BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
--------oo0oo--------




TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
(Lớp Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý THPT Thành Phố Hồ Chí Minh 2019)



“QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC TP.HCM”


HỌC VIÊN: PHẠM QUỐC ĐẠT
Đơn vị công tác: Trường THPT Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.











THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 12/2019 MỤC LỤC
***
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Lý do pháp lý. 1
1.2. Lý do về lý luận 2
1.3. Lý do về thực tiễn 3
2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC. 5
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình trường THPT Thủ Đức. 5
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động viết nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong nhà trường. 7
3. QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC. 11
3.1. Phân biệt nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. 11
3.2. Kinh nghiệm và cách thức thực hiện một nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nhà trường THPT. 12
3.3. Kế hoạch hành động trong việc quản lý các hoạt động nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong trường THPT Thủ Đức. 15
7. Điều chỉnh kế hoạch (nếu có) 20
4. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 21
4.1. Kết luận: 21
4.2. Kiến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
***
Bảng 1: Thông tin chung đơn vị Trường THPT Thủ Đức. 5
Bảng 2: Thống kê các hoạt động nghiên cứu khoa học từ năm 2015 – 2012. 10
Bảng 3: Bảng phân biệt sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu sư phạm ứng dụng 12
Bảng 4: Các bước nghiên cứu khoa học. 12
Bảng 5: Quá trình quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong đơn vị Trường THPT Thủ Đức. 15
Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm số người nghiên cứu khoa học qua các năm ở trường THPT Thủ Đức. 11 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do pháp lý.
Vấn đề thi đua khen thưởng luôn được giáo viên quan tâm. Việc thi đua của mọi người lao động trong đó có cán bộ, công chức viên chức ngành giáo dục,…được áp dụng theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng [1]; tuy nhiên bên cạnh đó, riêng trong lĩnh vực giáo dục, giáo viên khi được bình xét thi đua còn căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật của ngành cụ thể; có thể ví dụ như: Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT,ngày 28/8/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2018 [2]; đồng thời việc quy định cán bộ, công chức, viên chức trong đó có giáo viên để đạt được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có tiêu chuẩn, có sáng kiến trong đơn vị nhà trường (sáng kiến này có thể là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong hà trường); điều này được quy định theo văn bản hợp nhất đó là Nghị định số02/VBHN-BNV, ngày 09 tháng 11 năm 2017, nghị định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức [3];đây là văn bản hợp nhất của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị ngành giáo dục [4];
Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP có đã quy định, các giáo viên muốn đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có sáng kiến kinh nghiệm hoặc phải có đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong nhà trường [5]; việc này đã quy định tại điều 6 của Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
nguon VI OLET