi phạm những phương châm hội thoại như phương châm về lượng, về chất, về cách thức hoặc sử dụng hành động nói gián tiếp.

II. LÀM VĂN

1. Các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

 - Tự sự: Sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

 - Miêu tả: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

 - Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

 * Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

 * Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

2.Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

 - Giải thích:Giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề thuộc về đời sống hoặc văn học. Trả lời câu hỏi: ai, cái gì, tại sao, vì sao,...

 - Chứng minh:Kết hợp với lí lẽ, chứng minh là dẫn chứng cơ bản, đúng đắn, toàn diện đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe. Trả lời câu hỏi như thế nào.

 - Phân tích: Quá trình chia tách, tháo gỡ một vấn đề thuộc về đời sống hoặc văn học để thấy được giá trị nhiều mặt của nó. Quá trình phân tích đòi hỏi vừa chia tách, vừa tổng hợp.

 - Bình luận:Đòi hỏi người viết phải xác định được vấn đề bình luận. Từ đó khẳng định, mở rộng bàn bạc, nêu ý nghĩa vấn đề. Thao tác đòi hỏi có hiểu biết, có lập trường, chủ kiến rõ ràng.

 - So sánh:Thao tác nhằm đối chiếu giữa hai hay nhiều sự vật để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau. Người ta có thể so sánh đối tượng có nét tương đồng hoặc đối lập. Muốn so sánh phải đặt cùng một bình diện. Quá trình so sánh là quá trình biết tổng hợp và nâng vấn đề lên ở mức cao hơn, sâu hơn.

 - Bác bỏ:Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận một ý kiến, một vấn đề nào đó thuộc về đời sống hoặc văn học. Lí lẽ, dẫn chứng phải cụ thể đủ sức thuyết phục làm cho đối phương phải tâm phục, khẩu phục,…

3. Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

 - Lỗi về luận điểm

 - Lỗi về luận cứ

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

 - Lỗi về lập luận

4. Phương thức trần thuật

 - Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)

 - Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.

 - Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)

5. Các hình thức viết đoạn

 - Diễn dịch: đi từ khái quát đến cụ thể,…

 - Qui nạp: đi từ cụ thể đến khái quát,

6. Diễn đạt trong văn nghị luận

 - Cách dùng từ: chọn từ chính xác, phù hợp đề nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc những từ sáo rỗng, cầu kì. Sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.

 - Sử dụng kết hợp các kiểu câu: đơn, ghép, nghi vấn, cảm thán,…

B. THỰC HÀNH 

Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:

          “Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”.

1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

3. Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?

Đề 2: Cho đoạn thơ:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ”.

(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)

1.  Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?

2. Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?

3. Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?

Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

Trăng nở nụ cười

Đâu thị Nở, đâu Chí Phèo

Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao

Vẫn vườn chuối gió lao xao

Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền

Ả ngớ ngẩn

Gã khùng điên

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người

Vườn sông trăng nở nụ cười

Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau

Giữa đời vàng lẫn với thau

Lòng tin còn chút về sau để dành

Tình yêu nên vị cháo hành

Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.

(Lê Đình Cánh)

 1. Xác định thể thơ? Cách gieo vần?

 2. Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?

 3. Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.

 4. Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này với chi tiết nghệ thuật ấy?

Đề 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

1. Văn bản trên được được tổ chức theo hình thức nào?

2. Vản bản nói về nội dung gì?

3. Nội dung đó được thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?

4. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên

5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Đề 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

              Quân xanh màu lá dữ oai hùm

              Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

              Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

              Rải rác biên cương mồ viễn xứ

             Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

             Áo bào thay chiếu anh về đất 

             Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)

  1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
  2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản
  3. Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ  ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.

4. Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Đề 6:Đọc và trả lời các câu sau:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

(Đất Nước - Nguyễn Đình Thi)

1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn  thơ được viết theo thể thơ gì?

2. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

3. Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.

4. Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?

5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên.

6. Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?

Đề 7: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :

 Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.

(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)

  1. Văn bản trên nói về điều gì?

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

  1. Vản đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Đề 8: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao).

  1. Văn bản trên nói về điều gì?
  2. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
  3. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi có ý nghĩa gì?
  4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Đề 9: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu

  Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
  Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của đoạn thơ?

2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?

3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu Tây Bắc?

Đề 10: Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay con kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con quốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.

2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.

  1. Chủ đề của bài ca dao là gì?
  2. Anh, chị hãy đặt nhan đề cho bài ca dao trên.

Đề 11: Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:

  “…Chỉ có thuyền mới hiểu

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

  Biển mênh mông nhường nào 

  Chỉ có biển mới biết

  Thuyền đi đâu, về đâu

  Những ngày không gặp nhau

  Biển bạc đầu thương nhớ

  Những ngày không gặp nhau

  Lòng thuyền đau - rạn vỡ

  Nếu từ giã thuyền rồi

  Biển chỉ còn sóng gió

  Nếu phải cách xa anh

  Em chỉ còn bão tố!”…

1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?

2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?

3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyềnbiển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?

4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.

5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?

6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?

Đề 12: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

                                     ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

      Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

  1. Văn bản trên thuộc loại truyện gì?
  2. Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?

3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?

4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?

Đề 13: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất.  Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.

                      (Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)

1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

2. Néi dung các văn bản?

3. Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản ?

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1


Ôn thi THPT quốc gia năm 2015           Ngữ văn 12

Đề 14: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím" 

                                                              ( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân) 

1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?

2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

4. Từ "" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ ""?

Đề 15: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

      Tại Thế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dự cuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giành chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

      - Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.

      Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhau sánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt.

Câu chuyện này đã lan truyền qua mỗi kì Thế vận hội về sau”.

1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận động viên quay trở lại?

2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận về chiến thắng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A. LÝ THUYẾT

I. Điểm chung của bài nghị luận xã hội

Đối với câu nghị luận xã hội: Trước hết là giải thích vấn đề (hoặc khái niệm), sau đó phân tích mở rộng, liên hệ thực tế và bản thân. Bên cạnh lý lẽ phải có dẫn chứng; các dẫn chứng cần hay, phù hợp. Dẫn chứng chủ yếu từ thực tiễn, những dẫn chứng từ tác phẩm văn chương có thể sử dụng nhưng với dung lượng vừa phải. Nghị luận xã hội cũng rất cần yếu tố cảm xúc, tức là thái độ và tình cảm của chúng ta đối với vấn đề đang bình luận, bàn bạc. Câu nghị luận xã hội phải viết thật chững chạc, quan điểm rõ ràng, tích cực.

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội, chính trị, lịch sử, văn hoá, đạo đức, thiên nhiên, môi trường,... Các dạng bài Nghị luận xã hội đều vận dụng

Biên soạn Tăng Thanh Bình                                                                                                          Trang 1

nguon VI OLET