Giáo án âm nhạc lớp 3

 

Tiết 16:                KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC : CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC

GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI

 

Ngày soạn: 11-12-2009

Ngày dạy:

Lớp dạy: 3A, 3B

 

I.Mục tiêu

- HS được nghe câu chuyện và biết nội dung của câu chuyện.

-Qua trò chơi HS biết được tên của một số nốt nhạc.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

-Đọc và tìm hiểu kĩ nội dung câu chuyện.

-Trò chơi

2. Học sinh

-Có đầy đủ dụng cụ học tập

III.Tiến trình lên lớp

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

-Yêu cầu:

+ Cả lớp hát lại bài hát Ngày mùa vui

+ 2 nhóm HS lên bảng biểu diễn bài hát này.

-Nhận xét: Phần trình bày của HS.

3.Bài mới

-Thuyết trình: Giới thiệu bài

Bài học của chúng ta hôm nay có 2 nội dung.Đó là nghe một câu chuyện âm nhạc và tìm hiểu về một số nốt nhạc qua một trò chơi.

-Ghi bảng:               Nội dung 1

KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC.

-Yêu cầu: Đọc câu chuyện

+ 2-3 HS đứng dậy đọc câu chuyện.

-Thực hiện: GV đọc biễn cảm câu chuyện cho cả lớp nghe.

-Hướng dẫn: Tìm hiểu nội dung câu chuyện

* Gv đọc kĩ từng đoạn ngắn và đưa ra những câu hỏi cho HS trả lời.

+ Ở vùng biển Bắc cực thời tiết như thế nào ?

+ Đàn cá heo sống trong khu vực đó có nguy cơ gì ?

+ Biện pháp để cứu đàn cá heo là gì ?

+ Kết quả của biện pháp đó ra sao ?

Báo cáo sĩ số

 

 

Thực hiện

2 nhóm HS biểu diễn

Lắng nghe

 

Lắng nghe

 

 

 

Ghi bài

 

 

 

2-3 HS đọc

Lắng nghe

 

 

 

 

Trả lời: Vùng biển Bắc cực trời rét đậm.

Trả lời: Nguy cơ bị chết vì băng giá.

Trả lời: Dùng tàu phá băng.

Trả lời: Kết quả không được là bao vì các tảng băng lại nhanh chóng liền lại.


 

+ Khi tàu phá băng vào được đến đàn cá thì gặp phải trở ngại gì ?

+ Sau đó người ta nghĩ ra cách gì ?

+ Loại nhạc mà cá heo thích nghe nhất là loại nhạc gì?

+ Cuối cùng tiếng nhạc đã giúp gì cho đàn cá heo ?

 

-Gv kết luận:

Như vậy, âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật.

-Ghi bảng:                     Nội dung 2

GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI

-Hướng dẫn:

GV giơ lòng bàn tay tráu về phía HS :

+ Dùng ngón trỏ của bàn tay phải đặt song song phía dưới ngón út tay trái (tượng trưng cho dòng kẻ phụ) chỉ nốt Đô.

+ Dùng ngón trỏ, chỉ hơi chếch phía dưới sát ngón tay út là nốt Rê.

+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón út tay trái ( tượng trưng cho dòng kẻ 1 của khuông nhạc từ dưới lên trên) là nốt Mi

+Ngón trỏ tay phải chỉ vào khoảng trống giữa ngón út và ngón đeo nhẫn tay trái là nốt Pha ( khe 1 của khuông nhạc).

+ Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón đeo nhẫn tay trái là nốt Son (dòng 2 của khuông nhạc).

-Hướng dẫn: Luyện tập cho HS nhận biết tên của những nốt nhạc đó.

4.Củng cố, hướng dẫn về nhà, nhận xét

a.Củng cố

- Yêu cầu:

+ HS nhận biết lại tên của những nốt nhạc.

b.Hướng dẫn về nhà

- Xem lại 3 bài hát đã học: Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui để tiết sau ôn tập.

c.Nhận xét

Trả lời: Đàn cá nhất định không chịu bơi theo tàu phá băng ra biển.

Trả lời: Cho cá heo nghe nhạc.

Trả lời: Loại nhạc cá heo thích nghe nhất là nhạc cổ điển.

Trả lời: Tiếng nhạc đã giúp cho đàn cá heo bơi ra biển.

 

Lắng nghe và ghi nhớ

 

Ghi bài

 

 

Chú ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luyện tập

 

 

 

Thực hiện

 

Ghi nhớ và thực hiện.

 

 

Lắng nghe.

 

 

nguon VI OLET