MỤC LỤC

 

 

BÀI 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MICROSOFT EXCEL

I- KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH MICROSOFT EXCEL

II- MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA EXCEL

III- SỔ BẢNG TÍNH VÀ TỜ BẢNG TÍNH

1/ Sổ bảng tính:

2/ Trang tính:

3/ Cột – column:

4/ Dòng - row:

5/ Ô - cell:

IV- ĐÓNG EXCEL.

BÀI 2 CÁC THAO TÁC VỚI TẬP TIN BẢNG TÍNH EXCEL (WORKBOOK)

I- MỞ MỘT HOẶC NHIỀU TỆP TIN BẢNG TÍNH (*.XLS)

1- Mở một tệp bảng tính đã tồn tại

2- Mở nhiều tệp bảng tính đã tồn tại

3- Mở một bảng tính mới (theo mẫu mặc định)

II- CHUYỂN TRẠNG THÁI LÀM VIỆC

1- Chuyển giữa các trang tính khác nhau trong cùng một sổ bảng tính.

2- Để chuyển giữa các sổ bảng tính đang mở khác nhau (sử dụng thanh trạng thái các cửa sổ)

3- Để chuyển giữa các sổ bảng tính đang mở khác nhau (sử dụng thanh thực đơn của Window)

III- GHI LƯU TẬP TIN BẢNG TÍNH VÀO Ổ ĐĨA

1- Để ghi lưu bảng tính (Ghi lần đầu)

2- Ghi lưu bảng tính dưới một tên khác

3- Để ghi một bảng tính phù hợp với các phiên bản phần mềm có trước Excel XP

4- Để ghi một tệp tin với một kiểu phù hợp để có thể đưa lên trang Web

5- Để ghi một sổ bảng tính như một tệp tin mẫu

IV- ĐÓNG BẢNG TÍNH

BÀI 3 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG BẢNG TÍNH

I- DI CHUYỂN KHUNG CHỌN

1- Di chuyển bằng chuột

2- Di chuyển bằng phím mũi tên

3- Di chuyển bằng lệnh

II- THAY ĐỔI GIAO DIỆN VÀ MỘT SỐ CẤU HÌNH CƠ BẢN

1- Sử dụng công cụ phóng đại

2- Hiển thị hoặc giấu các thanh công cụ

3- Ẩn hiện các nút trên thanh công cụ

4- Cố định, huỷ bỏ cố định các tiêu đề hàng/cột.

5- Thay đổi những cấu hình chính trong ứng dụng

III- NHẬP DỮ LIỆU TRONG BẢNG TÍNH.

1- Nhập dữ liệu văn bản

2- Nhập dữ liệu số

3- Nhập dữ liệu kiểu ngày tháng

4- Nhập dữ liệu kiểu công thức (Formular)

5- Nhập chuỗi dữ liệu

IV- SỬA DỮ LIỆU

V- CHỌN VÙNG DỮ LIỆU

1- Chọn các ô

2- Chọn hàng

3- Chọn cột

VI- THAO TÁC VỚI CÁC TRANG TÍNH

1- Chèn một trang bảng tính

2- Đổi tên bảng tính

3- Xoá một bảng tính

4- Sao chép trang tính

5- Di chuyển một bảng tính trong một dãy các bảng tính hoặc giữa các bảng tính đang mở

VII- SAO CHÉP, DI CHUYỂN DỮ LIỆU

1- Copy dữ liệu

2- Di chuyển dữ liệu

3- Sao chép định dạng vùng

4- Xoá vùng dữ liệu được chọn

BÀI 4 ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU VÀ BẢNG TÍNH

I- ĐỊNH DẠNG BẰNG HỘP THOẠI FORMAT CELL.

II- THAY ĐỔI ĐỘ RỘNG CỦA CỘT VÀ CHIỀU CAO CỦA HÀNG

1- Thay đổi độ rộng cột

2- Thay đổi độ cao hàng

III- TRỘN Ô

IV- CHÈN, XOÁ CÁC HÀNG, CỘT VÀ Ô

1- Để chèn một hay nhiều hàng trong một bảng tính

2- Để chèn một hay nhiều cột trong bảng tính

3- Chèn thêm ô

4- Xoá các hàng hoặc các cột

5- Xoá ô

V- CỐ ĐỊNH HÀNG, CỘT

VI- CỐ ĐỊNH TIÊU ĐỀ DỮ LIỆU CHO CÁC TRANG

BÀI 5 CÔNG THỨC VÀ HÀM TRONG EXCEL

I- ĐỊA CHỈ TRONG EXCEL

1- Địa chỉ tương đối

2- Địa chỉ tuyệt đối

3- Địa chỉ hỗn hợp

II- CÔNG THỨC VÀ HÀM TRONG EXCEL

1- Công thức:

2- Hàm

III- CÁC HÀM THÔNG DỤNG

1- Một số hàm thống kê (Statistical)

2- Một số hàm xử lý chuỗi

Hàm RANK:

3- Hàm có điều kiện

4- Một số hàm xử lý ngày tháng

5- Hàm tìm kiếm

IV- TRỢ GIÚP SỬ DỤNG HÀM

BÀI 6 THAO TÁC VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU

I- TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ

1- Sử dụng lệnh tìm kiếm để tìm nội dung trong một bảng tính.

2- Sử dụng lệnh thay thế nội dung trong một bảng tính.

II- SẮP XẾP

1- Thao tác sắp xếp

Sắp xếp cả bảng tính theo tối đa ba cột:

Sắp xếp một vùng dữ liệu thuộc bảng tính

2- Trật tự sắp xếp mặc định

III- LỌC DỮ LIỆU (FILTER)

1- Sử dụng chức năng lọc tự động Autofilter

Lọc nhiều lần:

2- Lọc cao cấp Advanced

IV- TỔNG HỢP DỮ LIỆU TRONG DANH SÁCH (SUBTOTAL).

V- TỔNG KẾT VỚI BẢNG TRỌNG TÂM (PIVOT)

BÀI 7 TẠO BIỂU ĐỒ

I- DÙNG CHART WIZARD ĐỂ TẠO BIỂU ĐỒ HIỂN THỊ DỮ LIỆU

1- Khái niệm

2- Khối dữ liệu

3- Các thành phần của đồ thị

4- Các loại đồ thị

5- Các bước tạo biểu đồ

6- Hiệu chỉnh đồ thị

II- CHÈN MỘT BIỂU ĐỒ VÀO TÀI LIỆU MICROSOFT WORD

BÀI 8 IN TRANG TÍNH

I- THIẾT ĐẶT TRANG

II- NGẮT TRANG

III- TẠO RA MIỀN IN VÀ XEM TRƯỚC BẢN IN CỦA BẠN

IV- ĐẦU TRANG VÀ CHÂN TRANG

V- IN TRANG TÍNH.


BÀI 1
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
MICROSOFT EXCEL

 

I- KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH MICROSOFT EXCEL

 Cách 1: Khởi động Excel từ nút Start của Windows

  Nhấn chuột vào Start -> Program-> Microsoft Excel

Hình khởi động Excel

 Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Microsoft Excel trên thanh Office bar

II- MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA EXCEL

III- S BẢNG TÍNH VÀ TỜ BẢNG TÍNH

1/ Sổ bảng tính:

 Sau khi khởi động chương trình MS Excel, ta có một sổ bảng tính (workbook). Trong một sổ bảng tính có nhiều trang tính (Sheet). Một sổ bảng tính có thể gồm từ 1 đến 255 trang tính riêng biệt.

 Theo mặc định, mỗi sổ bảng tính trong Excel gồm 3 trang tính được xác định bởi các thẻ hiển thị dọc phía dưới màn hình. Trang tính thứ nhất được gọi là Sheet1, tiếp theo là Sheet2… Như vậy, mỗi khi tạo một sổ bảng tính mới bạn sẽ tạo ra 3 trang tính trắng. Bạn có thể tăng hoặc giảm số trang tính trong một sổ bảng tính.

Hình: 3 trang tính có tên Sheet1, Sheet2, Sheet3

 Một sổ bảng tính được ghi thành một tệp (file) bảng tính. Theo mặc định có phần tên mở rộng là  *.XLS

2/ Trang tính:

 Mỗi trang tính (Sheet): bao gồm các cột (column) và các dòng (row), các cột và dòng giao nhau thành các ô (Cell)

3/ Cột – column:

 Cột là một tập hợp những ô trong bảng tính theo chiều dọc.

 

Hình: Dòng tên cột

 Bảng có thể có đến 256 cột, được đánh thứ tự bằng các chữ cái  A,B,C ..  Z,AA, AB, AC..  .. IU, IV.

4/ Dòng - row:

 Dòng là một tập hợp những ô trong bảng tính theo chiều ngang. Các dòng được đánh thứ tự bằng các số  1,2,3,4,...65536

5/ Ô - cell:

 Ô được xác định theo cặp giá trị (cột, dòng) - gọi là tọa độ ô hay địa chỉ ô. Ví dụ A9, B12, AB20, ...

IV- ĐÓNG EXCEL.

Cách 1: Vào menu File \ Exit

Cách 2: Nhn tổ hợp phím Alt + F4.

Cách 3: Nhấn vào nút phía góc trên bên phải màn hình


BÀI 2
CÁC THAO TÁC VỚI TẬP TIN
BẢNG TÍNH EXCEL (WORKBOOK)

I- MỞ MỘT HOẶC NHIỀU TỆP TIN BẢNG TÍNH (*.XLS)

1- Mở một tệp bảng tính đã tồn tại

        Chọn thực đơn File, chn lnh Open.

        Hoc nhn chut vào biu tượng Open trên thanh công c.

        Di chuyn chut đến tp tin mà bn mun m, sau đó nhn đúp chut vào tên tp tin để m.

        Nếu cn thay đổi thư mc khác, ta có th s dng chức năng Up one level để di chuyển lên thư mục mức cao hoặc nhấn chuột vào mũi tên trong ô Look in.

2- Mở nhiều tệp bảng tính đã tồn tại

 Nhn chut vào biu tượng Open s xut hin hp thoi Open. Nhn chut vào tp tin đầu tiên, gi phím Ctrl sau đó nhn chut vào các tp tin khác mà bn mun mở. Sau đó gii phóng phím Ctrl và nhấn chuột vào nút Open

3- Mở một bảng tính mới (theo mẫu mặc định)

 Để mở một sổ bảng tính mới

 Nhn chut vào biu tượng New đặt trên thanh công c

 hoc nhn t hp phím Ctrl+N.

II- CHUYỂN TRẠNG THÁI LÀM VIỆC

1- Chuyển giữa các trang tính khác nhau trong cùng một sổ bảng tính.

        Nhn chut vào phần tên của trang tính, được hin th dc phía dưới màn hình, như minh ho.

2- Để chuyển giữa các sổ bảng tính đang mở khác nhau (sử dụng thanh trạng thái các cửa sổ)

        Nhấn chuột vào biểu tượng sổ bảng tính được hiển thị trong thanh trạng thái các cửa sổ, đặt dọc phía dưới màn hình, như minh hoạ

3- Để chuyển giữa các sổ bảng tính đang mở khác nhau (sử dụng thanh thực đơn của Window)

        Trong ca s chương trình Excel, nhn chut vào lnh Window, bn s thy xut hin danh sách các s bng tính như minh ho. Nhấp chọn sổ bảng tính cần mở

III- GHI LƯU TẬP TIN BẢNG TÍNH VÀO Ổ ĐĨA

1- Để ghi lưu bảng tính (Ghi lần đầu)

 Để ghi lưu bng tính, nhn chut vào biu tượng Save . Nhập tên của bảng tính vào ô File Name, chọn thư mục sẽ chứa tệp tin trong ô Save in, sau đó nhấn nút Save để ghi.

2- Ghi lưu bảng tính dưới một tên khác

        Chọn thực đơn File, chn lnh Save As.

        Nhập tên của bảng tính vào ô File Name, chọn thư mục sẽ chứa tệp tin trong ô Save in, sau đó nhấn nút Save để ghi.

3- Để ghi một bảng tính phù hợp với các phiên bản phần mềm có trước Excel XP

 Chọn thực đơn File, chọn lệnh Save As, có thể chọn thư mục chứa tệp tin trong ô Look in. Trong ô Save as type: chọn kiểu tệp tin mà bạn muốn ghi, ví dụ: ở đây chúng ta chọn Microsoft Excel 97 - Excel 2003 & 5.0/95 Workbook (*.XLS),  nhập tên tệp tin vào ô File Name, chọn nút Save để ghi

4- Để ghi một tệp tin với một kiểu phù hợp để có thể đưa lên trang Web

        Chọn thực đơn File, chn lnh Save As. Chn kiu tp tin là  WebPage (.htm:*.html) trong ô Save as type

        Nhp tên tp tin vào ô File Name, chọn nút Save để ghi.

5- Để ghi một sổ bảng tính như một tệp tin mẫu

a/ Bảng tính như tập tin mẫu (Template)

 Thông thường, khi làm vic vi các bng tính, chúng ta mun s dng cùng mt cách trình bày dữ liệu hay cấu trúc của bảng tính. Mỗi khi tạo một bảng tính mới, chúng ta có thể định dạng lại từ đầu hoặc sử dụng một mẫu bảng tính đã có sẵn. Mu bng tính này được gi là template. Các mu này được lưu tr vi phn m rng là .XLT và khi chúng được sử dụng để to ra bng tính mi, mt bn sao ca bng gc được to ra. Cấu trúc và định dạng của bng gc vn được gi nguyên. Để tạo mu bảng tính, trước tiên cần định dạng mt trang tính mới có tt c các thành phn mà bn mun và sau đó ghi lại dưới dng tp tin .XLT.

b/ Ghi một sổ bảng tính như một tệp tin mẫu

 Bn có th ghi s bng tính ging như mt tp tin mu Excel bng cách chn Template t phn Save as type ca hp thoi Save.

c/ Sử dụng một mẫu

        T thanh thc đơn File, chn New để hin th hp thoi New.

        Chn mu mà bn mun. Chú ý rng bn thường nhìn thy rt nhiu th trên hp thoi này, ví d như GeneralSpreadsheet Solutions. Nếu bn mun dùng mu mc định, chn Workbook t th General.

        Chn OK để m mt bn sao ca mu, c th là mt Workbook.

IV- ĐÓNG BẢNG TÍNH

 T thanh thc đơn ca lnh File, chn lnh Close. Bn s được hi là có mun ghi bt kì s thay đổi nào mà bn đã làm trong tp tin không. Chn Yes để ghi, hoc No để b qua mi s thay đổi. Nếu bn ghi vào mt tp tin mi, hp thoi Save As s xut hin. Trong ô File name, nhp tên tp tin và nhn chut vào nút Save.


BÀI 3
CÁC
THAO TÁC CƠ BẢN
TRONG BẢNG TÍNH

I- DI CHUYỂN KHUNG CHỌN

1- Di chuyển bằng chuột

 Nhấp chuột vào ô cần  tới.

2- Di chuyển bằng phím mũi tên

 Dùng các phím mũi tên sang trái, sang phải, lên trên, xuống dưới để di chuyển theo hướng tương ứng.

3- Di chuyển bằng lệnh

        Chọn lệnh Edit -> Go to sẽ xuất hiện cửa sổ Goto

        Gõ địa chỉ ô cần di chuyển tới trong hộp Reference

        Nhấn OK

II- THAY ĐỔI GIAO DIỆN VÀ MỘT SỐ CẤU HÌNH CƠ BẢN

1- Sử dụng công cụ phóng đại

        Sử dụng biểu tượng Zoom trong thanh công cụ của Excel, chọn tỷ lệ trong danh sách. Thông thường chọn tỷ lệ 100%.

        Hoặc chọn chức năng Zoom trong thực đơn View và chọn tỷ lệ tương ứng.

2- Hiển thị hoặc giấu các thanh công cụ

Để hiển thị hoặc giấu một thanh công cụ

        Để hin th mt thanh công c, chn lnh Toolbars t thc đơn View. Mt danh sách các thanh công c được hin th.

        Chn thanh công c mà bn mun hin th bng cách nhn chut vào nó. (thanh công cụ đang được hiển thị là thanh công cụ trước tên của nó có dấu chếch )

        Nhấn chuột vào thanh công cụ đang hiện thị, để ẩn thanh công cụ đó.

3- Ẩn hiện các nút trên thanh công cụ

        Nhấp chuột vào nút Toolbar Options (ở cuối mỗi thanh công cụ), chọn Add or Remove Buttons 

  • Chọn Standard để hiện ra danh sách các nút có thể làm ẩn hiện trên thanh công cụ đó.
  • Chọn Customs để có thể thêm các nút mới hoặc gỡ bỏ các nút ra khỏi thanh công cụ

4- Cố định, huỷ bỏ cố định các tiêu đề hàng/cột.

Để cố định các ô

        Để c định các ô tiêu đề ngang (ct), di chuyn chut đến v trí được ch th, kéo và thả hoặc nhấn chọn thực đơn Window-> Split để hin th mt hay nhiu ct.

        Để cố định các ô tiêu đề dọc (hàng), di chuyển chuột đến vị trí được chỉ thị, kéo và thả.

 

Để huỷ việc cố định các ô

        Từ thanh thực đơn của Window, chọn Remove Split.

5- Thay đổi những cấu hình chính trong ứng dụng

Để thay đổi các cấu hình chính

        Nhấn chuột vào Tools để hiển thị thanh thực đơn và chọn lệnh Options để hiển thị một hộp thoại. Nhấn chuột vào thẻ General.

Để đặt tên người sử dụng:

        Nhập tên của bạn vào ô User Name trong hộp thoại.

Để đặt thư mục mặc định:

        Nhập đường dẫn tới thư mục mà bạn muốn đặt làm thư mục mặc định trong ô Default file location của hộp thoại. Thư mục mặc định này cũng xuất hiện trong các hộp thoại mở và ghi của Excel.

Thay đổi Font và cớ chữ

        Thay font chữ trong hộp Standard font và cỡ chữ trong hộp Size

III- NHẬP DỮ LIỆU TRONG BẢNG TÍNH.

1- Nhập dữ liệu văn bản

 Kiểu dữ liệu này bao gồm các ký tự chữ và số. Nếu trong ô chỉ chứa các ký tự số thuần tuý thì phía truớc dãy ký tự số phải đặt dấu nhấn đơn (‘) để phân biệt với dữ liệu kiểu số.

 Một ô sẽ nhận kiểu văn bản nếu bắt đầu nhập vào chữ cái. Một ô nhận tối đa 255 kí tự (chữ). Ô chứa văn bản sẽ tự động căn sang bên trái

2- Nhập dữ liệu số

        Chn ô mà bn mun nhp s và gõ các kí t dưới dng s vào ô đó. Nếu bn mun to s âm, hãy đánh du - vào trước nó hoc trước phn ngoc đơn (s được đóng trong ngoc đơn).

        Để ch th phn thp phân, bn dùng du chấm (.)

        Các s được căn bên phi theo mc định. Nếu bn mun nhp mt s hoc công thc dưới dng text, đánh mt du tĩnh lược (‘) trước nó.

3- Nhập dữ liệu kiểu ngày tháng

        Chn ô mà bn mun nhp ngày/gi, sau đó đánh ngày/gi vào.

        Ngày được tách bit bi các du (- hoc /).

        Nhp ngày hin ti, n t hp phím Ctrl + ;

Chú ý: Trật tự ngày, tháng, năm do Windows quy định. Để chỉnh sửa bạn vào Settings \ Control Panel \ Regional setting.

4- Nhập dữ liệu kiểu công thức (Formular)

 Ký tự đâu tiên gõ vào là dấu “=” hoặc dấu “+” (giá trị dương) hoặc dấu “-“ (giá trị âm). Kết quả trình bầy trong ô không phải là ký tự gõ vào mà là giá trị của công thức đó.

 Ví dụ: gõ trong ô A2: = 12-3 kết quả trình bày trong ô là 9.

 Các toán tử tính bao gồm: +, -, *, /, ^ (luỹ thừa), % (phần trăm)

5- Nhập chuỗi dữ liệu

 Excel có đặc tính tự điền AutoFill cho phép tự động nhập chuỗi giá trị liên tiếp. Chỉ cần nhập giá trị đầu tiên, AutoFill phân tích và điền các giá trị khác nhau của chuỗi. Có thể dùng AutoFill cho ngày, tháng, năm, chuỗi số…

        Để điền một chuỗi số, nhập hai số đầu cạnh nhau theo hàng hay cột

        Chọn bôi đen cả hai ô, đưa con trỏ xuống phía dưới bên phải của vùng chọn cho đến khi con trỏ chuột trở thành dấu “+”

        Kéo chuột cho đến khi kết thúc vùng điền

IV- SỬA DỮ LIỆU

        Để sửa chữa dữ liệu, bạn đưa con trỏ đến ô cần sửa chữa dữ liệu sau đó ấn F2 và tiến hành sửa chữa. Khi sửa chữa xong bạn ấn Enter để chấp nhận giá trị mới. Nếu bạn không sửa chữa mà tiến hành nhập giá trị mới thay giá trị mới thay giá trị cũ, bạn chỉ cần đưa con trỏ đến ô cần nhập giá trị mới, sau khi sửa chữa xong bạn ấn Enter để chấp nhận giá trị mới.

        Bạn có thể đưa con trỏ lên thanh công thức và tiến hành sửa chữa dữ liệu ở đó, sau khi sửa chữa xong bạn ấn Enter để chấp nhận giá trị mới.

V- CHỌN VÙNG DỮ LIỆU

 Vùng dữ liệu có thể là các ô, các hàng, các cột hay các bảng tính

1- Chọn các ô

Để chọn một ô

        Nhấn chuột vào ô mà bạn muốn chọn.

Để chọn các ô không lân cận

        Nhấn chuột vào ô đầu tiên mà bạn muốn chọn.

        Giữ phím Ctrl.

        Nhấn chuột vào các ô khác mà bạn muốn chọn.

        Thả tự do phím Ctrl khi bạn hoàn thành.

Để chọn dãy các ô bằng cách kéo di chuột

        Nhấn chuột vào ô đầu tiên của dãy các ô.

        Giữ chuột trái, sau đó kéo sang các ô mà bạn muốn chọn.

Để chọn dãy các ô lân cận ( tạo thành một khối chữ nhật)

        Nhấn chuột vào ô đầu tiên của khối chữ nhật.

        Giữ phím Shift.

        Di chuyển xuống ô mà bạn muốn đánh dấu ở góc phải phía dưới của khối chữ nhật.

        Nhấn chuột vào ô cuối cùng của khối mong muốn.

        Giải phóng phím Shift.

Để chọn toàn bộ bảng tính

        Nhấn chuột vào ô ở góc bên trái của cửa sổ bảng tính nơi giao giữa tiêu đề của hàng và cột.

        Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl-A.

Để chọn vài trang tính

        Nhấn chuột vào tên của trang tính đầu tiên.

        Giữ phím Ctrl.

        Tiếp tục nhấn chuột vào các tên trang tính khác mà bạn muốn chọn.

Để chọn tất cả các trang tính

        Nhấn chuột phải lên phần tên của một trang tính để hiển thị hộp lệnh

        Chọn Select all Sheet.

2- Chọn hàng

Để chọn một hàng

        Nhấn chuột vào tiêu đề của hàng.

Để chọn dãy các hàng lân cận

        Nhấn chuột vào số tiêu đề đầu tiên của hàng mà bạn muốn chọn.

        Giữ phím Shift.

        Đánh dấu chuột vào tiêu đề của các hàng khác mà bạn muốn chọn.

        Nhấn chuột vào hàng cuối cùng mà bạn muốn chọn.

        Giải phóng phím Shift.

Để chọn dãy các hàng không lân cận

        Nhấn chuột vào số tiêu đề đầu tiên của hàng mà bạn muốn chọn.

        Giữ phím Ctrl.

        Đánh dấu chuột vào tiêu đề của các hàng khác mà bạn muốn chọn.

        Nhấn chuột vào số các hàng tiếp theo mà bạn muốn chọn.

        Giải phóng phím Ctrl. Các hàng được chọn sẽ còn lại như minh hoạ.

3- Chọn cột

Để chọn một cột

        Nhấn chuột vào chữ tiêu đề của cột.

Để chọn dãy các cột lân cận

        Nhấn chuột vào chữ tiêu đề đầu tiên của cột mà bạn muốn chọn.

        Giữ phím Shift

        Đánh dấu chuột vào tiêu đề của các cột khác mà bạn muốn chọn.

        Nhấn chuột vào cột cuối cùng mà bạn muốn chọn.

        Giải phóng phím Shift.

Để chọn một dãy các cột không lân cận

        Nhấn chuột vào chữ tiêu đề đầu tiên của cột mà bạn muốn chọn.

        Giữ phím Ctrl.

        Đánh dấu chuột vào tiêu đề của các cột khác mà bạn muốn chọn.

        Nhấn chuột vào chữ tiêu đề các cột tiếp theo mà bạn muốn chọn.

        Giải phóng phím Ctrl. Các cột được chọn sẽ còn lại như minh hoạ.

VI- THAO TÁC VỚI CÁC TRANG TÍNH

1- Chèn một trang bảng tính

         Nhấn chuột phải vào bảng tính mà bạn muốn chèn một bảng tính mới trước nó.  Từ hộp lệnh của màn hình, chọn lệnh Insert, như minh hoạ.

        Bn s nhìn thy mt hp thoi được hin th, nhn chut vào nút OK.

        Kết quả được minh hoạ như dưới đây, bảng tính thứ tư đã được chèn vào trước bảng tính thứ hai.

 Hoặc nhấn chọn thực đơn Insert -> Worksheet

2- Đổi tên bảng tính

Để đổi tên một trang bảng tính

        Nhn chut phi vào phần tên. Trong hp lnh , chn lệnh Rename.

        Sau đó bn có th đánh đè lên tên đã có sn t trước ca trang bng tính.

        Trong trường hp này, tên bng tính là Sổ cái đã được s dng.

3- Xoá một bảng tính

Để xoá một bảng tính

        Nhn chut phi vào phần tên của trang bng tính.

        Chn Delete t hp lnh ca màn hình.

Mt hp thoi cnh báo được hin th, chn Delete hoặc Cancel.

4- Sao chép trang tính

Để sao chép một trang tính (cách lâu)

        Nhấn chọn tên trang tính ca s bng tính mà bn mun sao chép.

        Nhn chut phi vào trang tính và chn lnh Move or Copy.

        Một hộp thoại được hiển thị.

        Chn mục Move to end.

        Nhn chut vào Creat a copy.

        Nhn chut vào nút OK. Kết quả như hình minh ho như dưới đây.

Để sao chép một trang tính (cách nhanh)

        Chn tên trang bng tính mun sao chép.

        Gi phím Ctrl.

        Kéo phần tên của trang bng tính đến v trí mong mun.

        Thả phím chuột, kết quả là mt bn sao ca trang bng tính xut hin.

Để sao chép một trang tính từ sổ này sang sổ khác

        Chc rng bn có hai tp tin s bng tính đang m. Cái th nht cha mt trang tính mà bn mun sao chép sang s bng tính th hai.

        Trong s bng tính th nht, chn tên bng tính mà bn mun sao chép.

        Nhn chut phi vào th bng tính và chn lnh Move or Copy.

h

        Mt hp thoi xut hin. Nhn chut vào mũi tên ch xung bên phi ca trường To book ca hp thoi. Chn tên ca s bng tính th hai (Book2, như trong ví d minh ho)

        Nhn chut vào mũi tên ch xung bên phi ca trường Before Sheet ca hp thoi. Chn bng tính mà bn mun chèn bn sao vào phía trước.

        Nhn chut vào Creat a copy.

        Nhn chut vào nút OK. Ví d được minh ho dưới đây (trong ví d này chúng tôi chn chèn trước bng tính 2)

5- Di chuyển một bảng tính trong một dãy các bảng tính hoặc giữa các bảng tính đang mở

Để di chuyển một bảng tính trong một sổ bảng tính (cách lâu)

        Chn th bng tính mà bn mun di chuyn.

        Nhn chut phi vào th bng tính, và chn lnh Move or Copy.

        Mt hp thoi s xut hin. S dng  trường Before Sheet ca hp thoi, để quyết định di chuyn bng tính đến nơi nào. Chc rng Create a copy không được chn.

        Nhn chut vào nút OK. Mt ví d minh ho phía dưới. Trong ví d này, Sheet1 được di chuyn đến trước Sheet3.

Để di chuyển một trang tính trong sổ bảng tính (cách nhanh)

        Chn th bng tính ca bng tính mà bn mun di chuyn.

        Kéo th bng tính, v phía phi hoc phía trái ti v trí mong mun. Khi bn nhìn thy mt mũi tên nh ch xung, nó ch th bng tính đó s được di chuyn, khi bn gii phóng chut.

        Gii phóng chut và bng tính s được di chuyn ti v trí mong mun.

Để di chuyển một trang tính tới một sổ bảng tính khác

        Chc rng bn có hai tp tin s bng tính đang m. Cái th nht cha mt bng tính mà bn mun di chuyn đến s bng tính th hai.

        Trong s bng tính th nht, chn th bng tính ca bng tính mà bn mun di chuyn.

        Nhn chut phi vào th bng tính, và chn lnh Move or Copy.

        Mt hp thoi xut hin. Nhn chut vào mũi tên bên phi ca trường To book ca hp thoi. Chn tên ca s bng tính th hai (Book2, như ví d minh ho).

        Nhn chut vào mũi tên bên phi ca trường Before Sheet ca hp thoi. Chn  bng tính mà bn mun chèn bn sao lên trước.

        Chc rng chc năng Create a copy  không được chn.

        Nhn chut vào nút OK. Mt ví d được minh ho như dưới đây. (trong ví d này chúng ta chèn bn sao trước Sheet3)

VII- SAO CHÉP, DI CHUYỂN DỮ LIỆU

1- Copy dữ liệu

        Chọn vùng dữ liệu cần sao chép

        Nhấn Ctrl + C

        Di chuyển con trỏ đến vị trí cần dán, nhấn Ctrl + V

2- Di chuyển dữ liệu

        Chọn vùng dữ liệu cần chuyển

        Nhấn Ctrl + X

        Di chuyển con trỏ đến vị trí cần dán, nhấn Ctrl + V

3- Sao chép định dạng vùng

        Chọn vùng nguồn cần sao chép định dạng

        Nhấp chuột tại biểu tượng Format Painter trên thanh công cụ

        Chọn vùng cần sao chép định dạng

4- Xoá vùng dữ liệu được chọn

        Nhấn Delete hoặc chọn lệnh Edit -> Clear -> Contents để xoá dữ liệu vùng còn định dạng của vùng không bị xoá

        Chọn lệnh Edit -> Clear -> Format để xoá định dạng vùng còn dữ liệu của vùng không bị xoá

        Chọn lệnh Edit -> Clear -> All để xoá định dạng và dữ liệu của vùng

Chú ý: Để khôi phục lệnh trước đó, bạn nhấn Ctrl + z hoặc nhấn biểu tượng Undo trên thanh công cụ.

 

 


BÀI 4
ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU BẢNG TÍNH

I- ĐỊNH DẠNG BẰNG HỘP THOẠI FORMAT CELL.

 Vào menu Format -> Cell

        Thẻ Number: Cho phép bạn có thể lựa chọn một trong các kiểu định dạng có sẵn: Số (number), ngày (Date), thời gian (time)...

        Thẻ Alignment: Cho phép định dạng lề cho dữ liệu

        Thẻ Font: Cho phép định dạng Font cho dữ liệu

        Thẻ Border: Cho phép định dạng đường viền cho bảng tính

        Thẻ Patterns: Cho phép định dạng màu nền cho dữ liệu

II- THAY ĐỔI ĐỘ RỘNG CỦA CỘT VÀ CHIỀU CAO CỦA HÀNG

1- Thay đổi độ rộng cột

Để thay đổi độ rộng của một cột hay một nhóm cột được chọn

        Di chuyển con trỏ chuột di chuyển vào đường giao tiêu đề của cột được chọn với một cột khác, kết quả là con trỏ chuột thay đổi thành dấu cộng.

        Nhấn phím chuột và kéo sang phía trái để giảm kích thước cột hoặc sang phía phải để tăng kích thước cột.

Để đặt độ rộng cột thay đổi phù hợp với dữ liệu một cách tự động.

        Tìm ra đường giao tiêu đề phía bên phải của cột được chọn.

        Nhấn đúp chuột vào đường giao để làm cho cột thay đổi vừa với dữ liệu nhập vào. Cột sẽ được mở rộng theo dữ liệu nhập vào.

Để thay đổi độ rộng của nhiều cột một cách tự động

        Chọn nhiều cột và thao tác thay đổi độ rộng cột như đã làm với một cột. Nháy đúp chuột vào viền bên phải tiêu đề của cột trong bất kì các cột nào đang sáng. Độ rộng của các cột sẽ thay đổi phù hợp với sự nhập vào lớn nhất.

Để đặt độ rộng cột mặc định

        Từ thanh thực đơn của lệnh Format, chọn Column standard width để hiển thị hộp thoại Standard width. Nhập độ rộng mới cho các cột, sau đó nhấn nút OK.

2- Thay đổi độ cao hàng

Để thay đổi độ cao của một hàng  hay một nhóm hàng được chọn

        Di chuyển con trỏ chuột di chuyển vào đường giao tiêu đề của hàng được chọn với một hàng khác bất kỳ. 

        Nhấn phím chuột và kéo lên trên để giảm kích thước hàng hoặc kéo xuống dưới để tăng kích thước hàng.

Để thay đổi độ cao của hàng

        Chọn các hàng mà bạn muốn thay đổi. Từ thanh thực đơn của lệnh Format, chọn Row và chọn Height từ thực đơn Format Row. Nhập giá trị bạn muốn (từ 0 đến 409) trong hộp Row Height. Nhấn nút OK để kết thúc.

Để thay đổi chiều cao của hàng một cách tự động phù hợp với dữ liệu

        Chọn các hàng mà bạn muốn thay đổi.

        Từ thanh thực đơn của lệnh Format, chọn Row và chọn Autofit từ thực đơn Format Row.

III- TRỘN Ô

        Trộn ô (hợp các ô lại thành một ô duy nhất): chọn khối ô cần trộn (bôi đen) - > vào menu Format -> Cell -> Alignment -> Merge Cells. (Hoặc chọn biểu tượng Merge Cells    trên thanh công cụ)

        Tách ô (Huỷ bỏ chế độ trộn ô): Chọn ô bị trộn, vào menu Format -> Cell -> Alignment -> Bỏ chọn Merge Cells

IV- CHÈN, XOÁ CÁC HÀNG, CỘT VÀ Ô

1- Để chèn một hay nhiều hàng trong một bảng tính

        Chn hàng sẽ được di chuyn xung khi hàng mi được chèn trên nó.

        Để chn nhiu hơn mt hàng thì kéo di chut dc theo các tiêu đề hàng.

        Nhn chut phi theo các hàng được chn để hin th hp lnh. Chn Insert. Hoặc nhấn chọn thực đơn Insert ->Row.

2- Để chèn một hay nhiều cột trong bảng tính

        Chọn cột sẽ di chuyển sang phải khi cột mới được chèn vào.

        Để chọn nhiều hơn một cột, kéo con trỏ chuột dọc theo các tiêu đề cột.

        Nhấn chuột phải theo các cột được chọn để hiển thị một thực đơn. Chọn Insert. Hoặc nhấn chọn thực đơn Insert ->Columns.

3- Chèn thêm ô

        Chọn vùng cần chèn ô trống

        Chọn lệnh Insert -> Cells, xuất hiện hộp thoại Insert.

 +  Shift Cell Right: Thêm ô mới và dời ô hiện hành sang phải

 +  Shift Cell Down: Thêm ô mới và dời ô hiện hành xuống dưới

 +  Entire Row: Thêm dòng mới và dời dòng hiện hành xuống dưới

 +  Entire Colum: Thêm cột mới và dời cột hiện hành sang phải

4- Xoá các hàng hoặc các cột

        Chọn các hàng hoặc các cột mà bạn muốn xoá.

        Nhấn chuột phải vào hàng hoặc cột đã chọn và chọn Delete trong hộp lệnh. Hoặc nhấn chọn thực đơn Edit -> Delete.

5- Xoá ô

        Chọn vùng cần xoá ô

        Chọn lệnh Edit -> Delete, xuất hiện hộp thoại  Delete.

Shift Cell Right:  Xoá ô chọn và dời ô phía phải trở lại

Shift Cell Down:  Xoá ô chọn và dời ô phía dưới lên

Entire Row:  Xoá cả hàng có ô chọn

Entire Colum:  Xoá cả cột có ô chọn

V- CỐ ĐỊNH HÀNG, CỘT

 Do vùng dữ liệu có quá nhiều hàng và cột, khi di chuyển xuống dưới hoặc di chuyển sang phải thì các phần trên và bên trái sẽ bị khuất. Để cố định tiêu đề cột của dữ liệu hoặc cố định một hàng nào đó để thuận tiện cho việc xem và nhập dữ liệu, thực hiện các bước sau:

        Khi muốn cố định cột thì chọn cột phía bên phải của cột cần cố định rồi chọn lệnh Windows -> Freeze Panes

        Khi muốn cố định hàng thì chọn bên dưới của hàng cần cố định rồi chọn lệnh Windows -> Freeze Panes

        Khi muốn cố định hàng và cột thì chọn ô phía bên phải của cột và bên dưới của hàng cần cố định rồi chọn lệnh Windows -> Freeze Panes

        Khi muốn huỷ bỏ chế độ cố định thì chọn lệnh Windows -> UnFreeze Panes

VI- CỐ ĐỊNH TIÊU ĐỀ DỮ LIỆU CHO CÁC TRANG

 Khi có một dữ liệu trài dài từ trang này qua trang khác, người sử dụng muốn in ra tiêu đề hay nội dung của một cột nào đó của dữ liệu được in ra tất cả các trang mà không phải gõ lại chúng:

        Chọn lệnh Page Setup trong menu File sau đó chọn mục Sheet.

        Nếu muốn cố định đến hàng nào đó của dữ liệu thì tại phần Rows to Repeat at top đưa vào tên hàng của dữ liệu cần cố định qua các trang rồi chọn OK

        Nếu muốn cố định đến cột nào đó của dữ liệu thì tại phần Columns to Repeat at top đưa vào tên cột của dữ liệu cần cố định qua các trang rồi chọn OK

(--------------------------------------------------------------)

 

BÀI 5
CÔNG THỨC VÀ HÀM TRONG EXCEL

I- ĐỊA CHỈ TRONG EXCEL

        Trong Excel, một khái niệm quan trọng để làm việc với các ô dữ liệu đó là địa chỉ. Mỗi ô trong Excel được coi là một địa chỉ, căn cứ vào địa chỉ ta có thể tính toán và tổng hợp dữ liệu, sắp xếp dữ liệu một cách hiệu quả và dễ dàng

        Nếu ô chứa công thức tham chiếu đến các ô khác, mỗi cách mang lại một kết quả khác nhau và có thể được sử dụng khác nhau trong Excel.

1- Địa chỉ tương đối

        Là địa chỉ khi sao chép công thức, các địa chỉ trong công thức này tự động thay đổi theo hàng hoặc cột tương ứng tuỳ theo hướng copy.

        Ví dụ: Nếu trong ô B10 chứa công thức = SUM(B3:B9), khi bạn sao chép công thức từ ô B10 sang ô C10, công thức trong ô C10 sẽ tự động chỉnh thành = SUM(C3:C9).

2- Địa chỉ tuyệt đối

        Là địa chỉ khi sao chép công thức, các địa chỉ trong công thức không bị thay đổi theo hàng và cột tương ứng.

        Để địa chỉ ô trong một công thức không thay đổi khi bạn sao chép công thức đi nơi khác, bạn thêm dấu $ trước địa chỉ hàng và cột

        Ví dụ: Khi bạn muốn tăng lương cho tất cả các cán bộ công nhân viên lên 100.000 bạn chỉ cần nhập giá trị đó vào một ô nào đó trong bảng tính (ví dụ ô F7). Khi đó bạn sử dụng $F$7 để tham chiếu giá trị tăng lương này trong công thức ở ô đầu tiên của vùng lương, sau đó sao chép công thức đến các ô còn lại.

3- Địa chỉ hỗn hợp

        Nếu bạn chỉ muốn hàng hoặc cột c định khi bạn sao chép công thức, bạn sử dụng công thức hỗn hợp, tức là địa chỉ vừa là tương đối vừa là tuyệt đối

        Ví dụ: địa chỉ $C3 làm cột không thay đổi khi sao chép công thức, nhưng hàng lại thay đổi. Ngược lại, địa chỉ C$3 thì hàng cố định, còn cột thay đổi khi sao chép.

Ví dụ: Lập bảng tra cứu tính lãi suất tiền gửi Ngân hàng với số vốn gửi là 1000 VND với các mức lãi suất 0.1%, 0.2%, 0.3%, 0.4% trong thời gian 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tính theo cách tính lãi kép.

         Bảng kết quả tra cứu

 

A

B

C

D

E

F

G

1

Vốn

1000

 

 

 

 

 

2

    Tháng
Lsuất                    

1

2

3

4

5

6

3

0.1%

 

 

 

 

 

 

4

0.2%

 

 

 

 

 

 

5

0.3%

 

 

 

 

 

 

6

0.4%

 

 

 

 

 

 

II- CÔNG THỨC VÀ HÀM TRONG EXCEL

1- Công thức:

Công thức trong Excel bắt đầu từ dấu bằng "=" sau đó là biểu thức là sự kết hợp giữa các toán tử và các toán hạng theo một trình tự toán học nhất định.

Các toán tử

      + để cộng

      - để trừ

      * để nhân

      / để chia

      ^ luỹ thừa

Các phép toán so sánh

 Bằng (=), lớn hơn (>), nhỏ hơn (<), lớn hơn hoặc bằng (>=), nhỏ hơn hoặc  bằng (<=), khác (<>)

Trình tự tính các toán tử trong Excel.

 Các hàm AND, OR, NOT

 ^, *,  /, +,  -, &, =,  <,  >, <=,  >=,  <>

Toán hạng có thể là các hằng số, địa chỉ, hàm số, ...

Để nhập công thức vào ô trong bảng tính

        Đặt con tr vào ô mà công thc s xut hin.

        Nhp du bng (=).

        Nhp biu thc mà s to ra kết qu bn mun. Nó có th bao gm các toán hng, các giá tr, các biến, các hàm.

        Khi công thc được hoàn thành, nhn Enter. Kết qu ca công thc s được tính và hin th trong ô.

        Bn có th đặt công thc hin th trong thanh công thc Formula trên màn hình bng cách đặt con tr vào ô.

Các thông báo lỗi công thức thường gặp

        Khi viết công thức, rất dễ tạo ra các lỗi: liệt kê dưới đây là một số thông báo lỗi thường gặp.

        #### Các nội dung của một ô không thể được hiển thị đúng do cột quá hẹp.

        #REF! chỉ thị rằng ô mẫu không có giá trị. Điều này thường xuất hiện khi bạn xoá các ô mà có chứa công thức.

        #NAME? Excel không nhận biết được các kí tự có chứa trong công thức.

Chú ý: Nếu bn không th tìm thy nguyên nhân li trong hàm, bn có th s dng Paste Function để g ri cho nó. Làm sáng ô có vn đề và nhn chut vào biu tượng Paste Function trên thanh công thc hay thanh công c.

Ví dụ:  = (5+6)/2

    = A3 + B3 + C3

    = 100 + A5 +  SUM(B1:B10)

2- Hàm

Hàm là công thức được định nghĩa sẵn (bằng mã lệnh) phục vụ một tính toán cụ thể, như tính tổng, trung bình cộng…, hàm nhận thông tin gọi là các đối số và trả lại một kết quả mà nó tính toán được.

Đối số của hàm có thể là các hằng số, địa chỉ của ô, vùng ô, tên vùng hay các hàm khác. Ví dụ: SUM(C2*9,D5/2); IF(B1<6, Sum(C2,D2),0)

Dạng tổng quát của hàm: = Tên hàm (Danh sách các đối số)

        Tên các hàm liệt kê trong hp Paste Function được hin th dưới đây:

III- CÁC HÀM THÔNG DỤNG

1- Một số hàm thống kê (Statistical)

Hàm AVERAGE(số thứ nhất, số thứ hai, …)

Tính bình quân các số trong ngoặc

Ví dụ: =AVERAGE(B2:E2) {kết quả =8}

Hàm COUNT(giá trị 1, giá trị 2, …)

Đếm các phần tử kiểu số trong ngoặc

Ví dụ: = COUNT(A1:E7) {Kết quả =8}

Hàm COUNTA(giá trị thứ nhất, giá trị thứ hai, …)

Đếm các phần tử khác rỗng (có dữ liệu)

Ví dụ: =COUNTA(A1:E7) {kết quả =20}

Hàm MAX(số thứ nhất, số thứ hai, …)

Trả về số lớn nhất trong danh sách các số trong ngoặc

Ví dụ: = Max(B2:E2) {kết quả =9}

Hàm MIN(số thứ nhất, số thứ hai, …)

Trả về số nhỏ nhất trong danh sách các số trong ngoặc

Ví dụ: = Min(B2:E2) {kết quả =7}

Hàm SUM(số thứ nhất, số thứ hai, …)

Trả về tổng của các số trong ngoặc

Ví dụ: = Sum(B2:E2) {k quả =32}

2- Một số hàm xử lý chuỗi

Hàm Left(Chuỗi, số ký tự muốn lấy)

Lấy một số kí tự bên trái của chuỗi

Ví dụ: =Left(“Tp.HCM”,2) {kết quả = Tp}

Hàm Right(Chuỗi, số kí tự muốn lấy)

Lấy một số kí tự bên phải của chuỗi

Ví dụ: = Right(“Tp.HCM”,3) {kết quả = HCM}

Hàm Mid(Chuỗi, số bắt đầu, số kí tự)

Lấy một số kí tự từ vị trí bắt đầu

Ví dụ: = Mid(“Vi Du Thu”,4,2) {kết quả =Du}

Hàm Upper(Chuỗi)

Đổi thành chữ in

Ví dụ: =Upper(“vi du thu”) {kết quả =VI DU THU}

Hàm Lower(Chuỗi)

Đổi thành chữ thường

Vi dụ: = Lower(“Vi Du Thu”) {kết quả = vi du thu}

Hàm Proper(Chuỗi)

Đổi kí tự đầu thành hoa

Ví dụ: =Proper(“vi du thu”) {kết quả = Vi Du Thu}

Hàm Trim(Chuỗi)

Cắt bỏ dấu cách ở hai đầu xâu

Ví dụ: =Trim(“   ESC   “”) {kết quả =ESC}

Ví dụ: Nhập dữ liệu sau đó nhập các công thức cho các ô từ B2:B6 như đã gợi ý.

Hàm RANK:

Dạng thức: =RANK( giá trị, vùng dãy giá trị, cách xếp thứ bậc).

Tìm thứ bậc của một giá trị trong một dãy giá trị.

        Giá tr (Value): giá trị hoặc địa chỉ ô.

        Vùng dãy giá trị (Range): vùng ô.

        Cách xếp thứ bậc(Order): tăng hoặc giảm dần (có giá trị là 0 hoặc 1)

        0 (hoặc không ghi = mặc định): Thứ bậc được xếp theo trật tự giảm dần.

        1: Thứ bậc được xếp theo trật tự tăng dần.

Ví dụ: Xếp vị thứ theo năm sinh trong bảng số liệu sau đây, kết quả ghi vào cột J.

= RANK(C4,$C$4:$C$13,1)

3- Hàm điều kiện

Biểu thức điều kiện: là biểu thức lô gíc chỉ nhận một trong hai giá trị là True / False

 

 

 

 

 

 

Bảng số liệu

Hàm IF(điều kiện, giá trị đúng, giá trị sai)

Trả về giá trị đúng nếu điều kiện đúng, ngược lại trả về giá trị sai

Ví dụ: =IF(Sum(B4:D4)>=15, “Nhanh”, “Chậm”) { kết quả =Nhanh}

Nếu tổng các ô từ B4:D4 lớn hơn hay bằng 15 thì trả về “Nhanh”, ng ược lại trả về “Chậm”.

Hàm IF lồng  nhau 

Bài toán phải lựa chọn một trong nhiều trường hợp có thể chọn ta có thể sử dụng các hàm IF lồng nhau theo cú pháp sau đây:

IF(điều kiện 1, Giá trị đúng 1,
     IF(điều kiện 2, Giá trị đúng 2,
          IF(điều kiện 3, Giá trị đúng 3, Giá trị sai)))

 Hoạt động của hàm if lồng: điều kiện 1 có giá trị là true thì hàm trả về Giá trị đúng 1 và kết thúc, nếu không điều kiện 2 giá trị là true thì trả về Giá trị đúng 2 và kết thúc, nếu không điều kiện 3 có giá trị là true thì trả về Giá trị đúng 3 và kết thúc, nếu không thì trả về Giá trị sai và kết thúc.

 Chú ý:

Hàm If có thể lồng nhau nhiều lần

Số các hàm If phải lồng bằng số các trường hợp phải lựa chọn trừ 1

Có bao nhiêu hàm If lồng nhau thì có bấy nhiêu đóng ngoặc tại điểm cuối

Ví dụ: Sửa lại công thức tại ô E4 đáp ứng yêu cầu nếu tổng các ô từ B4:D4 lớn hơn 15 thì trả về “Nhanh” nếu bằng 15 thì trả về “Thường” còn lại trả về “Chậm”.

= IF(Sum(B4:D4)>15,”Nhanh”, IF(Sum(B4:D4)=15,”Thường”,”Chậm”))

Hàm SUMIF(vùng 1, “điều kiện”, vùng 2)

Tính tổng các ô trong vùng 2 tương ứng với các ô trong vùng 1 thoả mãn điều kiện

Ví dụ: trong bảng số liệu trên =Sumif(E4:E7,”Nhanh”,B4:B7) {kết quả =11}

Tính giá trị các ô từ B4:B7 tương ứng với các ô từ E4:E7 nếu giá trị các ô này là “Nhanh”

Hàm COUNTIF(vùng,” điều kiện”)

Đếm các ô trong vùng thoả mãn điều kiện

Ví dụ: trong bảng số liệu trên = Countif(E4:E7,”Nhanh”) {kết quả =2}

    = Countif(E4:E7,”Chậm”) {kết quả =2}

4- Một số hàm xử lý ngày tháng

Hàm Date(yy,mm, dd)

Nhập ngày tháng. Trong đó yy – hai chữ số chỉ năm; mm – hai chữ số chỉ tháng; dd – hai chữ số chỉ ngày.

Ví dụ: =Date(05,01,25) {kết quả =01/25/2005}

Hàm Weekday (tháng/ngày/năm)

Trả về số thứ trong tuần

Ví dụ: trong B2 nhập 01/04/2005 và nhập công thức sau vào một ô nào đó

= Weekday(B2) {kết quả =6 tức là ngày 04 tháng 01 năm 2005 là ngày thứ 6}

Hàm Day(tháng/ngày/năm)

Trả về số thứ ngày  trong tháng

Ví dụ: trong B2 nhập 01/04/2005 và nhập công thức sau vào một ô nào đó

= Day(B2) {kết quả =04}

Hàm Month(tháng/ngày/năm)

Trả về số thứ tháng trong năm

Ví dụ: trong B2 nhập 01/04/2005 và nhập công thức sau vào một ô nào đó

= Month(B2) {kết quả =01}

Hàm Year(tháng/ngày/năm)

Trả về 4 chữ số chỉ năm

Ví dụ: trong B2 nhập 01/04/2005 và nhập công thức sau vào một ô nào đó

= Year(B2) {kết quả =2005}

5- Hàm tìm kiếm

VLOOKUP(x, vùng tham chiếu, n, 0)

 Tìm giá trị x trong cột thứ nhất của vùng tham chiếu và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ n, đối số thứ tư là không có nghĩa là bảng tham chiếu không cần phải sắp xếp.

HLOOKUP(x, vùng tham chiếu, n, 0)

 Tìm giá trị x trong dòng thứ nhất của vùng tham chiếu và lấy giá trị tương ứng ở dòng thứ n, đối số thứ tư là không có nghĩa là bảng tham chiếu không cần phải sắp xếp.

 Chú ý:

-          Vùng tham chiếu trong hàm Vlookup() và Hlookup() được đánh số là 1 theo các cột từ trái qua phải và theo các dòng từ trên xuống dưới

-          Hàm Hlookup() hoạt động tương tự như hàm Vlookup() chỉ khác thay vì tìm kiếm trên cột thay bằng tìm kiếm trên hàng.

Ví dụ: Cho bảng số liệu sau đây, dùng hàm Vlookup() và Hlookup()điền dữ liệu cho hai cột Tên hàng và đơn giá trong phiếu giao hàng

-          Trong ô C11 gõ công thức = VLOOKUP(B11,$A$2:$B$5,2,0)

-          Trong ô D11 gõ công thức =HLOOKUP(B11,$A$7:$D$8,2,0)

IV- TRỢ GIÚP SỬ DỤNG HÀM

 Check vào biểu tượng Paste function fx trên thanh công thức hay Click Insert / Functionđể lựa chọn hàm muốn sử dụng trong hộp thoại sau

Chọn tên nhóm hàm trong khung Or Select a Category như: Most Recently Used những hàm đã sử dụng; All tất cả các hàm; Financial các hàm tài chính; Date & Time các hàm ngày giờ, …

Tên các hàm trong nhóm hàm đã chọn hiện trong khung Select a function

Cú pháp của hàm và hướng dẫn sử dụng được hiện phía bên dưới


BÀI 6
THAO TÁC VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU

I- TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ

1- Sử dụng lệnh tìm kiếm để tìm nội dung trong một bảng tính.

Để tìm ký tự trong một bảng tính

        Đặt con tr chut vào nơi mà bn mun bt đầu tìm kiếm.

        Chn lnh Find t thanh thc đơn ca Edit, hoc nhn Ctrl+F để hin th hp thoi Find.

        Đánh ký t mà bn mun tìm vào ô Find what.

        Nhn chut vào nút Find next để tìm s xut hin tiếp theo ca kí t mà bn đang tìm kiếm.

2- Sử dụng lệnh thay thế nội dung trong một bảng tính.

Để tìm và thay thế xâu ký tự trong một bảng tính

        Đặt con tr vào nơi mà bn mun bt đầu tìm kiếm.

        Chn lnh Replace t thanh thc đơn ca Edit, hoc nhn Ctrl+H để hin th hp thoi Replace.

        Đánh ký t mà bn mun tìm và thay thế vào ô Find what, chiu dài kí t ln nht là 255.

        Đánh kí t thay thế vào ô Replace with. Chn theo các bước sau:

-       Find next: tìm s xut hin tiếp theo ca kí t.

-       Replace: thay thế chui kí t này.

-       Replace All: s thay thế tt c s xut hin ca kí t trong phn Find what bng các kí t trong phn Replace With.

        Chọn Cancel để dừng việc tìm kiếm hoặc đóng hộp thoại.

II- SẮP XẾP

Thông thường, khi thêm dữ liệu vào danh sách, dữ liệu thường nằm dưới cùng. Tuy nhiên, có thể sắp xếp lại bảng tính theo trật tự chữ cái hoặc theo thời gian,…Nếu dữ liệu trong một cột thuộc kiểu có thứ tự : kiểu số, kiểu xâu kí tự, kiểu tiền tệ .. thì có thể sắp xếp lại bảng tính theo cột này.

Ví dụ:

Bảng tính trước khi được sắp xếp                   Bảng tính sau khi được sắp xếp theo cột Năm sinh

     chiều tăng dần

      

1- Thao tác sắp xếp

Sắp xếp cả bảng tính theo một cột:

        Nhấn chuột vào một ô thuộc cột cần sắp xếp

        Kích chuột vào nút để sắp theo chiều giảm dần hoặc nút để sắp theo chiều tăng dần

Sắp xếp cả bảng tính theo tối đa ba cột:

        Xác định các cột dùng để làm mốc sắp xếp.

        Nhấn chuột vào một ô thuộc cột cần sắp xếp (hoặc chỉ cần thuộc vùng dữ liệu cần sắp xếp).

        Mở bảng chọn  Data, chọn Sort. Một hộp thoại hiện ra cho phép xác định các lựa chọn:

        Trong danh sách chọn Sort by, hãy chọn tên cột dùng làm mốc để sắp xếp. Ví dụ Năm sinh.

        Lựa chọn sắp xếp theo chiều tăng dần (ascending) hay giảm dần (descending).

        Danh sách chọn  Then by  phía dưới cho phép sắp xếp tiếp theo ở mức thứ hai. Chẳng hạn, nếu có nhiều người cùng Năm sinh ta có thể sắp tiếp dựa vào cột Tên.

        Nhấn  OK để kết thúc lựa chọn và thực hiện sắp xếp.

Sắp xếp một vùng dữ liệu thuộc bảng tính

        Lựa chọn (bôi đen) vùng dữ liệu cần sắp xếp.

        Mở bảng chọn  Data, chọn  Sort.

        Trong hộp  Sort by, lựa chọn tên cột dùng để sắp xếp (Column A, Column B,…)

        Nhấn vào lựa chọn “No header row

        Các thao tác còn lại cũng tương tự như sắp xếp toàn bộ bảng tính

Lưu ý:

        Thông thường thì một bảng biểu bao giờ cũng có dòng đầu đề cột, ví dụ: Họ và tên, năm sinh, lương ...  Excel biết tự động loại bỏ dòng đầu đề này, chỉ sắp xếp các dòng dữ liệu. Trường hợp đặc biệt, bảng đang xét không có dòng đầu đề cột thì phải đánh dấu lựa chọn My list has, no header row, để tiến hành sắp xếp gồm cả  dòng đầu tiên.

        Với kiểu dữ liệu xâu kí tự có thể lựa chọn sắp xếp không phân biệt chữ hoa chữ thường hay có phân biệt chữ hoa chữ thường.

        Thao tác:

        Nhấn nút  Option.

        đánh dấu chọn Case Sensitive để sắp xếp có phân biệt chữ hoa, chữ thường.

Thông thường thao tác sắp xếp dựa trên dữ liệu dạng cột nhưng có thể chuyển sắp xếp theo dòng

Thao tác:

Trong hộp thoại Sort Options, nhấn vào lựa chọn Sort left to right

2- Trật tự sắp xếp mặc định

        Kiểu số: từ số âm nhỏ nhất đến số dương lớn nhất.

        Kiểu xâu kí tự, so sánh từ trái sáng phải, từng kí tự.

Ví d:    "A100," sẽ  xếp sau "A1" và trước "A11."

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ' - (space) ! " # $ % & ( ) * , . / : ; ? @ [ \ ] ^ _ ` { | } ~ + < = > A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z .

        Kiểu logic:  FALSE đứng trước TRUE.

        Mọi giá trị  error là bằng nhau.

        Khoảng trắng xếp cuối cùng.

III- LỌC DỮ LIỆU (FILTER)

Bảng tính Excel có những chức năng cơ bản, xử lí dữ liệu như một cơ sở dữ liệu. Ta có thể dùng phép lọc dữ liệu để lấy ra các thông tin cần thiết.

Lọc tức là loại bỏ các dòng trong bảng mà ta không quan tâm. Chỉ những dòng thoả mãn điều kiện lọc mới được hiển thị và xử lí. Việc lọc dữ liệu sẽ làm cho bảng kết quả thu gọn hơn, xử lí nhanh hơn.

1- Sử dụng chức năng lọc tự động Autofilter

Ví dụ: Lọc ra những cán bộ có chức vụ là Nhân viên:

Bảng tính trước khi lọc


Bảng tính sau khi lọc

 

Thao tác:

        Chọn một ô trong vùng dữ liệu.

        Mở bảng Data, chọn Filter / AutoFilter. Trên tất cả các dòng nhãn tên cột sẽ xuất hiện một nút bấm có dấu tam giác trỏ xuống. Nhấn chuột vào đây sẽ buông xuống một danh sách chọn cho phép chọn các điều kiện lọc.

        Danh sách chọn các điều kiện lọc gồm:

        All: lấy tất cả, không loại trừ dòng nào.

        Top 10: lấy 10 dòng đầu tiên.

        Custom: điều kiện do ta tự xác định.

        Nhấn chuột vào dòng ta muốn. Lúc này, chỉ những dòng thoả điều kiện lọc mới được xuất hiện.

        Tự thiết lập điều kiện lọc: Nếu điều kiện lọc ta cần không có mặt trong danh sách chọn thì nhấn Custom để tự thiết lập điều kiện. Một hộp thoại sẽ hiện ra như sau:

Hình 30. Hộp thoại Lọc nâng cao     

        Hộp thoại cho phép thiết lập một biểu thức điều kiện lôgic bao gồm các phép toán  AND hoặc OR.

        Chọn trong danh sách bên trái phép toán như trong hình minh họa.

        Nhập hoặc chọn giá trị trong ô bên phải.

Hình 31. Nhập vào điều kiện lọc

Ví dụ: nếu bảng có cột năm sinh và ta lọc chỉ xét những người  sinh sau năm 1967  thì cần chọn is greater than ở danh sách chọn bên trái và 1967 ở bên phải.

Lọc nhiều lần:

 Có thể lọc tiếp bảng kết quả nhận được theo một điều kiện khác. Các thao tác tiến hành hoàn toàn tương tự.

Thôi lọc:

 Chọn cột có lọc, bỏ đánh dấu lọc hoặc mở bảng chọn  Data, chọn Filter / show all.

 Khi lọc có tác dụng thì chỉ có các dòng thoả mãn điều kiện (được hiển thị) mới tham gia vào các phép tính. Ví dụ, phép tính tổng cột sẽ thay bằng  SUBTOTAL.

Một số điều kiện lọc thường gặp:

  1.    equal
  1.    bằng
  1.    does not equal
  1.    không bằng
  1.    is greater than
  1.    lớn hơn
  1.    is less than
  1.    nhỏ hơn
  1.    begins with
  1. bắt đầu bằng
  1. does not begin with
  1. không bắt đầu bằng
  1. ends with
  1. kết thúc bằng
  1. does not end with
  1. không kết thúc bằng
  1. contains
  1. có chứa
  1. does not contain
  1. không chứa

2- Lọc cao cấp Advanced

 Nếu bạn phải lọc dữ liệu với tiêu chuẩn lọc phức tạp thì bạn nên sử dụng Advanced Filter. Các bước thực hiện lọc bằng phương pháp Advanced Filter:

        Chọn một ô bất kỳ (hoặc chọn vùng) trong cơ sở dữ liệu. Vào menu Data/ Filter/ Advanced Filter

        Các thông số trong cửa sổ Advanced Filter:

  • Filter the list in Place: Chọn mục này nếu bạn muốn lọc tại chỗ
  • Copy to another location: Chọn mục này nếu bạn muốn Copy kết quả lọc ra một vùng khác trên cùng một bảng tính.. Nếu bạn chọn mục này thì mục Copy to sẽ tự động bật sáng
  • List range: Khai báo địa chỉ vùng cơ sở dữ liệu (bao gồm cả tên các trường)

CSDL Là một vùng dữ liệu gồm ít nhất hai dòng, dòng đầu tiên chứa tên các cột (Field) các dòng còn lại chứa dữ liệu gọi là mẫu tin (Record)

  • Criteria Range: Khai báo địa chỉ vùng tiêu chuẩn lọc (cả tên trường)

Vùng tiêu chuẩn chứa tiêu chuẩn để tìm kiếm, xoá, rút trích hay trích lọc. Vùng này chứa ít nhất hai dòng (Row), dòng đầu chưa tiêu đề (Field Name) các dòng còn lại chứa điều kiện.

  • Copy to: Chỉ định ô đầu tiên của vùng rút trích dữ liệu

Là vùng chứa các mẫu tin của cơ sở dữ liệu thoả mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn. Vùng rút trích cũng có dòng đầu tiên chứa các tiêu đề muốn rút trích.

Do không biết trước số dòng được rút trích, nên không xác định chính xác được địa chỉ vùng rút trích, nên vùng rút trích chỉ được xác định bằng một ô (Cell) .

  • Unique Record Only: Nếu có nhiều bản ghi giống nhau thì chỉ giữ lại một bản.

        Ví dụ: Cho một bảng dữ liệu như sau hãy nhập vào Excel và thực hiện lọc Advànilter

  • Lọc ra danh sách những người có điểm > 8
  • Lọc ra danh sách những người có điểm từ 8 đến 9.5
  • Lọc ra những người có nơi sinh tại Hà Nội hoặc Hải Phòng

  • Lọc ra danh sách những người có điểm > 8

      Cách thức tiến hành: đưa khung chọ vào một ô nào đó trong CSDL

      Chọn lệnh: Data / Filter / Advanced Filter

      Copy to another location: lọc ra nơi khác

      List range: $B$3:$H$13 địa chỉ CSDL

      Criteria range $H$20:$H$21 địa chỉ vùng tiêu chuẩn

      Copy: $B$22 địa chỉ ô đầu tiên của vùng rút trích

  • Lọc ra danh sách những người có điểm từ 8 đến 9.5 (làm tương tự)

  • Lọc ra những người có nơi sinh tại Hà Nội hoặc Hải Phòng (làm tương tự)

Chú ý: khi lập vùng điều kiện nếu bảng lọc phải thoả nãm 2 điều kiện trở lên

Các điều kiện xẩy ra đồng thời: phải mô tả các ô điều kiện trên một dòng (câu 2)

Các điều kiện không đồng thời: phải mô t  các ô điều kiện trên các dòng khác nhau (câu 3)

Ô điều kiện có th ể là số, từ ví dụ:

Ô điều kiện có thể là công thức

Trong trường hợp này cần phải lưy ý 2 yêu cầu sau:

      Ô tiêu đề của vùng tiêu chuẩn phải khác với tất cả các tiêu đề của vùng dữ liệu

      Trong ô điều kiện phải lấy địa chỉ của các ô đầu tiên

Ví dụ sau đây: trích ra danh sách gồm những người có điểm tổng 3 môn Ngoại ngữ, Toán, Văn lớn hơn hay bằng 27 điểm

IV- TỔNG HỢP DỮ LIỆU TRONG DANH SÁCH (SUBTOTAL).

Microsoft Excel có thể tự động tính các giá trị tổng con và tổng lớn thành một danh sách.

  1. Để tóm tắt dữ liệu, trước tiên bạn sắp xếp danh sách để các hàng mà bạn muốn tính tổng được sắp xếp cùng nhau.
  2. Trên menu Data, chọn Subtotals

 

  1. Trong hộp At each change in, hãy nhập cột để tổng hợp dữ liệu.
  2. Trong cột Use function, nhập hàm tổng hợp mà bạn muốn sử dụng
  3. Trong hộp Add subtotal to, chọn hộp kiểm tra cho mỗi cột chứa giá trị mà bạn muốn tính tổng con.
  4. Nếu bạn muốn ngắt trang tự động sau mỗi tổng con, hãy chọn hộp kiểm tra Page break between groups.

Ví dụ: Tính tổng tiền thưởng theo nhóm là phòng ban trong bảng lương sau đây

        Trước tiên sắp xếp bảng theo cột phòng ban

        Chọn lệnh Data / Subtotals

  • Mục At each change in chọn PHÒNG BAN
  • Mục Use fuction chọn hàm Sum
  • Mục Add subtotal to chếch vào cột THƯỞNG

Chọn OK ta có được kết quả sau.

V- TỔNG KẾT VỚI BẢNG TRỌNG TÂM (PIVOT)

Trong phần này chúng ta học cách sử dụng bảng trọng tâm (Pivot table) để phân tích số liệu. Bảng trọng tâm là một tính năng rất hữu ích của Microsoft Excel giúp cho bạn phân tích số liệu một cách hiệu quả. Dùng chức năng này, bạn được tương tác trực tiếp để tính nhanh các tổng, phân tích các bảng chéo hay quay dòng, quay cột nhằm đưa ra các kết quả theo những phương án tính toán khác nhau

Các bước tiến hành

Chọn bất kỳ ô nào trong danh sách, sau đó trong bảng chọn Data, nhấn PivotTable and PivotChartReport để mở hộp hội thoại PivotTable Wizard. Hộp thoại xuất hiện ta bắt đầu tiến hành theo 3 bước

Trong hộp thoại PivotTable and PivotChart Wizard - Step 1 of 3

Mục: Where is data that you want to analyze ?

Chọn: Microsoft excel list or database

Chọn: Next chuyển bước 2

 

 

 

PivotTable and PivotChart Wizard - Step 2 of 3.

Thể hiện địa chỉ của CSDL trong mục Range, chọn Next chuyển bước 3

PivotTable and PivotChart Wizard - Step 3 of 3.

 Chọn New worksheet nếu muốn đưa bảng kết quả sang một trang tính mới

 Chọn Existing worksheet nếu muốn để kết quả trong trang tính chứa CSDL

 Chọn nút Layout…để tạo bảng Pivot, đây là bước quan trong nhất

 Bảng Pivot gồm có 4 phần thể hiện trên hình minh hoạ dưới đây

 Page: chứa yếu tố tổng hợp cao nhất, chọn từ các trường từ bên phải đưa vào. Trong ví dụ dưới đây mục đưa KVUC

 Row: chứa yếu tố tổng hợp thứ nhì, chọn từ các trường từ bên phải đưa vào. Trong ví dụ dưới đây ta đưa DONVI, NGAY

 Column: chưa các yếu tố phân tích, chọn từ phía bên phải đưa vào. Trong ví dụ dưới đây ta đưa SPHAM

 Data: chứa dữ liệu phân tích. Trong ví dụ dưới đây ta đưa vào đây TRIGIA, THUE và CONG.

 Ví dụ: cho một CSDL Excel quản lý nhà hàng, hãy tạo bảng Pivot từ CSDL đó. Sao cho nắm được tình hình kinh doanh (doanh thu và thuế) của từng khu vực chi tiết trong từng đơn vị trong từng ngày đối với từng sản phẩm

 

Kết quả

 

- Nhấp vào múi tên ô KVUC, DONVI, NGAY, SPHAM cho lựa chọn cách xem tổng thể hay chi tiết tuỳ ý.

 

 

 

 


BÀI 7
TẠO BIỂU ĐỒ

I- DÙNG CHART WIZARD ĐỂ TẠO BIỂU ĐỒ HIỂN THỊ DỮ LIỆU

1- Khái niệm

Biểu đồ là sự biểu diễn các con số, dữ liệu bằng hình ảnh, để người đọc nắm bắt được các thông tin một cách trực quan

2- Khối dữ liệu

Để tạo được biểu đồ cần phải có ít nhất 2 ô dữ liệu số khác nhau. Thông thường dòng hoặc cột dữ liệu số sẽ đi kèm với một dòng hoặc cột dữ liệu chuỗi, các ô này gọi là tiêu đề của dữ liệu (Category label)

3- Các thành phần của đồ thị

        Chart title: tên của biểu đồ

        X title: tiêu đề trục X

        Y title: tiêu đề trục Y

        Catygory label: tiêu đề dữ liệu

        Data Series: đường biểu diễn của biểu đồ

        Legend: chú thích

4- Các loại đồ thị

        Column: Cột

        Bar: Thanh ngang

        Line: Đường kẻ

        Pie: rẽ quạt

5- Các bước tạo biểu đồ

        Chọn khối dữ liệu muốn tạo biểu đồ hay di chuyển khung chọn đến một ô nào đó trong khối dữ liệu

        Click biểu tượng Chart wiard trên thanh công cụ hoặc chọn trình đơn Insert / Chart

        Trong hộp thoại Chart wiard – step 1 of 4 chọn loại biểu đồ trong khung Chart type, chọn dạng biểu đồ trong khung Chart sub type. Sau khi xong click nút Next

        Trong hộp thoại Chart wiard – step 2 of 4 biểu đồ mẫu đã được tạo, nếu không đồng ý với các thông số trên biểu đồ có thể định lại vùng dữ liệu trong Data range, chọn dạng biểu đồ theo dòng (Row) hay theo cột (Column) ở mục Series in, sau đó click nút Next

        Trong hộp thoại Chart wiard – step 3 of 4 nhập tiêu đề cho đồ thị trong khung Chart title và các tiêu đề khác sau đó Click nút Next

        Trong hộp thoại Chart wiard – step 4 of 4 chọn vị trí đặt biểu đồ As new sheet (ở bảng tính mới) As Object in tại bảng tính hiện hành. Click nút Finish để kết thúc.

Ví dụ: vẽ biểu đồ của bảng số liệu sau và theo mẫu

6- Hiệu chỉnh đồ thị

Nguyên tắc muốn hiệu chỉnh đối tượng nào trên biểu đồ thì Click vào đối tượng đó 

Di chuyển: Click and drag đối tượng

Thay đổi kích thước: sau khi chọn đói tượng đưa trỏ chuột vào một trong các góc của đối tượng, Click and drag để thay đổi đối tượng.

Định dạng kiểu chữ và nền: sau khi chọn đối tượng thì chọn Format / select… hay double click vào đối tượng

 Chọn Font trong hộp thoại Format để định dạng kiểu chữ

 Chọn Patten trong hộp thoại Format để dịnh dạng mầu nền

Xoá: chọn đối tượng, nhấn phím Delete hay Right click chọn Clear

II- CHÈN MỘT BIỂU ĐỒ VÀO TÀI LIỆU MICROSOFT WORD

Bạn có thể chèn một biểu đồ bạn vừa tạo vào trong một tài liệu Word dùng phương pháp “cắt dán”.

  1.    Để dán biểu đồ vào trong một tài liệu Word, nhấn Copy (Sao chép) trong bảng chọn Edit (Soạn thảo).
  2.    Nhấn nút Start trong thanh công việc Windows 95, trỏ chuột vào Programs nhấn Microsoft Word.
  3.    Trong tài liệu Microsoft Word, nhấn Paste (Dán) trong bảng chọn Edit (Soạn thảo). Word dán biểu đồ được sao chép vào tài liệu mới.
  4.    Nhấn trong thanh tiêu đề Microsoft Word - Document 1 (Tài liệu 1), và nhấn No khi được hỏi bạn có lưu giữ các thay đổi bạn đã làm trong Tài liệu 1 hay không.

 

(-------------------------------------------------------------------)

 

 

BÀI 8
IN TRANG TÍNH

 

I- THIẾT ĐẶT TRANG

Trước khi in trang tính, bạn cần thiết đặt trang cho bản in ra. Tối thiểu và thông thường nhất là phải thiết đặt kích thước trang giấy sẽ in, định hướng tài liệu in ra trên trang giấy, khoảng cách các lề.

  1.    Chọn Page Setup (Thiết đặt trang) trong bảng chọn File (Tệp).
  2.    Nhấn trang Page (Trang).
  3.    Trong hộp Paper Size (Kích thước trang giấy), nhấn mũi tên bên phải để chọn kích cỡ loại giấy bạn sẽ in.
  4.    Đánh dấu hướng in ra trên trang giấy bằng cách chọn Portrait (Dọc) để in dọc khổ giấy, Landscape (Ngang) để in ngang khổ giấy.
  5.    Nhấn trang Margins (Các lề) để đặt khoảng cách lề vào các hộp Top (Trên), Left (Trái), Right (Phải) và Bottom (Dưới).

II- NGẮT TRANG

Khi in một báo cáo lớn hơn một trang giấy thông thường, Microsoft Excel tự động chia báo cáo thành các phần vừa với kích thước trang giấy trên cơ sở thiết đặt trang hiện tại trong hộp hội thoại Page Setup.

Đường ngắt trang trong trang tính là đường gãy nét. Để hiển thị đường ngắt trang trong trang tính, chọn Options trong bảng chọn Tools, nhấn trang View (Xem), và đánh dấu vào hộp Page Breaks nếu chưa được đánh dấu.

Thông thường bạn muốn tự đặt ngắt trang theo ý mình để làm nội dung báo cáo được ngắt trang hợp lý hơn. Khi đó ta dùng lệnh Page Breaks trong bảng chọn Insert để chèn ngắt trang vào vị trí mong muốn.

Để chèn một ngắt trang bằng tay, thực hiện các bước sau:

  1.    Chọn ô phía dưới và bên phải của vị trí bạn muốn ngắt trang. Ô này sẽ trở thành góc trên trái của trang mới.
  2.    Từ bảng chọn Insert, chọn Page Break (Ngắt trang).

Ngược lại, để xoá một ngắt trang áp đặt, thực hiện các bước sau:

  1.    Chọn ô phía dưới và bên phải của đường gãy nét.
  2.    Từ bảng chọn Insert, chọn Remove Page Break (Bỏ ngắt trang). Nếu bạn không thấy lệnh Remove Page Break trong bảng chọn Insert, có lẽ ô bạn chọn chưa phải ô phía dưới và bên phải của đường gãy nét.

 

III- TẠO RA MIỀN IN VÀ XEM TRƯỚC BẢN IN CỦA BẠN

Trong nhiều trường hợp bạn không cần in ra toàn bộ trang tính mà chỉ một phần của nó, do đó cần xác định phần trang tính bạn muốn in và xem trước khi in để chỉnh sửa nó trước khi in ra.

  1.    Chọn miền A1:G7.
  2.    Trong bảng chọn File, trỏ chuột vào Print Area (Vùng in), và nhấn Set Print Area (Tạo ra miền in). Print_Area (Miền in) xuất hiện trong Name Box (Hộp Tên) ở góc trái trên của bảng tính và một đường sẫm xuất hiện xung quanh vùng được chọn.
  3.    Nhấn trên thanh công cụ Standard. Microsoft Excel hiển thị trang tính của bạn được in ra trông thế nào.
  4.    Đặt con trỏ trên vùng trang tính. Con trỏ trở thành hình kính lúp. Nhấn để phóng to. Nhấn Zoom để thu nhỏ trở lại.
  5.    Để xem ranh giới lề, nhấn Margins (Lề). Để tăng lề trên, nhấn đường lề ở đỉnh trang tính và kéo nó xuống. Để tăng độ rộng cột kéo ranh giới giữa hai cột sang phải.
  6.    Nhấn Close để trở lại trang tính.

 

Huỷ bỏ miền in đã tạo

 

Khi cần thay đổi miền in bạn chỉ cần lặp lại quá trình tạo ra miền in. Để huỷ bỏ miền in, từ bảng chọn File (Tệp), trỏ chuột vào Print Area (Vùng in), và nhấn Clear Print Area (Xóa miền in).

 

IV- ĐẦU TRANG VÀ CHÂN TRANG

Bạn có thể đưa vào sổ tính của bạn đầu trang và chân trang để hiển thị thông tin tiêu đề và số trang trong mỗi trang tính. Trong chế độ xem bình thường (Normal View) bạn không thể nhìn thấy các đầu trang và chân trang của sổ tính. Bạn chỉ có thể soạn thảo các đoạn văn cho đầu trang hoặc chân trang trong khi làm việc với công cụ Header and Footer (đầu trang và chân trang).

 

1. Trong bảng chọn View (Xem), nhấn Header and Footer. Bảng chọn Page Setup xuất hiện.

2. Nhấn chuột vào Custom Header (Đầu trang), di chuyển chuột tới Center Section (Phần giữa),  bạn hãy gõ, ví dụ “ Chào Việt Nam”.Văn bản của bây giờ đã được căn giữa, nếu bạn muốn căn trái hoặc căn phải bạn có thể chọn Left Section hay Right Section.

3. Để định dạng văn bản, bạn đánh dấu văn bản cần định dạng và nhấn chuột ở nút lệnh Font  .

4. Để chèn vào số trang, ngày, tháng, tên file bạn có thể chỉ ra các nút thích hợp cho việc cần chèn

5. Sau khi đã chèn xong, nhấn OK.

6. Nếu muốn xem trước khi in, nhấn chuột vào Print Preview.

(Để chèn tiêu đề vào cuối trang tính, bạn cũng làm tương tự như trên)

 

 

V- IN TRANG TÍNH.

Dễ dàng in một hoặc nhiều bản sao của tài liệu của bạn.

  1.    Trong bảng chọn File (Tệp), nhấn Print (In). Microsoft Excel hiển thị hộp hội thoại Print như hình:

 

 

  1.    Để in nhiều hơn một bản, nhấn mũi tên chỉ lên trong hộp Number of copies: (Số bản in) đến số 2.

Nhấn OK để in hai bản bảng tính của bạn.

 

1

 

nguon VI OLET