TÍCH HỢP RÈN LUYỆN NGHỆP VỤ SƯ PHẠM VỚI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRONG CÁC MÔN HỌC

TẠI TRƯỜNG CĐSP

ThS. GVC Lại Thị Thạnh

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông của đất nước đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình, Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em.  Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong  một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng .

  Trường sư phạm là trường dạy nghề - nghề dạy học - đào tạo người giáo viên giỏi chuyên môn, tinh thông nghề nghiệp. Do vậy, không chỉ cung cấp kiến thức mà trường có có trọng trách rèn luyện nhiều mặt kĩ năng nghề cho SV. Học phần RLNVSPTX là một học phần có tính đặc thù nằm trong chương trình đào tạo mang tính nghề nghiệp rất quan trọng của trường sư phạm bởi nó có nhiều ưu thế trong việc rèn luyện nhiều kĩ năng nghề cho SV. Nội dung RLNVSPTX phong phú đa dạng và cần phải được cụ thể hóa trong từng môn học, từng hoạt động. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy đây là một trong những học phần rất phù hợp để kết hợp rèn kĩ năng sống cho sinh viên.

    Hơn nữa, vai trò của các trường sư phạm là phải là tiên phong về đổi mới phương pháp dạy học vì phương pháp dạy học ở các trường sư phạm có ảnh hưởng rất lớn, nếu không nói là quyết định đến phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Hiện nay việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường Cao đẳng sư phạm  Đà lạt đã được chú trọng nhưng giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào chương trình các môn học, vào rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên kể cả việc rèn luyện và hình thành kĩ năng sống cho sinh viên thì vẫn chưa được đề cập đến mặc dù nội dung, phương pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và giáo dục kĩ năng sống có nét tương đồng. Thiết nghĩ để đáp ứng với nội dung giáo dục kĩ năng sống đang được thực hiện trong các trường phổ thông thì khâu đột phá phải bắt đầu từ các trường sư phạm. Các trường sư phạm hiện nay phải tích hợp việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên với giáo dục kĩ năng sống để sinh viên có điều kiện tiếp cận với cách thức tích hợp trong rèn luyện kĩ năng. Có như thế mới nâng cao chất lượng giáo dục, năng lực của sinh viên giúp họ giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống có hiệu quả.

2. PHẨN LÝ LUẬN

2.1 Mục tiêu của rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên bao gồm: Rèn luyện kỹ năng sư phạm : tác phong ứng xử, khả năng ngôn ngữ (đọc, nghe, viết, đặt câu hỏi, trình bày ý kiến cá nhân, biểu cảm..); Rèn kĩ năng giao tiếp và giao tiếp sư phạm; Rèn kĩ năng tìm hiểu về học sinh và chương trình dạy; Rèn kỹ năng giảng dạy và giáo dục; Rèn kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm

     Trong quá trình thực hiện những mục tiêu trên, GV hoàn toàn có thể đưa vào các kĩ năng sống cốt lõi mà  UNESCO, UNICEF và WHO đã thống nhất như: Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng suy nghĩ, Kĩ năng giao tiếp đạt hiệu quả, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng tư duy sáng tạo, Kĩ năng ứng xử cá nhân, Kĩ năng tự nhận thức / tự trọng và tự tin bản thân, xác định giá trị, Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc … bởi vì những kĩ năng đó phần lớn đã nằm trong những mục tiêu trên.

1

 


2.2. Để giáo dục kĩ năng sống, GV cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, đó là: - Phải có tiến trình thực hiện lâu dài mới hình thành - Phải được thực hiện trong môi trường giáo dục, trong mọi môn học và trong mọi hoạt động. - Phải được tương tác với thầy và bạn - Phải được trải nghiệm trong các tình huống thực tế. Các nguyên tắc này cũng thống nhất với việc RLNVSPTX bởi vì rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên thì SV phải được thường xuyên rèn luyện. Rèn luyện phải được thực hiện suốt cả quá trình đào tạo từ đầu đến cuối cho từng lớp, từng năm, từng học kì. Do đó tích hợp giáo dục KNS vào học phần RLNVSPTX là điều hoàn toàn hợp lí.

2.3. Giáo dục kĩ năng sống và  rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đều có chung nhóm phương pháp thực hiện :Phương pháp dạy học hợp tác; Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp đóng vai; hương pháp trò chơi; Phương pháp dự án. Nhưng nếu sử dụng một số kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống như: Kỹ thuật thảo luận khăn trải bàn; Phòng tranh; Mảnh ghép; Trình bày 1 phút; Kĩ thuật biết 3; Hỏi chuyên gia; Bản đồ tư duy; Phân tích phim; Nói cách khác, vào quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sẽ hình thành cho sinh viên năng phối hợp một cách hợp lý và linh hoạt hơn trong cách thức hoạt đng với học sinh, đem lại hiệu quả cao hơn.

2.3. Khái niệm tích hợp:

     Nội hàm khoa học của khái niệm tích hợp có thể hiểu một các khái quát là sự hợp nhất  hay là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phảilà một phép cộng đơn giản  những thuộc tính của thành phần ấy. Tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau.

2.5. Vận dụng tích hợp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và giáo dục kĩ năng sống: Việc tích hợp phải trên quan điểm tích cực hóa hoạt động của sinh viên mọi mặt và mọi khâu của quá trình dạy học. Tìm mọi cách để phát huy năng lực năng lực sáng tạo của họ do vậy, việc lựa chọn nội dung, phương pháp, kĩ thuật tích hợp phải chú ý các yêu cầu:

- Xác lập mối liên hệ giữa kĩ năng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với kĩ năng sống.

- Thiết kế  nội dung, tình huống tích hợp giữa rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với kĩ năng sống để sinh viên thực hiện qua đó vừa lĩnh hội kiến thức vừa phát triển năng lực, kĩ năng tích hp.

- Đặt sinh viên vào trung tâm của quá trình dạy học để họ trực tiếp tham gia giải quyết các tình huống tích hp. Biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình tự ý thức chiếm lĩnh và hình thành kĩ năng.

- Giảng viên phải thiết kế bài giảng theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng đến  nội dung kiến thức mà còn  xây dựng hệ thống thao tác tương ứng nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh từng bước thực hiện

3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3.1. Các bước tích hợp

      Các học phần trong chương trình đào tạo của trường sư phạm đều hàm chứa việc rèn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng tay nghề cho người học. Nhưng để có quá trình tích hợp lý giữa rèn luyện nghiệp vụ và giáo dục kĩ năng sống cần theo các bước thực hiện:

 

 

Các bước

Nội dung tích hợp

Vai trò của

giáo viên

Vai trò của sinh viên

 

Khám phá

- Nội dung bài học nào

có thể tích hợp việc

- GV nghiên cứu

chương trình

- GV cùng SV khám

phá

1

 


 

RLNVSPTX

Với KNS

 

 

 

 

Kết nối

-Tìm hiểu những thông

tin, kiến thức, kĩ năng

trong môn học kết nối

với RLNVSPTX

 

- Nội dung nào tích hợp RLNVSPTX với giáo

dục KNS

- Giáo viên lập kế

hoạch tích hợp

- Suy nghĩ cách tổ

chức khởi động, nêu

vấn đề

- GV suy nghĩ

phương pháp,

nguyên tắc, kĩ thuật

thực hiện quá trình

tích hợp

- Giáo viên đóng vai

trò người hướng dẫn

- Sinh viên nhận

thông tin, xử lí thông

tin, trình bày quan

điểm, đặt câu hỏi

Thực hành –

luyện tập

 

- Tạo tình huống,

cơ hội cho sinh viên

thực hành vận dụng

thiết kế tích hợp

- Xây dựng những

bối cảnh hoàn cảnh có

ý nghĩa để sinh viên

bộc lộ việc thực hành RLNVSPTX và KNS

thông qua nội dung bài

học

- Giáo viên phân tích

những trải nghiệm

của sinh viên, phân

loại

- Rút kinh nghiệm

thiết kế, cách tổ

chức, điều khiển

 

- Sinh viện thực hiện

tương tác, trải nghiệm,

phản hồi,

- Sinh viên tự đánh

giá khả năng của bản

thân

Vận dụng

Tạo cơ hội cho sinh

viên mở rộng và vận

dụng kiến thức và kĩ

năng có được vào các

tình huống mới, bối

cảnh mới

- GV hướng dẫn SV

lập kế hoạch với

những nội dung

khác trong chương

trình, trong các hoạt

động

- Hướng dẫn sinh

viên vận dụng kiến

thức, kĩ năng mới ,

biết đánh giá.

- Sinh viên đóng vai

trò người lập kế

hoạch, người sáng

tạo, người giải quyết

vấn  đề, người trình

bày, người đánh giá

    Các bước thực hiện việc tích hợp RLNVSPTX  với giáo dục KNS cho sinh viên thì tùy từng môn học và hoạt động mà giáo viên có thể tập trung vào rèn luyện nghiệp vụ nhiều hơn hay giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên nhiều hơn; tùy theo đặc trưng môn học mà sử dụng các phương phápkĩ thuật dạy học khác nhau.

3.2 Trình tự thiết kế

Tên bài học

I/ Mục tiêu bài học

II/ Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

III/Các KNS được giáo dục trong bài học

III/ Các phương pháp / kĩ thuật được thực hiện

IV/ Phương tiện dạy học

V/ Tiến trình dạy học

1. Khám phá

1

 


2. Kết nối

  1.       Hoạt động 1,
  2.       Hoạt động 2,
  3.       Hoạt động 3

3. Thực hành

4. Vận dụng 

3.3. Nội dung tích hợp (Bài minh họa)

     Việc tích hợp RLNVSPTX với giáo dục KNS có thể thực hiện trong bất kì môn học nào trong trường sư phạm, tuy nhiên phải lựa chọn nội dung nào có khả năng tích hợp để hiệu quả được cao. Dưới đây chỉ là một minh họa việc khai thác tích hợp RLNVSPTX và giáo dục KNS

 

TÊN BÀI

RLNVSPTX

CÁC KNS CẦN

GIÁO DỤC

PHƯƠNG PHÁP

KĨ THUẬT SỬ DỤNG

 

Không khí bị bị ô

nhiễm. Bảo vệ bầu

không khí trong

sạch

- Rèn kĩ năng trình

bày ý kiến cá nhân.

- Rèn kĩ năng đặt câu

hỏi.

- Rèn kĩ năng phân

tích nội dung bài học

- Rèn kĩ năng giao tiếp

 trong nhóm nhỏ

 

- Kĩ năng tìm kiếm xử

lí thông tin về nguyên

nhân làm không khí ô

nhiễm

- Kĩ năng xác định giá

trị bản thân qua đánh

giá các hành động liên

quan  đến ô nhiễm

không khí

-Kĩ năng trình bày

tuyên truyền về bảo vệ

bầu không khí trong

sạch

-         Kĩ năng ra quyết định

-         lựa chọn giải pháp

bảo vệ bầu không khí

- Động não ( theo nhóm)

- Quan sát

- Điều tra

- Kĩ thuật hỏi – trả lời

- Kĩ thuật biết 3

 

    Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và nội dung các môn học chính khóa trong nhà trường sư phạm về bản chất là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm không chỉ góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên mà điều này quan trọng hơn cả là do tính lan tỏa trong nghề nghiệp nhà giáo để họ còn  truyền đạt đến học sinh của mình sau này.

     Để tích hợp RLNVSPTX với giáo dục KNS cho sinh viên có hiệu quả cần có sự quan tâm đúng mức của thầy cô giáo cũng như nhà trường. Trường sư phạm không nên chỉ chú trọng giáo dục các kiến thức khoa học mà còn phải bồi dưỡng tay nghề cho người học một cách thuần thục, nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó trước những thách thức của  cuộc sống ngày càng cao, cần tích hợp giáo dục KNS cho sinh viên một các hài hòa tự nhiên với nhiều phương pháp đa dạng, giúp sinh viên có thể ứng xử phù hợp, củng cố năng lực hành động có hiệu quả, biết tự khẳng định mình và đánh giá phê phán.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Việt Bắc - Rèn luyện nghiệp vụ su phạm thường xuyên (giáo trình đào tạo giáo viên TH trình độ CĐSP)- NXB Giáo dục 2004.

1

 


2. Hoàng Hòa Bình- Lê Minh châu – Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở TH – NXB Giáo Dục 2011

3.Trần Thời Kiến- Hoạt động thực tiễn và tìm hiểu KNS dành cho học sinh- NXB Giáo dục 2010.

4. Phạm Trung Thanh- Rèn luyện nghiệp vụ su phạm thường xuyên ( giáo trình CĐSP )NXB Đại học 2004.

5. Hải Yến - Rèn luyện kĩ năng sống cho thanh thiếu niên. NXB VHTT 20

 

1

 


 

 

1

 


 

nguon VI OLET