BÀI THU HOẠCHHọ và tên:
Đơn vị: Trường THCS
Câu 1:
Đồng chí hãy nêu mô hình xã hội XHCN và phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH ở nước ta được trình bày trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, pháp triển năm 2011)?
Trả lời
* Mô hình xã hội XHCN trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, pháp triển năm 2011).
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Để xây dựng CNXH, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình CNXH (mà chúng ta gọi đó là những “đặc trưng”).
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH Việt Nam toàn diện hơn, gồm tám đặc trưng. Trong Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng ta tiếp tục xác định tám đặc trưng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của CNXH trong hai Văn kiện nêu trên gồm:
- Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ.
- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển
- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo
- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
* Phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH ở nước ta được trình bày trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, pháp triển năm 2011)?
Cương lĩnh năm 1991 xác định 7 phương hướng, với nội dung có nhiều trùng lắp những nội dung được đề cập ở mục III: Những định hướng lớn về chính sách kinh tế-xã hội (KT-XH), quốc phòng-an ninh, đối ngoại. Để khắc phục sự trùng lắp, kế thừa cách diễn đạt của Đại hội X. Cương lĩnh năm 2011 nêu 8 phương hướng cơ bản sau đây:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”

Câu 2:
Theo đồng chí tỉnh Hà Tĩnh, huyện Hương Sơn cần tập trung ưu tiên vào những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm nào để phát triển nhanh nguồn nhân lực?
* Những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để phát triển nhanh nguồn nhân lực ở tĩnh Hà Tĩnh:
Có thể khẳng định rằng sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lựccủa tỉnh đó.
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh có những thuận lợi cơ bản đó là Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học, học giỏi, có lòng yêu nước, sáng tạo, cần cù chịu khó trong lao động. Bên cạnh đó hiện nay Hà Tĩnh thu hút được khá nhiều dự án đầu tư trọng điểm của trung ương. Tuy nhiên, việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân như: khí hậu khắc nghiệt, địa hình không thuận lợi, giao thông đi lại còn khó khăn, các dự án đầu tư trong và ngoài
nguon VI OLET